Một vài điều về 'Một vành đai, một con đường'
“Một vành đai, một con đường” là sáng kiến của Trung Quốc lấy cảm hứng từ con đường tơ lụa xưa, đó là hệ thống các tuyến đường buôn...
“Một vành đai, một con đường” là sáng kiến của Trung Quốc lấy cảm hứng từ con đường tơ lụa xưa, đó là hệ thống các tuyến đường buôn bán cách đây nhiều thế kỷ giữa châu Âu và châu Á, giữa Đông và Tây. Vành đai kinh tế trên bộ gồm 6 hành lang lớn, kết nối châu Âu và Trung Quốc.
Hành lang đầu tiên bắc qua Mông Cổ, Nga
Hành lang thứ hai là hệ thống cầu đường chạy ngang lục địa Âu-Á qua Kazakhstan
Hành lang thứ ba nối Tân Cương với Trung Á và Tây Á
Hành lang thứ tư nối Trung Quốc với Pakistan xuống Ấn Độ dương
Hành lang thứ năm chạy ngang qua Bangladesh, Myanmar , Ấn Độ
Hành lang cuối cùng từ Vân Nam xuống Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan
Còn con đường tơ lụa trên biển sẽ nối liền mặt biển Đông Nam Á qua Ấn Độ dương tới châu Phi và Địa Trung hải
Điều gì khiến anh hàng xóm của chúng ta đề ra sang kiến này? Anh hàng xom to con này nổi tiếng suy nghĩ sâu xa từ hàng ngàn năm, một mũi tên khi bắn ra thì phải trúng 2,3 hay nhiều con chim cùng lúc nên không thể có chuyện họ làm một dự án chỉ một cái mục tiêu đơn gian nào đó. Bằng sự hiểu biết hạn hẹp của mình thì mình xin chỉ ra một vài mục đích mà Trung Quốc hướng đến.
Mục tiêu đầu tiên mà có thể Trung Quốc hướng đến là an ninh quốc gia.
Tại sao lại là an ninh quốc gia. Các bạn hãy xem ảnh sau để thấy được con đường biển huyết mạch của cả khu vực Đông Nam Á và Đông Á
Theo như thống kê của https://chinapower.csis.org thì khoảng 70% giá trị hàng hóa toàn thế giới được vận chuyển trên biển và ước tính khoảng 1/3 khối lượng này được đi qua Biển Đông. Như vậy để xuất hàng hóa sang châu Âu hay nhập tài nguyên từ Trung Đông hay châu Phi thì Trung Quốc gần như bắt buộc phải đi qua Biển Đông tới eo biển Malacca qua Ấn Độ Dương tới các địa điểm trên.
Tiếp đến trị giá hàng hóa Trung Quốc xuất sang EU cụ thể năm 2017 là 374,8 tỉ € nếu tính theo giá trị trung bình khoảng 70% giá trị hàng hóa toàn thế giới vận chuyển trên biển thì giá trị hàng hóa xuất sang EU qua Biển Đông là vào khoảng 243,46 tỷ €. Tiếp đến nhìn vào bản đồ những vùng biển được khoanh đỏ là những vùng quan trọng thì Trung Quốc đều không có căn cứ hải quân ở đấy thì việc kiểm soát các vùng biển quanh eo biển Malacca là điều không thể.
Nếu chăng may nổ ra chiến tranh giữa Trung Quốc và một nước nào đấy gần khu vực Malacca thì nước đó có thể chặn đứng hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc trên đường tiền vào Malacca và điều đó xẽ làm toàn bộ kinh tế Trung Quốc điêu đứng. Vậy thì vân chuyển vòng qua Úc thì sao, hãy nhìn vào hình số 2 để có cái nhìn trực quan. Nếu vòng qua Úc thì chi phí đội lên quá nhiều khi đến được EU dẫn đến giá cả tăng cao thì liệu EU có còn mua hàng của Trung Quốc?
Ngoài vấn đề xuất khẩu thì vấn đề tiếp theo là nhập khẩu dầu mỏ. Nhìn vào biểu đồ thì ta thấy nếu Trung Quốc nhập dầu mỏ từ Trung Đông thì gần như chắc chắn là phải đi qua eo biển Malacca.
Như vậy nếu dầu mỏ bị chắn đứng thì Trung Quốc lấy đâu ra nhiên liệu cho tàu chiến cho giao thông để vận chuyển hàng hóa ? Do đó việc Trung Quốc đang tăng tỷ trọng việc nhập dầu mỏ ngoài khu vực Trung Đông để giảm thiểu rủi roc ho họ, nhìn vào hình 6 chiều dài các cột màu xanh tăng qua các năm cho thấy điều đó. Như vậy việc Trung Quốc tạo nên vành đai với 6 hành lang kinh tế là để tránh được rủi ro nếu chiến tranh có xảy ra thì họ vẫn có thể xuất khẩu hàng hóa vẫn có thể nhập khẩu nguyên liệu để duy trì nền kinh tế.
Mục tiêu tiếp theo có thể là cải thiện kinh tế khu vực phía tây
Nhìn vào bản đồ buổi tối của trái đất có thể thấy nhưng vùng sáng nhất là nơi tập sự trung phát triển nhất. Các khu vực gần biển là những khu vực sáng nhất trên bản đồ Trung Quốc càng vào sâu trong đất liền thì ánh sáng càm giảm và đến phần phía tây sâu bên trong nội địa của Trung Quốc thì tắt hẳn(hình vẽ không được chính xác mong các bạn thông cảm). Các hành lang của chiến lược “một vành đai” bắt đất từ các tỉnh nội địa trung tâm và phía Tây của Trung Quốc. Các kết nối hạ tầng của chiến lược giúp kết nối các tỉnh nội địa trung tâm và phía tây, nơi vốn có mức lương thấp, với các thị trường mới ở nước ngoài sẽ giúp thúc đẩy một sự dịch chuyển các ngành kinh tế ở các tỉnh duyên hải ngược lên các tỉnh này. Vùng phía tây tối om đó là nơi sinh ra các vụ bạo động lớn chình là Tân Cương do sự nghèo đói của người Duy Ngô Nhĩ dẫn đến những điều không mong muốn. Trung Quốc đang cải thiện hố ngăn cách về xã hội và kinh tế giữa các tỉnh duyên hải và nội địa của họ. Việc tích hợp về kinh tế của các tỉnh phía Tây Trung Quốc với hệ thống các chuỗi giá trị của thế giới thông qua các liên kết thương mại với các đối tác láng giềng giúp tăng cường khả năng chống khủng bố, ly khai và cực đoan tôn giáo trong khu vực, đặc biệt là vùng Tân Cương và đồng thời giảm sự di dân đến các thành phố ven biển.
Cuối cùng Trung Quốc muốn tạo ra một hệ thống quyền lực ở châu Á
Trung Quốc đang dùng tiền của mình để kéo các nước xung quanh con đường tơ lụa phụ thuộc vào họ bằng cách Trung Quốc thường hay làm là đầu tư quy mô lớn vào các quốc gia vốn không có khả năng để trả nợ và nếu Trung Quốc có thể khiến một quốc gia rơi vào tình trạng nợ nần trầm trọng đến mức nó không thể trả hết số nợ, thì Trung Quốc sẽ lấy cái gì khác đổi lại như ….một bến cảng chẳng hạn. Sau khi có được những vị trí chiến lược quan trọng Trung Quốc bắt đầu cho sự hiện của quân đội ở những vị trí đó. Như vậy Trung Quốc đang từ từ cho thấy sự hiện diện cả về kinh tế lẫn quân sự ở khắp châu Á nhằm tạo ra một hệ thống quyền lực mới đặt trọng tâm tại Bắc Kinh.
Vì kiến thức của mình hạn hẹp nên bài viết chưa sâu sắc. Rất mong nhận được các ý kiến khác nhau từ bạn đọc.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất