Hans-Georg Gadamer là một triết gia người Đức đầu thế kỷ 20, nổi tiếng nhất với việc đưa những tư tưởng về thông diễn học (hermeneutics) ra khỏi phạm trù của thần học và tiến tới phạm trù triết học. Những ghi chép dưới đây là của cá nhân mình, chủ yếu trích từ văn bản “Mỹ học và Thông diễn học” của ông năm 1964.
Thông diễn học là lý thuyết về phương pháp phân tích văn bản, ban đầu gắn liền với các văn bản tôn giáo nhưng với sự rẽ hướng của Schleiermacher, Dilthey và sau này là Gadamer và Ricouer, lý thuyết này dần dần phổ quát lên mọi mặt lý thuyết triết học, từ các tác phẩm nghệ thuật tới danh tính, tự sự như là văn bản…

1. Mỹ học và tác phẩm nghệ thuật

Đối với Gadamer, mỹ học không phải trường phái nghiên cứu về các xúc cảm chủ quan đến từ nghệ thuật. Mỹ học là cách nghiên cứu về những gì khách quan thông qua nhận thức chủ quan của ta về nghệ thuật.
Mỹ học cổ điển bao hàm nhiều thứ, bao hàm cả thứ cao cả. Trong mỹ học của Kant, vẻ đẹp tự nhiên là nền tảng cho cảm nhận thẩm mỹ, đặc biệt là “sự yêu thích ngoài bối cảnh” (disinterested pleasure). Nhưng Gadamer cho rằng, vẻ đẹp tự nhiên không nói với chúng ta như cách một TPNT được tạo ra cho con người nói. Vẻ đẹp một TPNT không làm ta vui thích bằng cách thuần mỹ học như vẻ đẹp một bông hoa. Vẻ đẹp nghệ thuật của Kant là một vẻ đẹp được tri thức hóa (intellectualised). Cả vẻ đẹp của một thứ mỹ học không tinh khiết vẫn rất quan trọng. Hegel, ngược lại, cho rằng vẻ đẹp tự nhiên là một phản chiếu của vẻ đẹp nghệ thuật. Khi một thứ trong tự nhiên được cho là đẹp đẽ, nó không chỉ đẹp theo cách bất biến và vô ngôn như một thứ mỹ học tuyệt đối được tạo nên bởi sự hòa hợp của màu sắc và thiết kế như trong toán học. Vẻ đẹp tự nhiên làm hài lòng chúng ta bởi nó được đóng dấu và xác định bởi sự sáng tạo nghệ thuật của một thời thể cụ thể. Vẻ đẹp của một cảnh vật thiên nhiên, ví dụ dãy Anpơ, thay đổi theo thời gian chính là bằng chứng cụ thể cho điều đó. Do vậy, chúng ta có thể sử dụng TPNT để nói về mỹ học và thông diễn học.

2. Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật nằm ở đâu?

Tác phẩm nghệ thuật là cánh cửa của mỹ học. Nhưng tác phẩm nghệ thuật không chỉ là một bài toán có duy nhất một lời giải, hay chỉ có những ý nghĩa đúng đắn duy nhất cố định, mà chúng ta có thể xem xét và “rút ra bài học” sau khi chiêm ngưỡng đủ, có đủ kiến thức về tác phẩm nghệ thuật. Trên thực tế, một tác phẩm nghệ thuật, tự nó, luôn có tính mời gọi thông diễn học. Giống Hegel coi nghệ thuật là một dạng thể của tinh thần tuyệt đối (absolute spirit), một hình thức của tinh thần không có gì xa lạ hoặc không cứu vãn nổi xuất hiện, ở đó không có sự ngẫu xuất (contingency) của thực tế, không có sự khó hiểu của cái chỉ được cho (unintelligibility of what is merely given). Giữa khán giả ở bất cứ thời đại nào và tác phẩm nghệ thuật cũng tồn tại một mối quan hệ đồng thời tuyệt đối (absolute contemporaneousness), mặc cho những thay đổi của lịch sử. Do đó, thực tế của tác phẩm nghệ thuật (the reality of the work of art) và khả năng biểu hiện của nó (expressive power) không thể chỉ hiểu trên góc độ lịch sử, khi khán giả là người cùng thời với nghệ sĩ.

