Hội Chứng Trầm Cảm Hậu Phim Ảnh. Một bộ phim qua đi, cảm xúc còn lại là gì? ''Ảo'' hay ''Thực'' (PMDS)
Cảm xúc sau một bộ phim của bạn là gì? ...
Cảm xúc sau một bộ phim của bạn là gì?
Mình trước nhé. Mình là một đứa ế lâu năm cộng với việc đang ở độ tuổi xuân thì do đó mình rất thích các bộ phim ngôn tình lãng mạn và đặc biệt diễn viên nam phải đẹp trai thì mình mới xem nha. Tuy nhiên, phần nào trong mình lại nói rằng: '' Này , Trang ơi mày đừng xem những loại phim ngôn tình xáo rỗng, mà hãy xem những bộ phim điện ảnh có ý nghĩa và đem lại kiến thức cho mày ý'' Mình hiểu bản thân mình, thật sự thì những lời đó muốn nói là mình phải xem phim mà có những tầng ý nghĩa sâu sắc ý, để chứng tỏ bản thân dù xem phim những vẫn đem lại kiến thức và đại loại là chứng tỏ cho người khác thấy bản thân mình tài giỏi á mà. Dù vậy, thì mình vẫn nuốt không trôi những thể loại phim đó :) Và kết quả, những bộ phim ngôn tình của Hàn hay Trung vẫn luôn nằm ở top 1 trên list phim của mình. Quay lại vấn đề chính nè, do những lý do kể trên mình đã xem phim ngôn tình và những bộ phim ngôn tình đã để lại cho mình những mơ mộng mà thật ra phải nên gọi là ảo tưởng thì đúng hơn. Cụ thể những hành động mình đã làm sau mỗi bộ phim là: Mình luôn nuối tiếc mỗi khi bộ phim kết thúc, tưởng tượng một viễn cảnh y như phim (nghĩa là bản thân mình tự tưởng tượng ra một bộ phim tương tự trong suy nghĩ và dù biết nó sẽ không sảy ra ở hiên thực), mình tìm kiếm thông tin về diễn viên của bộ phim, nghe nhạc phim, xem lại những cảnh cut trên facebook, hay tìm những bộ phim có nội dung tương tự,...Nhưng việc này không xảy ra lâu chỉ khoảng vài ngày sau khi bộ phim kết thúc (đặc biệt khoảng thời gian xem phim mình phải có nhiều thời gian rảnh thì việc này mới xảy ra) Tuy nhiên, nó lại lặp đi, lặp lại rất nhiều lần và đặc biệt là sau khi nhiều coi phim ngôn tình. Ban đầu, mình cứ nghĩ những cảnh phim ảnh hưởng đến cảm xúc của mình là chuyện bình thường. Nhưng sau đó mình phát hiện ra, bản thân không còn là một khán giả theo dõi và quan sát bộ phim mà đã bị luống sau vào bộ phim và bị những cảnh drama ảnh hưởng đến cảm xúc của chính mình. Điều này làm mình ngộ ra rằng, trong cuộc sống bản thân mình cũng dễ bị chi phối bởi cảm xúc và ngoại cảnh. Lấy ví dụ đơn giản, là con gái đa số đều có hội chị em bạn dì chuyên nhiều chuyện, bản thân mình cũng có hội như vậy, mỗi lần nghe những câu chuyện bạn mình kể, bản thân mình không đứng ở vai trò trung lập nghe và quan sát. Mà xuôi theo cảm xúc và những dữ kiện mơ hồ từ một phía của bạn mình và hùa theo.
Bản thân mình thấy phim ảnh, báo chí, âm nhạc,... cũng giống như thức ăn của mình vậy, một khi bản thân xem những thứ đó, nó sẽ vô thức nạp vào não của chúng và ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động, cảm xúc,...Do đó, hãy biết chọn lọc những thông tin phù hợp và hữu ích với bản thân.
Hơi lạc đề khá lâu, nhưng những điều trên là cảm xúc và những bài học mình rút ra được. Tuy nhiên, mình vẫn không biết trạng thái sau những bộ phim mình có được là một hội chứng phổ biến xảy ra ở nhiều người. Nó được gọi là Post Movie Depression Syndrome được dịch sang tiếng việt là Hội Chứng Trầm Cảm Hậu Phim Ảnh.
Theo mình hiểu, thì hội chứng này có nghĩa là khi xem xong một bộ phim, chúng ta sẽ có những cảm xúc thật nhưng nó lại bị ảnh hưởng bởi một bộ phim . Kiểu cảm xúc '' thật'' mà cũng ''không thật''. Những tình tiết trong bộ phim ảnh hưởng đến ta và ta những trải nghiệm những cảm xúc hay cảnh tương tự.
Từ điển Urban định nghĩa PMDS là việc trải qua cảm giác buồn bã sau khi đã xem một bộ phim hoặc loạt phim dài tập cực kỳ hay. Một cảm giác đau khổ khi bộ phim đã kết thúc mà chúng ta lại không muốn điều đó xảy ra. Những người từng có hội chứng này thường coi nó gần giống như cảm giác khi chia tay.
Khi chúng ta chìm đắm trong một câu chuyện hay nào đó từ một bộ phim, một cuốn sách, hay loạt chương trình truyền hình, chúng ta nhập tâm cả vào những yếu tố ảo tưởng, lãng mạn, kịch tính và hành động. Chuyên gia về chứng lo âu Kevin Foss giải thích thêm rằng, trong quá trình xem phim, chúng ta còn có xu hướng phát triển mối quan hệ mật thiết với nhân vật mà chúng ta thấy giống mình nhất, và cuối cùng trở thành một phần trong mạch phát triển cảm xúc của họ. Chúng ta bắt đầu đồng cảm với những thắng thua của họ. Đồng cảm với nhân vật hoặc câu chuyện cho phép chúng ta trở thành một phần của thế giới tưởng tượng.
Nguyên nhân
Một trong những nguyên nhân mình thấy hay xảy ra đó là thế giới thực quá khắc nghiệp trong khi thế giới ảo thì đáp ứng đủ nhu cầu bạn mong muốn. Mỗi bộ phim những chi tiết thật và chi tiết ảo luôn có và lồng ghép vào nhau. Mở ra cho bạn một thế mới mà ''có thể'' sẽ có được. Bạn là một cô nàng độc thân, suốt ngày bù đầu vào những công việc nhàm chán nhưng mỗi tối khi mở màn ảnh lên thì có một câu chuyện ngôn tình siêu ảo chấm phá thêm vài điểm của hiện thực luôn chờ sẵn bạn. Sau bộ phim thì trong lòng bạn rạo rực những khao khát cháy bổng về chàng bạch mã hoàng tử và câu chuyện tình yêu lãng mạn. :) Vậy đó.
Nguyên nhân thứ hai mình không biết phải diễn tả bằng ngôn ngữ ntn. Mình sẽ mượn từ '' vô minh'' trong nhà phật để nói về nguyên nhân này (chả biết có đúng không nữa). Nghĩa là chúng ta không biết chúng ta đang đóng vai trò gì trong bộ phim, người xem, đạo diễn, diễn viên hay biên kịch. Vì nhầm lẫn vai trò nên khi bộ phim kết thúc chúng ta vẫn chưa thoát khỏi nó. Bản thân chúng ta là người xem, tất nhiên là chúng ta sẽ có những cảm xúc xảy ra ở từng cảnh (chuyện bình thường) tuy nhiên chúng ta không quan sát cảm xúc của chính mình và nhận ra cảnh đó tác động mình ra sao mà để cảm xúc cuốn đi, theo làn gió mà băng qua đại dương đến khi bộ phim kết thúc thì cảm xúc vẫn chưa về mà đã đi đến tận chân trời. Từ vai trò là người xem ( người quan sát) đã đổi thành vai trò là diễn viên và cuối cùng sau khi bộ phim kết thúc thì trở thành biên kịch kiêm đạo diễn có thể kiêm luôn diễn viên. Bạn biết không, một diễn viên khi đóng phim họ hòa mình vào nhân vật và sống như cuộc đời của nhân vật nhưng sau khi kết thúc họ rũ bỏ những cảm xúc đó và thay thế bằng những cảm xúc khác vì họ biết rằng đó là ảo và nó không phải của họ ( tuy nhiên một số vẫn bị ảnh hưởng khá nhiều). Đúng là nghệ thuật cuộc đời.
Ảnh hưởng
Ảnh hưởng thì tất nhiên là sống ở thế giới ảo quá lâu thì khó chấp nhận thế giới thật mà thôi. Ngoài ra thì nó mang hoàng hoạt cảm xúc khác nhau ''ảo, thật '', ''thật, ảo'' chả biết đâu mà lường. Này thì từ mà cảm nhận đi nhá.
Giải pháp thì có cái à là quan sát, nhận biết vậy thôi. Vậy mà mãi vẫn chả làm được mới hay chớ :)
Tham khảo:
Ảnh mình kiếm trên internet nhá.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất