*Xin chân thành cám ơn admin page Truyện thần thoại đã cho phép mình tham khảo và sử dụng các bài viết liên quan của page để hoàn thành post này.
Nguồn khác: Dịch và tổng hợp từ Internet.
---------------
Nhân một đêm mưa gió sấm chớp đì đùng vui tai, khi Thất tịch vừa qua và Halloween sắp tới, tự nhiên hứng lên lọ mọ tìm đọc về cái chết, linh hồn, kiếp sau, blah bleh bloh, cũng khá thú dzị :v
Cái chết luôn là một trong những bí ẩn lớn nhất của nhân loại tự cổ chí kim. Nỗi ám ảnh về những gì diễn ra sau khi sự sống chấm dứt luôn đeo bám tâm trí loài người, một loài vốn giỏi tưởng tượng và hư cấu :v Có bao nhiêu tôn giáo, tín ngưỡng thì cũng có từng ấy niềm tin, quan niệm về cái chết. Chả biết là cái nào đúng, vì không thấy ai trải qua rồi mà kể lại để xác thực cả...

Hình tượng người lái đò sông Styx

Lão lực lưỡng
Trong thần thoại Hy Lạp, Charon là người đưa đò trên sông Styx (hay có khi là Acheron) - dòng sông ai oán, ranh giới giữa phàm trần và cõi âm. Nhiệm vụ của lão là đưa linh hồn của người chết đến nơi mà họ thuộc về. Charon thường được mô tả qua hình ảnh một lão già với bộ râu bạc trắng từa tựa Santa Claus, nhưng mặt mũi thì bí xị như đưa đám (:v); hoặc cau có ủ ê, trông rất khó nhằn, và lúc nào cũng làm ra vẽ vội vã. Đôi khi Charon lại xuất hiện với bộ dạng khá ghê rợn: một bộ xương phủ áo choàng kín mít (vì vậy mà đôi khi có sự nhầm lẫn giữa Charon với Grim Reaper), thậm chí là một sinh vật gớm guốc có nửa trên là một thân hình nhăn nheo, già úa, gắn với phần còn lại của cơ thể - chính là chiếc thuyền. 
Thật ra thì Charon chỉ phụ trách phần đường sông trong hành trình đi đến thế giới bên kia. Trước đó, linh hồn sẽ được thần chết Thanatos với đôi cánh đen và một ngọn đuốc trên tay đến đón. Nếu chẳng may bị lạc thì cũng không cần phải cuống lên mà tìm theo dấu lông ngỗng, cứ ngồi đợi khi Hermes đi công tác ngang qua và tiễn bạn nốt phần đường còn lại. Khi đến được bờ sông Styx, bạn sẽ luôn gặp Charon đang lăm lăm mái chèo trên tay chờ đợi.
Tất nhiên chả có cái gì là free, huống hồ đây lại là kế sinh nhai của Lão. Chính vì thế mà người ta có tục nhét một đồng xu obol  vào miệng, kẹp dưới lưỡi người đã khuất; hoặc đặt trong huyệt mộ, để họ có thể trả lộ phí cho Charon. Ở một số nơi khác, người ta dùng tới 2, thay vì 1 đồng obol, đặt lên mắt của người chết. Có lẽ là ở đây thuế suất VAT cao hơn, hoặc có trạm BOT chặn ngay tuyến chính, maybe. 
 The coin, please !
Với ThanatosHermes thì khá là thoải mái, nhưng có 2 điều nên nhớ trước khi chạm mặt Charon:
1/. Không có tiền thì không có kem, Lão đây không quan tâm ai khóc lóc năn nỉ gì đâu nhen. Những linh hồn lỡ dại tiêu hết tiền để mua quà vặt ăn dằn bụng trước khi đến được bến đò của Charon sẽ phải chịu cảnh cuốc bộ dọc theo bờ sông mãi mãi, rồi trở thành những hồn ma vất vưỡng không thể siêu thoát.
2/. Charon chỉ có dịch vụ trung chuyển một chiều, không bán vé khứ hồi dù bạn có trả một túi ba gang đồng obol đi nữa. Cũng phải thôi, bao nhiêu là khách đang đợi sang sông, thuyền thì lại nhỏ, Lão phu chả rảnh đâu mà cứ chở bọn mi đi đi về về.
Đúng là Lão có hơi phũ, nhưng các bạn cũng đừng quá buồn. Thay vào đó hãy lo chuẩn bị các câu trả lời trước khi tới Lều phán xét và đối mặt với các phán quan của địa phủ, điều này sẽ quyết định điểm dừng chân kế tiếp của bạn. Nếu hội đồng phỏng vấn gồm Minos, AiakosRhadamanthys đồng ý rằng bạn là một good guy, bạn sẽ được một vé tới Elysium. Tại thiên đường nghỉ dưỡng hạng sang này, bạn sẽ được uống nước sông Lethe đóng chai, để quên đi mọi phiền muộn của kiếp người (so high), tái sinh, và gặp lại Charon 1 ngày không xa (dù là khách quen cũng không bớt phí). Nếu bạn là dân ba phải, không tốt cũng chẳng xấu, queo-cơm tu cánh đồng Asphodel, nơi chả có quái gì ngoài mấy đám cỏ cây vớ vẩn. Còn nếu có tội, thì cứ tùy nghi mà bạn sẽ phải chịu những hình phạt khác nhau, ăn thính cho đến chết chẳn hạn.