Giá trị của Tác phẩm nghệ thuật (TPNT), do vậy, luôn vượt qua ý tưởng và khái niệm ban đầu của tác giả. Dù đây là sự thiên tài cố tình của tác giả nghệ thuật hay từ ý thức của khán giả, ý thức thẩm mỹ có thể được hiểu như TPNT truyền đạt chính nó. Nói chung, vẻ đẹp của TPNT không chỉ nằm trong bối cảnh thời gian hay ý đồ tác giả, mà chính TPNT có thể truyền tải được vẻ đẹp thẩm mỹ của nó đến với người xem ở mọi thời điểm. Gadamer đặt ra câu hỏi, thận chí tính chất của một TPNT có phải nằm ở chỗ nó có mở ra vô hạn những khả năng diễn đạt hay không.

----

3. Tầm quan trọng của thông diễn học để hiểu tác phẩm nghệ thuật

Nếu hiểu TPNT như một văn bản có thể mở ra vô hạn khả năng diễn đạt, thì thông diễn học là lý thuyết trọng yếu để nghiên cứu về nghệ thuật. Thông diễn học mỹ học (hermeneutical aesthetic) không phải là lý thuyết quy phạm về thẩm mỹ mà là lý thuyết diễn tả trạng thái nhận thức về tác phẩm nghệ thuật tới người thụ hưởng tác phẩm nghệ thuật.
Ở đây, nếu xét về lý thuyết thông diễn học truyền thống, coi nhiệm vụ của thông diễn là làm cầu nối giữa khoảng cách cá nhân hoặc lịch sử với các tâm trí (trong dòng thời gian, ví dụ trí thức người cổ đại) thì kinh nghiệm về nghệ thuật sẽ rơi hoàn toàn bên ngoài đó. Tuy nhiên, Gadamer bác bỏ quan điểm thông diễn học cổ điển này. Ông cho rằng, tác phẩm nghệ thuật là thứ nói thẳng với ta nhất, và tính thẩm mỹ của tác phẩm nghệ thuật không thể chỉ được gói gọn trong những ý tưởng ban đầu của tác giả, và như Gadamer tuyên bố, “không thể được diễn dịch một cách thỏa đáng chỉ bằng kiến thức khái niệm”. Một tác phẩm nghệ thuật không chỉ có một tầng nghĩa duy nhất, nằm ngoài chính nó và bất biến với thời gian và luôn nằm theo dự định của tác giả. Gadamer nói, “tác phẩm nghệ thuật không thể chỉ là một phương tiện truyền của ý nghĩa” hay “một "kỳ vọng hoàn thiện về mặt ngữ nghĩa (expectation of a semantic fulfilment)” để rồi nó có thể nằm trong sở hữu của ta. Tác phẩm nghệ thuật không thể được hiểu theo trường phái duy tâm chủ quan như vậy.

Góc nhìn thông diễn học thật sự rất toàn diện, từ đó nó bao hàm cả vẻ đẹp của tự nhiên và nghệ thuật. Mọi phương diện truyền thống đều thuộc thông diễn học, bởi thông diễn học có nghĩa là cách con người tự hiểu chính mình và hợp nhất sự hiểu của mình với sự hiểu của thế giới. Truyền thống bao gồm cả những tổ chức lẫn sinh thể cũng như văn bản. Trên hết, đối diện với một TPNT là toàn bộ quá trình liên quan đến giá trị con người trong truyền thống. Tác giả của một TPNT có thể mong một ý nghĩa nhất định cho khán giả thời đại của họ, nhưng ý nghĩa thật sự của một TPNT nằm ở việc nó CÓ THỂ nói gì, và điều này vượt qua ngoài giới hạn lịch sử. Nếu hiểu như vậy, một TPNT mang một giá trị vượt thời gian.

----

4. Liệu có thể phân tích một TPNT theo mọi cách ta muốn?

Tuy nhiên, dù mở ra vô hạn diễn giải, điều này không có nghĩa là quá trình phân tích thông diễn không đòi hỏi quá trình hiểu, hoặc nó đánh mất các giá trị truyền thống. Dù cách hiểu thông diễn học không cần được hiểu chỉ theo nghĩa lịch sử của nó mà tạo ra một sự toàn hiện vĩnh viễn, không phải mọi cách hiểu đều đúng. Chúng ta không có quyền phân tích TPNT theo những thứ theo sở thích của mình vào một thời điểm nhất định của lịch sử. TPNT đòi hỏi việc áp dụng một tiêu chuẩn phù hợp (appropriateness). Kant đã chính xác khi nói hiệu lực phổ quát (universal validity) là cần thiết cho sự đánh giá khả năng thưởng thức (judgement of taste), mặc dù sự công nhận giá trị TPNT không thể viện đến lý tính (reason) (nghĩa là Gadamer phản đối lý tính này ở Kant). Điều này giữ đúng cho mọi giải thích về các tác phẩm nghệ thuật. Nó giữ đúng cho việc diễn giải liên tục của người nghệ sĩ hoặc người xem, cũng như đối với khoa học.

Tóm lại, ý của Gadamer là mọi tác phẩm nghệ thuật của mọi trường phái, thậm chí mọi truyền thống đều nằm trong phạm trù của thông diễn học. Thông diễn học khiến cho việc diên giải một TPNT không còn bị níu giữ bởi các giá trị mà tác giả muốn gửi gắm nguyên bản, mà mở ra một trường ý nghĩa vượt thời gian mà tự tác phẩm mang đến cho người xem ở mọi thời kỳ. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là mọi cách suy diễn về TPNT đều có thể được công nhận mà cần phải có một sự nhất trí phổ quát, dù sự nhất trí này không dựa trên lý tính như Kant nghĩ.

----

4. Liệu thông diễn TPNT nằm ngoài ý đồ ban đầu của tác giả có phải hướng đi đúng?

Có thể đặt câu hỏi phản bác Gadamer rằng, việc nói rằng một TPNT có thể mở ra vô vàn cách hiểu khác nhau liệu có nằm trong một thế giới thứ cấp của việc cảm nhận thẩm mỹ hay không? Hoặc, việc thông diễn một TPNT nằm ngoài ý đồ ban đầu của tác giả có phải hướng đi đúng?
Trả lời câu hỏi này, chúng ta phải nhận thấy rằng, ngay từ khởi thủy của một TPNT, không phải là một TPNT mang toàn bộ chức năng sống trong bối cảnh xã hội hoặc văn hóa hay sao? Và không phải chính bối cảnh xã hội văn hóa này đã tạo nghĩa toàn diện cho TPNT? Liệu có phải một TPNT mất toàn bộ giá trị lịch sử và mong muốn ban đầu của TPNT khi được chuyển tới thời đại của chúng ta, và chỉ còn là một tạo phẩm thẩm mỹ? “Để nói điều gì đó” có phải chỉ là những phép ẩn dụ đơn giản có căn cứ vào một giá trị định dạng thẩm mỹ chưa xác định là sự thật? Hoặc ngược lại, liệu giá trị thẩm mỹ của sự hình thành (aesthetic quality of formation) chỉ là điều kiện cho thực tế là một TPNT mang giá trị gì đó trong chính nó và nó có khả năng nói gì với chúng ta? Đây là những vấn đề của mỹ học và thông diễn học.
Thông diễn học, từ thời Lãng mạn Đức, đã trở thành công cụ để tránh sự hiểu nhầm, đặc biệt là tránh việc hiểu những văn bản được trích dẫn quá nghiêm ngặt về mặt câu chữ, quá trực tiếp như cách Phong trào Kháng cách đã làm, khiến người ta chỉ quan tâm tới cách giải kinh thánh của riêng mình, bỏ qua các cách giải thích truyền thống. Với định nghĩa này, thông diễn học có được một vùng mà về nguyên tắc, nó đạt đến mức độ biểu đạt ý nghĩa (expression of meaning) như vậy. Biểu đạt ý nghĩa trước hết là biểu hiện ngôn ngữ. Nếu chúng ta nhớ lại nguồn gốc của thông diễn học, rõ ràng là chúng ta đang xử lý ở đây với một sự kiện ngôn ngữ, với một bản dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, và do đó với mối quan hệ của hai ngôn ngữ. Nhưng trong chừng mực chúng ta chỉ có thể dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác nếu chúng ta đã hiểu ý nghĩa của những gì được nói và xây dựng lại nó trong phương tiện của ngôn ngữ kia, việc hiểu ngôn ngữ đã được coi là tiền giả định, tức là công cốc. (Nguồn gốc của thông diễn học đã đề cập ở đầu bài. Ngoài ra, Hermeneutics lấy tên từ thần Hermes, vị sứ giả và người truyền tin vĩ đại của Hy Lạp).

