Một chút khủng hoảng tuổi 17 và con đường cứu lấy tương lai của tôi.
nhẹ nhàng thôi, tập trung vào đôi chân của chính mình nhé.
Nội dung là tâm tư của 1 học sinh học trường THPT nhỏ ở một thành phố nhỏ, sống trong một gia đình bình thường không quá khá giả, có bố mẹ làm công chức nhà nước, có 1 chị gái và 1 em trai, có cả áp lực tuổi 17.
"Giờ ai eo 6.5 là xưa rồi, mấy trường đầu cao không dùng điểm này đâu", "mày ai eo 8 chấm thì còn may ra...", "Bây giờ phải thi đánh giá năng lực thôi, cho an toàn còn có một chân trên thềm đại học...", " Con cố mà đạt điểm cao cái thi ai eo này, cho nó an toàn, để còn xét tuyển thẳng vào đại học", " Bạn A ai eo 7.5 trong 3 tháng, bạn B 1 tháng đã lên được 8. speaking, bạn C từ 4. đã lên 8. chỉ trong nửa năm,....", " 8. ai eo rồi, hạnh phúc quá, mọi cố gắng của mình đã được đền đáp", " Bây giờ ai chả có bằng ai eo, điểm cao hay thấp thôi,...", "Các bạn không trên 7., 7.5, 8. thì coi như bạn kém vaicachuong", "Em học sinh lớp abc(a,b,c cấp 2 hay cấp 1...) ai eo 7 chấm"... và còn vô vàn lời nữa nhưng đến đây các bạn chắc cũng đã biết, khủng hoảng tuổi 17 của mình, không chỉ có áp lực điểm thi tuyển sinh đại học, mà còn có cả 1 tấm bằng IELTS, nhưng chấm phải cao. Từ bao giờ, điểm số học tập luôn là một nỗi lo cho mọi thế hệ học sinh, và áp lực nhất có lẽ luôn là học sinh sắp tham gia kì thi chuyển cấp, đặc biệt hơn, là những bạn đang chuẩn bị thi đại học như mình, à mà, có còn gọi là thi đại học nữa không hay là kì thi tốt nghiệp thông thường, một học sinh bình thường, không cần vắt óc học vận dụng-vận dụng cao, cũng có thể đạt được 25,26 điểm. 2 năm trước, chỉ cần có cái 6.5 ai eo đã là rất cao, rất an toàn, rất được chào đón. Nhưng giờ, 6.5 cũng chỉ là một cái mốc nhỏ bé để 1 học sinh đạp lên rồi cố gắng thật nhiều để chạm vào con số 8, 9. Xung quanh mình, từ năm ngoái đến năm nay, mọi người đều 7., 7.5, 8.; rồi, các bạn còn tham gia cả những kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, lao đầu vào học và những việc gì trường giao cho lớp cũng đổ lên những đứa như mình. Vậy, những đứa như mình, là những đứa nào? Mình tự định nghĩa bản thân, một đứa có đam mê học tập, đam mê rèn luyện sức khỏe tâm hồn và thể chất, ăn uống ngon, ngủ 6h một ngày,... Nhưng mà, mình cũng là đứa, chưa có bằng ai eo, không tham gia kì thi học sinh giỏi. Trong lúc này, lớp mình có duy nhất 8 học sinh không tham gia thi hsg bao gồm cả mình, năm ngoái cũng thế, trong lúc các bạn khác cố gắng hết mình để có được 1 cơ hội tốt hơn, sau đó thì có thể xét học bạ và vào các trường danh tiếng; thì mình lại ngồi đây, procrastinate :>>>. Có 1 lúc, mình áp lực quá, chỉ biết ngồi khóc và mong mình đừng nghĩ nhiều nữa vì mỗi người đều có 1 cuộc đời riêng, hãy thôi so đo tính toán, và hãy nhẹ nhàng với chính mình. Nhưng xong mình lại xem được bài nói trên ted talk, hãy biến áp lực thành bạn, và mình đọc được một bài viết trên facebook của weibo vietnam, cũng nói về áp lực và sống nhẹ nhàng với nó, bỗng dưng mình cảm thấy trái tim mình ổn định hơn rất nhiều. Sau đó, mình quyết định nghĩ là, ờ được rồi, không có áp lực thì không phải học sinh. Mình ngồi phân tích cái cơ chế tuyển sinh 1 lúc, phát hiện ra, mình có 1 năm học sinh tiên tiến rồi, nên không xét được học bạ nữa. Tức là thế nào, mình sẽ có 3 cách đó chính là:
1. All in vào kì thi trung học phổ thông quốc gia(1 thứ mà sẽ khá là nguy hiểm khi tỉ lệ chọi cao, chỉ tiêu ít do chất lượng học sinh không quá đảm bảo)
2. Thi kì thi đánh giá năng lực do đại học quốc gia tổ chức ( mình thấy nếu ở miền bắc thì điểm trên 110 là an toàn :>)
3. Xét bằng điểm IELTS kết hợp điểm thi thpt quốc gia(thì với cái này thì sẽ là điểm IELTS càng cao thì càng được cộng nhiều hoặc càng là lợi thế và cộng thêm cả điểm toán và 1 môn nữa)
Khảo sát một hồi thì mình thấy là, như ai đó từng nói, mình không nhớ rõ nhưng mà chính là chọn con đường ít người đi. Vậy thì lại cần phân tích, trong 3 con đường này, con đường nào ít người đi nhất? Tại sao phải tìm đường, bởi Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã để lại bài học cho hậu thế, rằng, làm gì tốt, thì trước nhất, là phải xác định được 1 con đường đúng đắn, đơn cử là con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Mình thấy quá trình tìm đường của mình khá là gian nan( nếu mình làm xong bài tập toán và tiếng anh và văn và IELTS thì mình sẽ kể cho mọi người hen ::>>>), và đến bây giờ, mình như Bác khi đã tìm được con đường giải phóng vậy, nhưng không phải đất nước mà là chính mình.
Bàn về con đường thứ 3, liệu nó có hợp với mình không, thì để mình phân tích sơ lược một chút. Cả nước mình có khoảng 90 trường cấp 3 chuyên, mà mọi người luôn có thể biết được chất lượng học tập và môi trường giáo dục ở nơi này rồi đúng hăm :>>. Bạn mình học chuyên anh, bảo 8. ai eo trong lớp chuyên của nó chính là điểm thấp. Thì ngoài lớp chuyên anh, bạn khác của mình học lớp chuyên hóa, nhưng lại giỏi cả tiếng anh, sương sương con bé cũng 7.5 :>>. Mà 2 đứa nó còn học với cả một lớp toàn những đứa khủng như thế, thì mình có một phép tính chủ quan, là: coi như 100% lớp chuyên anh và 90% học sinh cận chuyên anh thi ielts và được 7.5 đổ lên, các lớp chuyên khác hay cận chuyên thì tầm nửa lớp. Còn với đầu vào cao ở trường mình như lớp mình, thì tầm 1/3 lớp đã học Ielts, 1/4 lớp đạt 7., 7.5, 8.., lớp A2 thì ít hơn nhưng cũng tầm 1/4 bạn học, A3 ít hơn thì sương sương cũng từ 1/4 - 1/5 bạn học, A4 thì cũng có 1/4 - 1/5 bạn học. Đấy chỉ tính riêng trường mình, còn những trường thường(không phải trường chuyên) thì tính tổng quan lại quanh khối mình có khoảng 320 học sinh, rộng rãi thì khoảng 60 bạn học thi Ielts, mà đã thi ielts thì tội gì mà không chọn phương thức 2 để xét điểm đúng hông mọi ngừi, sau khi có bằng ielts thôi thì đã có cảm giác rất an toàn rồi, sau đó theo mình nghĩ thì các bạn(không phải đa số, do khi đang ở trong trạng thái an toàn thì mình thấy mọi người bớt liều lĩnh hơn), khi đó, việc chọn thi, xét điểm theo khối và điểm thi cũng sẽ thấp hơn do khoảng 1/2 học sinh đã đạt được nguyện vọng, không cần quá cao bởi theo mình quan sát, những học sinh ở những lớp kém hơn hiếm ai hoài bão và thực sự cố gắng, tất nhiên là có, nhưng ít nên mình tính theo số rộng là 1/2 bạn trong khối mình ở trường mình mà mình cần đối phó nếu xét theo phương thức này. Nhân lên với rất nhiều trường trên các kiểu địa bàn thì là 1 con số rất lớn(hehe mình vừa tìm và cảm thấy quả là rất nhiều). KHông những thế, những bạn học ở Hà Nội, TP HCM và các thành phố lớn được phổ cập cái IELTS này từ khi những năm cấp 2, cấp 1, rất sớm và đã có một bước chân vào ngưỡng của đại học rồi. Mà bây giờ, sau khóa học sinh thi lúc tầm 2014, 2015, có số lượng người học và có bằng IELTS tăng vọt, có được 1 tấm bằng điểm cao từ rất sớm và họ đang tập trung vào học tập để thi đánh giá năng lực hoặc thpt quốc gia mà mình sắp nói tới đây. Vậy thì tóm gọn lại, phương thức 3 vẫn là một phương thức có tỉ lệ chọi cực cao, hơn thế nữa, mình vẫn cảm thấy nó quá là nguy hiểm khi số học sinh có điểm IELTS cao tăng vọt cùng với điểm IELTS để xét vào của trường đầu cao có khi sẽ lên tới 7.5 hoặc lạc quan hơn thì là 7.0, tức là, nếu mình muốn xét bằng cái phương thức thứ 3 này, điểm IELTS của mình phải an toàn ở mức 7.5, điểm toán trên 9 và 1 môn khác tiếng anh trên 9 để có thể đặt 1 chân vào cửa.
