modo film

Trước tiên, không phải quốc gia "tư bản" nào cũng có phim Mondo. Thậm chí những nước như Anh, Hà Lan, Canada, Úc,…đều hạn chế hoặc cấm tiệt loại phim này. Nhưng một điều chắc chắn: phim Mondo chỉ xuất hiện tại các nước tư bản: Ý, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ,… và sau này xâm nhập châu Á qua Nhật Bản. Kỳ lạ thay, cả 3 nước cựu phát xít Đức, Ý, Nhật đều là những nước sản xuất hàng đầu về thể loại phim Mondo, điều đã khiến nhiều người đã từng cố giải thích nó dưới góc độ chủ nghĩa dân túy và phân biệt chủng tộc.
Vậy phim Mondo là gì? Về cơ bản người ta nói rằng nó là một thể loại phim tài liệu, nhưng với những cảnh quay gây sốc với người xem. Vì vậy trong tiếng Anh người ta gọi nó với danh từ ghép "Shockumentary" = shock + documentary. Tuy vậy, đa phần người ta thích gọi nó bằng thuật ngữ tiếng Ý là “Mondo film” như một cách để tưởng nhớ quốc gia sản sinh ra thể loại phim quái dị này.
Vào những năm 60s, dù nền điện ảnh được coi phát triển hàng đầu châu Âu và thế giới, một số nhà làm phim Ý mà nói tới đặc biệt ở đây là 3 đạo diễn huyền thoại Paolo Cavara , Gualtiero Jacopetti và Franco Prosperi vẫn thấy việc tìm kiếm lợi nhuận qua các bộ phim bình thường khá khó khăn, và cần một nội dung ”mới mẻ” nào đó để thu hút ngay lập tức người xem. Và họ đã quyết định chọn những nội dung được được coi là cấm kỵ trên màn ảnh dù nó diễn ra thường ngày: cái chết, tình dục, bạo lực, nghèo đói,… Và từ đó Mondo film ra đời!
The History Of The Mondo Movie, Part One: From Mondo Cane To Africa Addio –  The Reprobate
''Mondo Cane 2'' - 1963
Trong hơn 2 thập kỷ từ những năm 60s đến 80s, các nhà làm phim Mondo đã đi khắp mọi ngóc ngách thế giới, quay lại những cảnh phim kỳ lạ với khán giả châu Âu. Những nghi thức kỳ dị của các thổ dân châu Úc, những hình thức tình dục kỳ quái ở châu Á, những cảnh săn bắt động vật đẫm máu ở châu Phi, bạo lực đường phố ở Nam Mỹ, nghèo đói cùng cực ở Ấn Độ, hay chỉ đơn giản là những cái chết do tai nạn, tự sát trên đường phố Âu Mỹ hàng ngày…. May mắn sao, vào lúc những bộ phim đầu tiên ra đời nó được đón nhận nồng nhiệt và thành công lớn về tài chính.
Năm 1962, bộ phim ”Mondo Cane” – tạm dịch ”Thế giới của chó” được 3 đạo diễn Paolo Cavara , Gualtiero Jacopetti và Franco Prosperi thực hiện với một nội dung tổng hợp và không liên quan khắp nơi trên thế giới, đã gây tiếng vang lớn với khán giả châu Âu và mang lại thành công không tưởng về tài chính. Ở thời kỳ mà thế giới chưa được kết nối rộng như ngày nay, những thước phim mà các đạo diễn mang đến đã làm thay đổi suy nghĩ của khán giả châu Âu về các vùng đất xa xôi ở châu Á, châu Đại Dương,… Tuy nhiên, nó lại là những thước phim về hủ tục rùng rợn của thổ dân châu Úc và những cảnh tàn bạo với động vật ở châu Á: ăn thịt chó ở Đài Loan, thịt rắn ở Singapore, chặt đầu trâu ở Nepal,…
Mondo Cane (1962)
Làm thịt rắn ở Singapore
Thành công và lợi nhuận của ”Mondo Cane” năm 1962 đã tạo ra cơn sốt, khiến các nhà làm phim đua nhau sản xuất thể loại phim này. Riêng 3 đạo diễn nổi tiếng ở trên còn sản xuất ra những bộ phim Mondo kinh điển khác là Mondo Cane 2 (1963), Women of the World (1963), Africa Addio (1966) hay ”Goodbye Uncle Tom” (1971). Học tập theo, 2 anh em đạo diễn người Ý khác là Angelo Castiglioni và Alfredo Castiglioni đã dành hàng chục năm sau đó rong ruổi khắp lục địa châu Phi, cho ra đời 5 bộ phim Mondo về các phong tục của thổ dân châu Phi – được đánh giá là thuộc những bộ phim có giá trị cao. Rồi đến 2 đạo diễn Ý nữa Antonio Climati và Mario Morra, làm ra bộ phim ”Savana violenta” – tạm dịch ”Thế giới bạo lực này” – được coi là bộ phim phản ánh trần trụi nhất góc tối của thế giới loài người với những cảnh bạo lực mà loài người làm với nhau khắp nơi trên thế giới. Từ những đứa trẻ sơ sinh bị chôn sống ở Papua, những kẻ hôi của cướp bóc và bị giết hại trong động đất ở Guatemala, căn bệnh chết vì cười tưởng chừng chỉ có trong chuyện cười lại cướp đi sinh mạng hàng nghìn người dân Mozambique, đến lễ hội Carnival ở Rio hào nhoáng như vậy nhưng thực ra cũng để lại hàng trăm xác người trên đường phố sau cuộc vui,...
0
Savana violenta (1976)
Từ thập niên 70, Mondo phim xâm nhập Hoa Kỳ, và nhanh chóng tạo ra những bộ phim nổi tiếng nhất cho thể loại này. Hai serie đình đám người Mỹ đã tạo ra: ”Faces of Death””Banned from Television” cho đến nay vẫn được coi là biểu tượng của dòng phim Mondo. Có thể nhiều bạn đã từng nghe qua ”Faces of Death” – ”khuôn mặt tử thần” là bộ phim kinh dị nổi tiếng với việc bị cấm trên hơn 40 quốc gia, cho chứa những nội dung chết chóc đáng sợ, nhiều cảnh quay trực tiếp cái chết lúc nó xảy ra. Hình ảnh biểu tượng của bộ phim – hình ảnh người đàn ông bị tử hình bằng ghế điện với máu trào ra từ 2 mắt đến nay vẫn được coi là ”thước phim ám ảnh nhất lịch sử phim ảnh”. Với chi phí chỉ 450.000 USD, những cảnh quay cái chết của ”Faces of Death” đã mang lại doanh thu hơn 35 triệu USD. Để từ đó, một dòng phim ”ăn theo” đã được sản xuất với 5 bộ phim nữa lấy tên ”Faces of Death”, nhưng đều không thể gây lại tiếng vang như bản ban đầu.
Faces of Death | Death, Book cover, Face


Snuff movie – Sick Chirpse
"Faces of Death'' và thước phim gây ám ảnh
Banned From Television III Video It Will Shock You

Còn ''Banned from Televison'' thì đơn giản từ cái tên: là những cảnh bắn giết vô tình hoặc cố ý quay được trực tiếp, và bị cắt đi trên truyền hình. Nhưng vấn đề chính ở đây không nằm ở bộ phim, mà là ở đạo diễn. Joe Francis - vốn không phải đạo diễn chuyên nghiệp - mà là doanh nhân. Ông này nổi tiếng với những bê bối không để đâu cho hết: trốn thuế, lừa đảo, hành hung, xóa bằng chứng, đe dọa nhân chứng, hối lộ, cưỡng hiếp, ấu dâm,... và đủ thứ xấu xa trên đời, cuối cùng cao chạy xa bay sang Mexico trốn truy nã. Có vẻ như quay những cảnh bắn giết trực tiếp để làm phim chỉ là một cách để thỏa mãn thú tính của y.
Rồi đến năm 1980, thể loại phim Mondo được coi là ddatjd đến đỉnh cao với bộ phim đầy tai tiếng: Cannibal Holocaust – Bộ lạc ăn thịt người. Cái tên đã nói lên tất cả – bộ phim với cảnh ăn thịt người dù là dàn dựng. Với một nội dung mà ngay cả các nhà làm phim Mondo cũng ít dám đụng đến, Cannibal Holocaust đến nay vẫn được đánh giá là bộ phim ”kinh tởm nhất từng làm ra”. Cảnh ăn thịt trong phim chân thực đến nỗi tòa án Ý đã triệu tập đạo diễn Ruggero Deodato để điều tra liệu ông có giết người thật trong bộ phim. May là Ruggero Deodato đã chứng minh bộ phim chỉ là dàn dựng.
cannibal holocaust 1980


Ngoài Ý và Hoa Kỳ. Các quốc gia khác như Đức, Pháp, Tây Ban Nha cũng có một số bộ phim Mondo ít được chú ý hơn. Người Đức vào các năm 1974 và 1985 có 2 bộ phim thành công lớn ở châu Âu là loạt phim về các phong tục kỳ lạ châu Á – Shocking Asia (1974) và Shocking Asia 2 (1985) đều của đạo diễn Rolf Olsen. Không có những cảnh chết chóc nhưng với những cảnh quay tình dục trần trụi và nghi thức kỳ quái, bộ phim đã gây sốc cho các khán giả châu Âu về một châu Á xa xôi với những điều kỳ dị. Bộ phim đã hứng chịu rất nhiều chỉ trích từ châu Á, bị cáo buộc gieo rắc vào đầu khán giả châu Âu cái nhìn tiêu cực về người châu Á với những hủ tục và hành vi biến thái. Bản thân đạo diễn Rolf Olsen cũng dính nhiều cáo buộc liên quan đến chủ nghĩa cực hữu và phát xít ở châu Âu.
shocking-asia-36812l

Cuối cùng, thể loại phim Mondo xâm nhập châu Á chỉ qua Nhật Bản khá muộn, nhưng lại kéo dài và sản sinh ra những sản phẩm mới lạ, mà từ đó được coi là tạo vị thế không thể lay chuyển của Nhật Bản trong dòng phim kinh dị. Phim Mondo thời đầu của Nhật Bản có nội dung không phong phú, gần như chủ yếu là các cảnh quay cái chết trong tai nạn ở các nước châu Á. Nhưng về sau, người Nhật đã tạo ra những thể loại phim như tra tấn, hành xác mà đình đám nhất là serie ”Guinea Pig” của Hideshi Hino. Từ đó, một dòng phim khác được đặt tên là ”Snuff film” – ”phim giết người”. Vào thời kỳ phim Mondo xâm nhập, nó từng được dùng để quy trách nhiệm cho tỷ lệ tội phạm tăng cao ở Nhật Bản cuối thập niên 80-90s, khi một số tội phạm giết người hàng loạt thừa nhận chịu ảnh hưởng của phim kinh dị.
EXTREME HORROR: the original Guinea Pig movies – Horror World & Reviews


Sau những năm 80s, nhất là sau vụ bê bối pháp lý của đạo diễn phim “Bộ lạc ăn thịt người”, dòng phim Mondo đi vào thoái trào. Đặc biệt khi bước vào kỷ nguyên Internet, lo ngại những nguy cơ tiềm ẩn về đạo đức nếu phổ biến phim Mondo, các nước đã có xu hướng kiểm duyệt và hạn chế thể loại phim này. Các nhà làm phim không kiếm được lợi nhuận nữa đã đặt dấu chấm hết cho dòng phim Mondo trước khi bước vào thế kỷ 21. Đến nay người ta gần như không nghe đến nó nữa.
Nhìn nhận dưới góc độ xã hội, nhiều người cho rằng thể loại phim Mondo vào thập niên 60s – 80s là sản phẩm sinh ra trong xã hội tư bản, với mục đích phục vụ những thú tính kỳ lạ của một bộ phận người xem. Một số người còn liên hệ sự ra đời của phim Mondo với khái niệm ”tha hóa hành vi” của nhà bác học John B. Calhoun – giải thích rằng khi kinh tế, cuộc sống phát triển loài người sinh ra những thú vui bệnh hoạn biến thái, và phim Mondo tạo ra để phục vụ những người tìm kiếm hứng thú trước cái chết của đồng loại. Thực tế chỉ ra rằng, phim Mondo gần như chủ yếu xuất hiện ở các nước tư bản phát triển nhanh thời kỳ đó Mỹ, Đức, Nhật Bản, Italy,… Khi một bộ phận người giàu có hơn phần còn lại của xã hội, họ có nhu cầu tìm kiếm thú vui từ sự đau khổ của người khác.
Dù có những lo ngại về đạo đức và hứng chịu chỉ trích nhắm vào phim Mondo, tuy nhiên sau này nhìn lại người ta cho rằng phim Mondo chỉ phát triển thời kỳ khi mà Internet chưa phát triển. Phim Mondo trên thực tế sản xuất chỉ nhằm phục vụ một bộ phận nhỏ người xem, và thường chỉ được phát hành dưới dạng băng đĩa cá nhân chứ ít khi được công chiếu rộng rãi trên truyền hình. Vì vậy mà khi Internet phát triển, những lo ngại về sự phổ biến phim Mondo có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực đã khiến các quốc gia hạn chế dẫn đến cấm thể loại phim này, và cuối cùng nó đã biến mất. Rốt cuộc, những giới hạn đạo đức của loài người vẫn được coi trọng và không bị vượt qua.

*“Africa Addio” – phim kinh dị mang giá trị lịch sử.

Phim Mondo quái dị là vậy, nhưng có một bộ phim không có quá nhiều những nội dung kỳ quái trên kia, mà ngược lại trở thành một trong những bộ phim có giá trị lịch sử: Africa Addio (chiếu năm 1966). Bộ phim này chưa cần đến nội dung đã có đủ yếu tố để hấp dẫn: nó được thực hiện bởi 2 đạo diễn Gualtiero Jacopetti và Franco Prosperi – những người trước đó đã rất nổi tiếng vì sản xuất ra bộ phim “Mondo Cane” – bộ phim biểu tượng của dòng phim Mondo này.
Tên tiếng Anh của bộ phim là ”Africa: Blood and Guts” (Châu Phi: máu và bạo lực). Cái tên đã nói lên nội dung: là những cảnh máu me và bạo lực diễn ra ở châu Phi. Nhưng thời gian ở đây, là châu Phi hậu thuộc địa, nghĩa là vào thập niên 60s khi các nước châu Phi lần lượt độc lập khỏi châu Âu. Chính vì quay trong bối cảnh lịch sử như thế mà bản thân bộ phim đã có trong mình tính lịch sử: nhiều cảnh quay trong bộ phim là những tư liệu duy nhất ghi lại các sự kiện diễn ra, không có trên bất cứ thước phim nào khác. Dưới đây, sẽ liệt kê ra một số nội dung trong bộ phim.
Mở đầu phim không có gì lạ thường. Đó là những cảnh nước Anh trao trả độc lập cho 2 nước Kenya và Tanzania ở Đông Phi, sự hân hoan của người dân, sự bàn giao quân đội và vũ khí, gặp mặt của các lãnh đạo châu Phi với lãnh đạo Vương Quốc Anh,…
Nhưng ngay sau đó là những chuyện bi kịch đã xảy ra, khi chủ nghĩa dân tộc và bài ngoại dâng cao: đầu tiên những người dân châu Phi đổ hết những sản phẩm của người châu Âu trong nhà máy ra đường: trứng, sữa, cam, bia,…một cách lãng phí không thể tưởng tượng. Sau đó là cảnh những lớp học giáo dục người dân châu Phi một cách phi lý phản khoa học về chủng tộc, cho rằng người da đen là giống dân thượng đẳng, còn người da trắng là sinh vật thấp kém. Rồi đến cảnh phiên tòa xử những kẻ tội phạm châu Phi, những người đã xông vào nhà và trang trại người châu Âu để giết người, cướp bóc, hãm hiếp,… Tiếp đó là cảnh những nông trại của người châu Âu bị bỏ hoang, rao bán vì chủ nhân đã bỏ đi. Người châu Phi tràn vào nông trại, quê mùa trước những vật phẩm hiện đại như váy áo, đồng hồ, lò sưởi, bồn tắm… và sau đó họ phá hủy chúng như không có ích lợi gì. Còn lại có cảnh những phụ nữ châu Âu làm nghề múa thoát y trong quán bar trước những người đàn ông châu Phi lạ lẫm vì thứ văn hóa này.
Một nội dung xuyên suốt phim là cảnh săn bắn và ngược đãi động vật. Được lý giải là Luật bảo vệ động vật sụp đổ sau khi các nước châu Phi độc lập, nạn săn bắn tràn lan đã diễn ra, giết hại vô số động vật. Việc săn bắn đến từ cả những người châu Âu giàu có đến những bộ lạc châu Phi nghèo khó, nhưng điểm chung là đều gây sốc cho người xem vì sự đối xử tàn bạo với động vật, không thiếu những cảnh máu me giết chóc ghê rợn. Cùng với đó, phim cũng thể hiện những nỗ lực của những tình nguyện viên cố gắng giúp đỡ những động vật bị săn bắt bừa bãi.

Núi tay người bị chặt ở Rwanda (xin lỗi vì chất lượng ảnh thấp)
Tiếp đến là những nội dung có tính chất lịch sử. Quan trọng nhất trong các nội dung này chính là cảnh quay cuộc cách mạng Zanzibar đầu năm 1964, một quốc đảo nhỏ bé ở Đông Phi ít người biết tới nhưng trong lịch sử nổi tiếng là nơi người Arab đã bắt giữ và buôn bán hàng triệu nô lệ da đen. Vào thời điểm quay phim năm 1964, đoàn làm phim đã vô tình bay qua Zanzibar và quay được những thước phim quý giá về cuộc thảm sát trả thù đẫm máu của người châu Phi nhằm vào người Arab – cuộc thảm sát mà sau đó đã quét gần hết dân số Arab của Zanzibar. Những hình ảnh gây sốc như xác người Arab chất đầy xe tải, hố chôn, trên bãi biển,… cho đến ngày nay vẫn là tư liệu video duy nhất ghi lại sự kiện này, không có tư liệu nào khác ghi lại.
Pin on Tanzania, Dar es Salaam
Thảm sát người Arab trên đảo Zanzibar
Còn lại, những thước phim lịch sử khác có thể kể đến là cuộc nổi dậy Mau Mau ở Kenya, bạo loạn giữa người da đen và Arab ở Tanganyka (nước Tanzania ngày nay – trong đó có cảnh đạo diễn Gualtiero Jacopetti bị bắt khi đang quay phim), bạo loạn và diệt chủng ở Rwanda năm 1959 (lâu nay người ta chỉ nói đến diệt chủng Rwanda năm 1994 mà quên mất năm 1959 này), chiến tranh thuộc địa Bồ Đào Nha,..
Phần lớn thời lượng sau của phim là về cuộc khủng hoảng ở Congo diễn ra từ năm 1960 đến 1965 trong giai đoạn cao trào của chiến tranh Lạnh. Trong đó phim đã dành một phần quan trọng đi theo chân những người lính đánh thuê châu Âu ở Congo – những con người đóng vai trò quyết định trong cuộc khủng hoảng này. Những cảnh chiến đấu ở Congo trong phim cũng là những thước phim hiếm hoi, vì cuộc khủng hoảng Congo lúc đó dù nóng bỏng nhưng vẫn bị truyền thông quốc tế ngó lơ do diễn ra ở một lục địa còn xa lạ.
Phần còn lại của phim kết thúc ở đất nước Nam Phi – cực nam của lục địa và cũng là một cuộc gia Tây hóa hiện đại nhất châu Phi. Ở đây phim thể hiện sự hiện đại và giàu có của Nam Phi so với phần còn lại của châu Phi, nơi cả người châu Âu đến các bộ lạc châu Phi đều có những trang phục và dụng cụ hiện đại, những cảnh vui chơi bên bãi biển và trong sàn giao dịch, nhưng cũng không quên ghi lại cuộc sống của công nhân da đen trong hầm mỏ,…
Cuối cùng, tổng kết lại Africa Addio tuy là bộ phim thuộc thể loại ”tài liệu gây sốc” Mondo phim, nhưng lại là một phim Mondo có giá trị lịch sử. Nội dung có thể được diễn tả không chính xác, mang tính thiên vị và phân biệt chủng tộc. Bản thân 2 đạo diễn Gualtiero Jacopetti và Franco Prosperi cũng đã hứng rất nhiều chỉ trích sau khi bộ phim được phát hành, cáo buôc nội dung phân biệt chủng tộc hạ thấp người châu Phi. Sau đó để xoa dịu, 2 đạo diễn đã làm một bộ phim Mondo khác tên là ”Goodbye Uncle Tom” (Vĩnh biệt bác Tom), nội dung nói về chế độ nô lệ da đen ở Hoa Kỳ, dĩ nhiên là với những cảnh phim máu me kinh dị. Nhưng ít nhất ”Africa Addio” cũng là những tư liệu quý hiếm rất có giá trị với những sự kiện quan trọng trong lịch sử châu Phi, có thể xem để tham khảo với những ai hứng thú với lịch sử châu Phi hậu thuộc địa. Hiện tại có nhiều người dùng đã upload bộ phim này lên Youtube, nhưng phần lớn đều được ghi nhận là những bản đã cắt xén và kiểm duyệt bớt so với bản gốc năm 1966 của bộ phim.