Gâu, woof, guau (chiên, kho, nướng)

Thực ra thì cũng đừng nên quá áp lực làm gì, trùm cuối Địa phủ Hades, nếu xét cho cùng thì rõ là một người tốt bụng. Ở trần gian người ta cấm sinh đẻ, kế hoạch hóa gia đình, hạn chế dân số các kiểu thì ở dưới này, "càng đông càng vui" - Hades bảo - mọi người đều được chào đón tại đây. Mấy lại từ khi cướp được nàng Persephone xinh đẹp về làm vợ, Hades cũng chẳng rảnh rang mà tiếp chuyện với bạn. Thay vào đó, chỉ có Cerberus ngồi trên bờ ngoắc đuôi háo hức chờ đón vị khách tiếp theo mà Charon đưa tới, 3 cái đầu chụm lại bàn xem nên làm món muối xả chiên hay kho quẹt.




Đừng "chết" ở Du'at

Không có Địa ngục hay Thiên đàng, các thế giới của người Ai Cập cổ đại được kết nối với nhau và ranh giới giữa chúng khá mờ nhạt. Một khi chết đi, linh hồn sẽ đi đến Du'at - thế giới bên kia. 
Người Ai Cập cổ đại tin rằng Trái đất có dạng phẳng và dẹt như một chiếc đĩa hình ô-van khổng lồ, bao quanh là đại dương. Mặt úp của chiếc đĩa, chính là thế giới bên kia, nơi cảnh vật được tô điểm bởi những hồ lửa, những hang sâu u tối; nơi các vị thần, cả thiện lẫn ác và các quái vật thần thoại cùng chung vui sinh sống.
...
Theo quan niệm cổ xưa, con người là sự hợp thành giữa linh hồnKa, một dạng phi vật chất mang theo những đặc điểm của bản thể ; và thể xác, phần vỏ bọc, nơi lưu giữ linh hồn - Ba  (không phải là "bã" nhen"). Để có thể đạt được sự sống vĩnh hằng sau cái chết, cả 2 phần này đều phải được giữ gìn nguyên vẹn (chính vì vậy mà họ thực hiện nghi thức thanh tẩy, tẩm liệm và ướp xác hết sức cẩn thận). Hầm mộ của người chết cũng chính là cầu nối giữa địa giới và âm giới. Ngay sau khi nắp hầm đóng lại, chuyến đi khó nhằn của bạn sẽ chính thức bắt đầu. 
Ba của bạn lúc này sẽ hóa thành một chú chim non nho nhỏ, với cái đầu người như cũ (eww). Nghĩa là bạn sẽ được bay đấy, nhưng đừng vội mừng. Không hề có tourguide, bạn sẽ phải tự mình thực hiện chuyến đi gian khó này - cõi Du'at cực kỳ rộng lớn và vô cùng nguy hiểm ! May thay, mỗi ngày thần Mặt trời Ra đều phải đi qua cung đường này để đưa ánh sáng quay lại hạ giới vào sáng hôm sau, và ngài cũng rất tốt bụng khi để lại Bí kíp đi đêm (Guides to the Hereafter) cho những kẻ thờ phụng mình. Chuyến đi dự kiến sẽ kéo dài 12 tiếng, đi qua 12 cánh cổng. Mỗi cánh cổng được canh giữ bởi một con ác quỷ dữ tợn - và để được cho qua, bạn phải gọi đúng tên của từng đứa. Sau khi thông hết 12 trạm, bạn sẽ tìm thấy Sảnh Phán xét, nơi ngự của Osiris - Vua cõi Du'atSau khi được Anubis khám an ninh, bạn sẽ được đưa đến trước Cán cân Công lý và thực hiện Nghi thức Cân tim, dưới sự điều hành của thẩm phán Osiris, thư ký tòa Thoth và bồi thẩm đoàn gồm các vị chư thần (con số khá khác nhau giữa các nguồn, có nơi ghi 12, có nơi ghi 42 hoặc 43).
Các thần kiểm tra micro, Anubis check lại cán cân, Thoth gọt bút chì, và Ammit ngồi sau hóng hớt.
Một bên cán cân là Ma'at, chiếc lông vũ của Sự thật và Công lý - và bên kia, là quả tim - Ib, của người bị phán xét (lưu ý rằng, quả tim được cho là trung tâm của tư tưởng, trí nhớ và cảm xúc, là bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể người. Quả tim là điều kiện cần thiết để có thể tái sinh, vì vậy nó sẽ không bao giờ được phép tách rời khỏi thể xác). Linh hồn sẽ bắt đầu phiên xử bằng việc tự thuật về bản thân, quá trình học tập và công tác... Sau đó các thần sẽ lần lượt hỏi linh hồn về việc có phạm tội hay không. Quả tim nặng trịch của những kẻ nói dối hoặc có quá nhiều tội lỗi sẽ bị Ammit - quái thú đầu cá xấu, thân lai giữa báo đốm (hoặc sư tử) và hà mã - xơi tái ngay lập tức, linh hồn kẻ xấu số sẽ bị đày đọa vĩnh viễn trong quên lãng. Nếu Ib của bạn nhẹ hơn cả lông hồng, chúc mừng bạn với giải thưởng là sự tái sinh. Nếu cán cân thăng bằng, bạn sẽ phải trực tiếp đối mặt với Osiris da xanh và biện hộ cho chính bản thân mình, biết đâu bằng tài hùng biện, bạn có thể tới được Aaru và sống một cuộc sống  kéo dài vĩnh hằng như những ông vua bà chúa.
Nhèm nhèm nhèm, đằng ấy ăn nhiều Cholesteron quá đấy nhé.
Tips: Đọc kỹ hướng dẫn trong Book of the Dead để tránh mọi sai sót đáng tiếc trong chuyến đi, học thuộc Thập nhị ác quỷ danh xưng để qua được trạm, và bỏ ngay cái thói nói phét :v
(còn tiếp...
...
...




...)

The time has come...

Lần này, bạn sẽ chẳng phải đi đâu cho nhọc cả, cứ ngồi yên đợi người đến đón. Grim Reaper rất hân hạnh được phục vụ tận nơi...
Hello from the other side.
Trước tiên xin được làm rõ, Grim Reaper không phải là Thần chết, và cũng không phải là Death trong Tứ kị khải huyền của Kinh Thánh. Cái tên Grim Reaper chỉ mới xuất hiện khá gần đây, vào khoản cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV tại Châu Âu. Đó là thời điểm mà đại dịch Cái chết đen - dịch hạch - bùng phát, giết chết hơn 25 triệu người trên khắp lục địa. Những xác chết với làn da xám ngoét và lở loét vì hoại tử nằm la liệt khắp mọi nơi từ nhà ra ngõ khiến nỗi sợ hãi cái chết trở nên thực tế và gẫn gũi hơn bao giờ hết. Grim Reaper đã xuất hiện như một sự hình tượng hóa cái chết và ngày càng được phổ biến rộng rãi, thâm nhập cả vào trong văn hóa và nghệ thuật.

Không thiện mà cũng chẳng phải tà. Không có một nghi lễ phán xét hay bất cứ sự trừng phạt nào. Không hứa hẹn điều gì về kiếp sau, cũng không có cái quyền định đoạt sinh mệnh của bất kỳ ai, Grim Reaper chỉ đơn giản là người báo tử, đến và lấy đi sự sống một cách âm thầm và lặng lẽ, lạnh lùng phệt dấu chấm hết cho mọi thứ. 
Trầm tĩnh và chuyên cần làm việc là thế, nhưng Grim Reaper lại bị người đời gán cho một ngoại hình khá  là kinh dị. Một bộ xương lêu khêu biết cử động, áo choàng thụng màu đen rách rưới che kín toàn thân, hai hốc mắt trống không sâu hun hút trên hộp sọ trắng ởn. Trong những phiên bản đầu tiên, Reaper được mô tả là mang theo một ngọn giáo hoặc một cái nỏ, và sau này được thay thế bằng hình ảnh lưỡi hái. Còn gì phù hợp hơn khi một công cụ chuyên dùng để cắt hoặc gặt cỏ và ngũ cốc được đặt trong tay kẻ chuyên đi thu hoạch linh hồn - hmmm, perfect.
Khi hạt cát cuối cùng rơi xuống...
Một vật dụng nữa mà Grim Reaper thường mang theo là chiếc đồng hồ cát (sau này được thay bằng hình ảnh chiếc đèn lồng hoặc một pho sách, nhưng gần đây hầu như đã bị lược bỏ hẳn, chỉ còn lại lưỡi hái). Số cát trong bầu chính là thời gian còn lại của một người trên cõi đời. Dòng cát chảy chầm chậm báo hiệu cái chết đang đến rất gần, một sự chờ đợi quá sức ám ảnh và đáng sợ, nạn nhân chỉ còn biết ngồi yên trong vô vọng... 
Hell. It's about time...

Wew... Goodnight, lad'