Tiếp theo, mình nói một chút về cách tuyển sinh thứ 2, Xét điểm thi đánh giá năng lực do đại học quốc gia tổ chức, mình ở khu vực miền Bắc nên mình chỉ nói những hiểu biết của mình ở phạm vi này thui ạ. Trích từ một đoạn của bài báo từ đời sống và pháp luật, "Chia sẻ về lý do Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện lại phương án thi đánh giá năng lực mà đã bỏ từ mấy năm trước đây, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban Đào tạo, Phó Trưởng ban Chỉ đạo tuyển sinh Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: "Trước hết xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn. Với những thay đổi trong Luật giáo dục đại học, việc tuyển sinh được giao tự chủ cho các trường đại học. Hiện nay tuyệt đại đa số các trường đại học chủ yếu vẫn sử dụng kết quả kỳ thi THPT để xét tuyển đại học." Cái cách thi này thì sẽ là tổng cộng 150 điểm, bài kiểm tra tập trung đánh giá năng lực cơ bản của thí sinh chuẩn bị bước vào đại học, thông qua bài thi tổ hợp gồm 120 câu hỏi với thời gian làm bài là 150 phút. 2 môn chính toán và văn phần câu hỏi đề cao tư duy, tổ hợp 5 môn lí hóa sinh địa sử. Mình đánh giá đây là một kì thi đánh giá khá toán diện mà với 1 đứa học lệch như mình khó mà theo dduwoj, nhất là môn sở trường của mình là môn tiếng anh còn không có trong danh sách những môn thi. Về cơ bản, do có rất nhiều bạn đã đặt bớt niềm tin và kì vọng vào duy nhất điểm thi THPT Quốc Gia hay còn gọi là kì thi tốt nghiệp vì tính chất kém đáng tin cậy của nó, nên các khóa học về kì thi đánh giá năng lực bán đắt như tôm tươi. Mà hiện tại kinh tế phát triển, hay không phát triển thì cũng thế, bố mẹ nào cũng sẵn lòng chịu chi cho con cái 1 khoản để học thêm để có thể học đại học. Nhưng vấn đề ở chỗ nào, đánh giá năng lực đồng đều thế này, đồng nghĩa với việc người thi muốn đạt điểm cao mà học lệch, thì cũng phải đúng đến 80-90% môn toán văn, các môn còn lại mỗi môn biết một chút thì có thể đật được điểm ở ngưỡng mình cho là an toàn là 110/ 150. Nhưng để mỗi môn biết một chút thì lại cần cả một quá trình cho nó, quá trình = thời gian, mà thời gian ở năm học cuối cấp quí như vàng bác châu báu, đến nỗi mình không dám yêu đương hay crush bạn nào để tập trung vào tương lai. Đối chiếu với bản thân mình, do năm cấp 2 học đội tuyển sinh, thầy Hòa dạy mình hết cả kiến thức cấp 3 nên vào cấp 3, mình không chép bài hay đọc lại sách sinh mà điểm sinh vẫn cao nên Môn sinh - gạch luôn. Năm nay, mình thi ban xã hội nên địa với sử cũng đỡ lo, do thầy cô mình giảng bài nhiệt quá mình không nhớ cũng phải nhớ. Tiếp đó là lí hóa, mình thật sự bất lực nên để đỡ tốn vàng bạc châu báu thì mình quyết định chuyển sang làm thật tốt toán và văn. Toán thì mình luôn quan niệm nắm thật chắc cơ bản và vận dụng để làm bài, về cơ bản thì vẫn có rắc rối ở phần vận dụng cao, nên toán mình ở mức 30-40/50 điểm, cố lên chút thì được tầm 35-45 điểm, văn thì không phải viết văn nên mình cũng tầm 30-40/ 50 điểm, coi như sinh sử địa mình làm được tầm 20-25 trên 30 điểm, lí hóa khoanh bừa ko đúng câu nào, vậy max của mình ở tầm mình quá tự tin và chăm chỉ thì cũng được tầm 110 điểm, là điểm an toàn mà mình vừa nói. Nhưng một vấn đề quan trọng khác đó là, tháng 2 tới mình thì IELTS, nếu mình tập trung vào cái này thì mình sẽ phải xén thời gian học ielts và toán vận dụng cao của mình, thế là không ổn bởi thời gian tự học ở nhà của mình mỗi ngày dao động từ 6-8 tiếng(6 tiếng nếu không học thêm và 8 tiếng nếu học thêm, mình học thêm 5 ngày một tuần, thứ 7 thì nhiều thời gian hơn nên được tầm 12 tiếng, mình dành 3 h 1 ngày học ielts, 2 h học toán và 1 h học văn hằng ngày, chưa kể những ngày mình không đi học thêm thì những con số trên có thể dao động tăng lên nếu lượng bài tập nhiều). Vì thế, mình cho là, đây là 1 phương thức không khả thi với mình, mình sẽ loại nó ngay và luôn. Nhưng vẫn đi thi để biết áp lực thế nào.