Do đó, để nói về thẩm mỹ và thông diễn là nói về ngôn ngữ của nghệ thuật. Mọi cách diễn đạt có thể hiểu được đều dựa trên các tính chất của ngôn ngữ. Mọi kinh nghiệm của thế giới đều được diễn đạt thông qua ngôn ngữ. Một truyền thống không phải một ngôn ngữ, nhưng có khả năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ. Do đó, một TPNT, trừ những tác phẩm là chính ngôn ngữ, cũng nằm trong dãy truyền thống phi ngôn ngữ này. Thế nhưng sự hiểu những trải nghiệm nghệ thuật lại khác với sự hiểu những công cụ hoặc phương pháp truyền thống được truyền lại tới chúng ta từ quá khứ.

---

5. Vậy làm thế nào để thông diễn được một tác phẩm nghệ thuật?

Có thể phân biệt giữa nguồn gốc (source) và dấu tích (vestiges) theo cách hiểu thông diễn của Droysen. Dấu tích là những mảnh vụn quá khứ còn tồn tại, trợ giúp ta hiểu những trí tuệ tàn tích của thế giới. Nguồn gốc tạo thành từ truyền thống ngôn ngữ, và do đó chúng phục vụ cho sự hiểu biết của chúng ta về một thế giới được diễn giải bằng ngôn ngữ.
Theo Droysen: Nguồn gốc được lưu lại với mục đích hồi tưởng (recollection). Một tượng đài (monuments) là sự kết hợp của cả dấu tích và nguồn gốc, và Droysen cho đó là một TPNT thuộc mọi loại trường phái, tương tự như tài liệu, xu… Có thể với các nhà sử học thì thế thật, nhưng thực chất các TPNT là một tài liệu lịch sử không nằm ở ý đồ của nó hay là ý nghĩa mà nó có được khi được trải nghiệm. Dù chúng ta nói về một tượng đài như một TPNT đi nữa thì từ đầu nó cũng không có ý định trở thành một tài liệu. Một ví dụ rõ ràng là các sản phẩm hội hoa, tranh tượng thời Phục hưng được trưng ở bảo tàng hiện đại bây giờ chưa bao giờ được tạo ra để trưng bày trong không gian bảo tàng.
Có một sự thật chắc chắn khẳng định rằng tính lâu dài là điều cần thiết cho mọi tác phẩm nghệ thuật - tất nhiên, trong nghệ thuật nhất thời, chỉ ở dạng tính lặp lại của chúng. Tác phẩm thành công ‘đứng vững’. (Ngay cả nghệ sĩ ca nhạc cũng có thể nói điều này về hành động của mình). Tuy nhiên, ý đồ lưu giữ hình ảnh của một thứ như ý đồ trong các tài liệu không nằm trong một TPNT. Chúng ta không muốn đề cập đến bất cứ thứ gì đã từng bằng việc trình bày, bởi có quá ít minh chứng là mong muốn của một tác phẩm là vĩnh viễn, do ảnh hưởng bởi cả thái độ và cách thưởng thức của thế hệ sau. Dù thế nào, TPNT không nói với chúng ta như cách những tàn dư (remnants) của quá khứ nói với người nghiên cứu lịch sử hoặc những tài liệu lịch sử nói về điều gì vĩnh viễn. Khi chúng ta nói về ngôn ngữ của TPNT, chúng ta nói về chính thứ ngôn ngữ mà TPNT truyền tải tới chúng ta, dù có trong ngôn ngữ hay không. TPNT nói điều gì đó vô cùng riêng tư với mỗi chúng ta, ngay lập tức và đương thời. Do đó, nhiệm vụ của ta là hiểu được ý đồ của TPNT và làm rõ điều đó với người khác. Việc thông diễn một TPNT, do đó, phải bén rễ trong việc tự hiểu của mỗi người.
Chúng ta có thể kết luận rằng, thông diễn đã bao gồm mỹ học. Thông diễn làm ngắn khoảng cách trí tuệ mỗi người và làm lộ ra những điểm khác biệt từ tâm trí người khác. Nhưng tiết lộ những gì không quen thuộc không có nghĩa chỉ đơn thuần là tái tạo lại “thế giới” về mặt lịch sử mà tác phẩm có ý nghĩa và chức năng ban đầu của nó. Nó còn phải là quá trình hiểu tác phẩm nói gì với mình, hơn là chỉ tuyên bố và làm rõ. Dù cái gì nói với chúng ta cũng giống như một người khác nói với chúng ta, nó lạ lẫm ở chỗ nó vượt qua chúng ta. Ở mức độ này, có một ngoại lai kép trong nhiệm vụ hiểu biết, mà trên thực tế là một ngoại lai giống nhau. Nó không chỉ nói điều gì đó, mà ai đó nói điều gì đó với người khác. Hiểu một bài nói không có nghĩa là hiểu từng từ. Hiểu những thứ trong ngôn ngữ cổ đại đã khó, nhưng vẫn còn khó hơn để ai đó nói gì với chúng ta, dù chúng ta hiểu được luôn. Chúng ta không thể hiểu được nếu chúng ta không muốn hiểu, nghĩa là không muốn có thứ gì đó được nói ra. Sẽ là một sự trừu tượng không thể chấp nhận được khi cho rằng trước tiên chúng ta phải đạt được sự đồng điệu với tác giả hoặc độc giả ban đầu bằng cách tái tạo lại chân trời lịch sử của anh ta trước khi chúng ta có thể bắt đầu hiểu được ý nghĩa của những gì được nói. Một loại dự đoán về ý nghĩa hướng dẫn nỗ lực để hiểu ngay từ đầu. Chúng ta, như Gadamer nói, cần phải có một cái nhìn tích cực chủ động và mở vào một TPNT để hiểu được ý nghĩa của nó.
Đây là bài học quan trọng nhất của Gadamer về việc hiểu tác phẩm nghệ thuật. Một tác phẩm nghệ thuật chắc chắn không thể chỉ có một cách hiểu, và chắc chắn cách người tạo ra nó cũng sẽ hiểu khác với người hiện đại ngắm nhìn nó, thậm chí đôi khi họ còn không muốn tác phẩm của mình là vĩnh viễn. Tuy nhiên, việc nhìn ra một tác phẩm nghệ thuật và tính thẩm mỹ ũng như nghệ thuật trong đó nằm trong chính việc tìm hiểu, bồi đắp ý thức của con người khi đứng trước TPNT. Có thể hiểu chúng ta đang trong một cuộc trò chuyện liên tục với TPNT và cuộc trò chuyện này chỉ bị giới hạn bởi khả năng tri thức và cảm thụ của ta.
---

Kết luận.

Trải nghiệm nghệ thuật không chỉ hiểu những những gì nhận ra được, như cách thông diễn học lịch sử xử lý văn bản. Một TPNT có khả năng nói gì đó đối diện với chúng ta. Đây chính là sự ngạc nhiên về ý nghĩa của những gì được nói. “So true, so filled with being” là một nhận xét không thể diễn đạt theo cách khác được. Mọi thứ quen thuộc đều bị làm lu mờ đi. Để hiểu một TPNT, do đó, là một sự tự đối chiếu. Nhưng như một cuộc gặp gỡ với cái đích thực, như một sự quen thuộc bao gồm cả sự ngạc nhiên, trải nghiệm nghệ thuật là trải nghiệm theo nghĩa thực và phải làm chủ luôn nhiệm vụ mà trải nghiệm bao gồm: nhiệm vụ hòa nhập nó vào tổng thể của định hướng riêng của một người. tới một thế giới và sự hiểu biết về bản thân của một người. Ngôn ngữ của nghệ thuật được cấu thành đặc biệt bởi sự thật là nó có khả năng nói với sự tự-hiểu của mỗi người, và nó làm điều này bằng cách tồn hiện liên tục trong tính đương thời của nó. Tính đương thời tính là cái khiến nó thể hiện được trong ngôn ngữ. Mọi thứ phụ thuộc vào cách một thứ khác được nói (Everything depends on how something is said). Nhưng cũng không có nghĩa là chúng ta nên phản chiếu lại công cụ chúng ta dùng để biểu đạt chúng. Ngược lại, điều gì càng được nói ra một cách thuyết phục thì sự độc đáo và kỳ dị trong tuyên bố của nó dường như càng hiển nhiên và tự nhiên, nghĩa là nó tập trung sự chú ý của người được đề cập hoàn toàn vào những gì được nói và ngăn cản anh ta. chuyển sang sự khác biệt thẩm mỹ xa. Trái ngược với ý định thực sự, nhằm vào những gì được nói, việc suy ngẫm về phương tiện của tuyên bố thực sự luôn là thứ yếu và nói chung bị loại trừ khi con người nói chuyện trực tiếp với nhau. Vì những gì đã nói không phải là một cái gì đó tự thể hiện như một loại nội dung của phán đoán, trong hình thức lôgic của một phán đoán. Đúng hơn, đó là những gì chúng ta muốn nói và những gì chúng ta sẽ cho phép nói với chúng ta. Sự hiểu biết không xảy ra khi chúng ta cố gắng chặn những gì ai đó muốn nói với chúng ta bằng cách tuyên bố rằng chúng ta đã biết điều đó.
Những cách nhìn nhận này hoàn toàn đúng với ngôn ngữ nghệ thuật. Thường không phải tác giả nghệ thuật nói. Giá trị nghệ thuật vượt qua giá trị mà tác giả nói và nằm trong sự thặng dư ý nghĩa (excess of meaning) nằm trong TPNT. Đúng hơn, chỉ sự mở rộng quan điểm thông diễn học này để bao gồm ngôn ngữ nghệ thuật đã làm cho chúng ta thấy rõ ràng rằng tính chủ quan của hành động ý nghĩa chỉ đủ để biểu thị đối tượng của điều kiện bất định. Chúng ta tìm hiểu sự thật này với sự rõ ràng thuyết phục không chỉ từ kinh nghiệm nghệ thuật (như đã giải thích ở trên), mà còn từ sự hiểu biết về lịch sử. Vì nhiệm vụ thực sự của nghiên cứu lịch sử không phải là để hiểu những ý định chủ quan, kế hoạch và kinh nghiệm của những người có liên quan đến lịch sử. Đúng hơn, đó là một ma trận lớn về ý nghĩa của lịch sử phải được hiểu và điều đó đòi hỏi nỗ lực giải thích của nhà sử học. Những ý định chủ quan của con người đứng trong tiến trình lịch sử hiếm khi hoặc không bao giờ đến mức mà việc đánh giá các sự kiện lịch sử sau này xác nhận đánh giá của họ đối với người đương thời.