Cuối cùng và mình mong chờ nhất, phương thức tuyển sinh số 1, phương thức truyền thống mà gậy ra 2 tỉ cuộc tranh cãi trong suốt những năm gần đây. Mình dự định xét tuyển khối D và ban xã hội. Để đạt được điểm cao ở ngưỡng an toàn, học sinh không chỉ giỏi làm việc với những con số mà còn phải có một bàn tay rắn rỏi để chém gió cực mạnh lúc thi văn. Hơn nữa, ngữ pháp tiếng anh phải nắm cực kì chắc chắn để có thể đạt được 10 điểm tiếng anh. Toán thì mình học chắc kiến thức cơ bản, những câu vận dụng cao cơ bản để đi thi nhỡ gặp vận dụng khó thì còn biết suy luận. Tóm lại là thế nào, khi mình may mắn, luyện tập học hỏi trau dồi kiến thức trong suốt 6 tháng còn lại, mình sẽ an toàn khi có được 10 điểm anh, tầm 9.4-10 điểm toán và 8.5 - 9.5 văn. Đối với môn văn thì không chỉ bám sát được ý trong giải mà còn phải chau chuốt từng lời văn và ghi nhớ cả những ý kiến hay liên hệ với tác phẩm. Văn không phải là thế mạnh của mình trong 3 môn này nhưng tại sao mình lại chọn văn? Bởi qua thời gian tìm hiểu, mình thấy học văn sẽ mở rộng vốn từ của mình, phân tích văn giúp nâng cao tư duy và chúng thật sự rất có ích về lâu dài. Phương pháp tuyển sinh này thì lợi ở chỗ nào và hại ở chỗ nào? Lợi bởi đề thi khá dễ lấy 8-9 điểm, thi văn ngày xưa 8 điểm thì tay và não phải hoạt dộng kinh lắm. Nhưng giờ, chỉ cần học thuộc mở bài và kết bạn thì những người bạn học khối A hay D8 ở lớp tôi cũng có cả dàn. Hại ở chỗ, điểm thi quá cao, làm câu nào phải đúng luôn câu đấy, sai ngu là đi luôn :>>>; đề thi khó phân hóa học sinh, 9 điểm là học sinh khá nhưng để làm được thêm 0.2 nữa phải học cực chắc vận dụng cao, mà biết làm vận dụng cao mà sai ngu thì cũng bằng thằng học kém; tiếp theo, lấy lí do nghỉ dịch để cho câu hỏi dễ hơn làm việc các trường đại học có cơ chế tuyển sinh riêng để đảm bảo chất lượng học sinh là tất yếu. Tiếp đó, tỉ lệ lấy điểm bằng phương thức này ít đến thảm thương, 10-20% có khi còn ít hơn. Nhưng mình vẫn chọn phương thức này, tại sao? Bởi vì, số học sinh chọn phương thức này sẽ ít đi bởi rủi ro của nó là cái thứ nhất, cái thứ 2 chính là, họ sẽ đầu tư thời gian và công sức vào những phương thức tuyển sinh khác như là:
+Xét tuyển thẳng đối với học sinh học trường chuyên ở lớp chuyên, lớp cận chuyên(học sinh học chuyên thật sự rất nhiều ưu đãi, nhân đây mình muốn khuyên những học sinh đang học cấp 2, hãy cố hết sức vào được trường THPT chuyên nhé, năm đó mình không được định hướng, xung quanh cũng không có anh chị em nào từng học chuyên để hướng dẫn, bố mẹ mình không quan tâm và quan trọng nhất đó là: cấp 2 mình ham chơi vaichuong, có thi chắc cũng chả đỗ chuyên đâu, nhưng ngày trẻ trâu thích đổ tội, bây giờ thì tất cả từ mình mà ra :>> người cố gắng với phương pháp phù hợp sẽ có được những gì mà họ xứng đáng.
+ Xét học bạ: Xét cái này thì kinh lắm, lớp mình điểm học bạ cao kinh, học lại đều, lại thêm cả điểm Ielts xong lại thêm cả làm vận dụng cao cũng kinh, nhưng các bạn vẫn xét học bạ và xét từ sớm ấy.
+ Bởi các phương thức xét tuyển kết hợp cho Học sinh giỏi quốc gia, quốc tế, ....
Nói đi nói lại thì, mình cũng tìm ra điểm chung của 3 phương pháp mà mình có thể dùng: học tốt môn toán và tiếng anh(bao gồm grammar, vocabulary và IELTS). Và mình chắc chắn sẽ phải dùng điểm thi THPT quốc gia để xét tuyển đại học. Vì thế, mình gần như bớt gánh nặng quan tâm đến điểm số học bạ, mà thay vào đó, mình học để hiểu bản chất và đi thi với tâm lí thoải mái cùng với thái độ tự tin không còn gì để mất của mình. Và đây đã thực sự là con đường của mình khi mình không quan tâm được mất, do mình luôn đứng top cuối lớp nên kì vọng của thầy cô hay bạn bè hay bố mẹ vào mình cũng không cao, mình không lấy điểm số làm trọng tâm mà lấy sự học hiểu và tính cần cù làm trọng tâm. Sau 1 thời gian thay đổi theo con đừng này thì mình thấy thế nào và kết quả là gì? Kết quả thi mình chưa có, dự tính tuần sau sẽ có kết quả học kì và mình sẽ cập nhật sau. Dù sao thì, với tâm thái đi thi như thế, mình đã giảm bớt gánh nặng tâm lí cho bản thân và cố gắng tiếp thu thêm kiến thức từng ngày. Mặc dù đang ở trong nền giáo dục coi trọng điểm số, nhưng xin đừng vì thế mà chỉ trích nó, mình thấy điểm số của mình chính là bằng chứng cho những gì mình đã học được, kĩ năng làm bài thi của mình và sự kiểm soát tốt chính mình. Đôi lúc, chúng ta phải làm những điều mà chúng ta không muốn, để làm những điều mà chúng ta muốn, câu này chỉ đúng với mọi người khi không quá yêu thích việc học, nhưng mọi người hãy nghĩ đơn giản hơn, đây là mình đang tiếp nhận tri thức để khiến quãng đường sau này của mình dễ đi hơn, học tập là niềm vui và làm đề là việc để mình giải trí mà đảm bảo tương lai của mình. Dù có áp lực, nhưng tôi vẫn luôn hướng về phía trước. Dù chọn cách đi thi THPT quốc gia như 1 cách cửa hẹp thì tôi vẫn sẽ cố gắng với niềm tin rằng tôi sẽ được đền đáp 1 cách xứng đáng. Dù tôi viết văn chưa hay mà chữ còn xấu nữa thì tôi vẫn luôn cố gắng, vì tôi tin vào con đường mà tôi đã chọn và nó sẽ giúp ích cho tương lai của tôi. Quãng thời gian học cấp 3 này đã thực sự dạy cho tôi những bài học đắt giá về sự tự chữa lành tâm hồn, đứng cuối xã hội là như thế nào, sự đau nhói một mình gặm nhấm khi bị khinh bỉ, sự tự kiểm soát bản thân mình và thời gian của mình, đồng thời tìm kiếm động lực nội tại để thức dậy mỗi 4h30 phút sáng và lên giường lúc 10h30 trong khi các bạn vẫn đang miệt mài học. Qua tất cả, tôi tin là, khi ta có niềm tin và sự cố gắng, ta sẽ mau tìm được cách lách qua cánh cửa hẹp kia thôi, có thể là giảm cân đi một chút hay là học cách dùng búa, hay là tìm một người thầy đầy tâm huyết sẽ dạy chúng ta cách biến cái cửa to hơn và ung dung đi vào. Cố lên đi mà, quả ngọt không sớm thì muộn cũng sẽ hái được thui, có một chút áp lực sẽ khiến bnaj trưởng thành hơn đấy, hãy vượt qua tất cả nhé.
with all of my heart bumping to give you all of my love,
nhan
11:44 AM.
Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất