Tôi có thể liệt kê hàng loạt những sở thích ngắn ngủi khi tôi không hoàn thành chúng một cách xuất sắc: Làm MC, viết lách, chơi đàn, tập gym, học ngôn ngữ mới,...Và khi những sở thích đấy không mang lại kết quả như bản thân kì vọng, tôi đành từ bỏ. Thomas Curran - Phó giáo sư trong ngành tâm lý học và khoa học hành vi của trường đại học London lập luận rằng : “ Không hẳn như vậy, nó là điều bình thường và là một phần tự nhiên trong quá trình học“.
Những đứa trẻ khi tiếp xúc với những sở thích mới chúng hoàn toàn thích thú. Bởi mỗi trải nghiệm đều mang cảm giác mới lạ và khó có thể mong đợi sự hoàn hảo từ những đứa trẻ khi bước vào thế giới. Những đứa trẻ cũng lý tưởng hóa sự tồn tại trong môi trường của chúng. Nơi chúng có thể khuyến khích được phép thất bại với sự trợ giúp của người lớn. Chưa bị đè nặng bởi ý thức tự giác và chủ nghĩa hoàn hảo. Chúng thử, thất bại, rồi tiếp tục thử tiếp.
Bạn đã có câu trả lời cho việc trở nên tốt hơn ?
Người lớn ở khía cạnh nào đấy đều bị áp lực về mặt tối ưu hóa thời gian và tăng hiệu suất của bản thân: Những công việc dần thay thế sở thích, trong khi sự lên ngôi của mạng xã hội mang đến chủ nghĩa hoàn hảo. Bất kì điều gì kém hơn sự xuất sắc đều có thể bị coi là thất bại. Nếu như vậy, liệu bạn sẽ né tránh những thứ mang đến cảm giác thất bại, thiếu năng lực
Dù cho cảm giác thất bại mang cho chúng ta cảm giác không thoải mái, chúng ta không nên né trành những hoạt động mà chúng ta yêu thích chỉ vì chúng ta không thật sự giỏi.Các chuyên gia cho rằng một khi bạn đã thử sức vào công việc nào đó, hãy gạt bỏ lòng tự trọng sang một bên và chấp nhận rằng bản thân thực sự dở tệ khi bắt đầu nó. Karen Rinaldi, tác giả của cuốn sách Suck at Something đã nói :” Bạn có thể làm điều gì đó vì vẻ đẹp và vì niềm vui, điều đó có lẽ không phù hợp với cái tôi của bạn”.

Một khi bạn đã thích thì điều đó thật sự đáng làm ngay cả khi bạn thực sự rất tệ.

Mặc dù tập lướt sóng hơn hai thập kỉ, Rinaldi nói rằng cô đã không thể vượt qua đợt sóng đầu tiên trong vòng 5 năm đầu. Điều giữ cô tiếp tục trong bộ môn này là bởi cô đã tìm thấy được niềm vui trong công việc này. Nếu bạn tìm thấy sự hài lòng trong quá trình nỗ lực, tiến trình đó sẽ không thể ngăn cản bạn để tiếp tục.
Curran nói: “ Hãy xem xét động cơ của bạn khi bắt đầu một sở thích mới. Bạn muốn thể hiện một hình ảnh nhất định bằng cách học chơi guitar? Hay bạn có niềm đam mê với âm nhạc ? Khi bạn chắc chắn đã gặp phải những trục trặc trong sự nghiệp phát triển của mình ?. Curran nói tiếp: “ Nó không thực sự quan trọng khi kết quả là gì”. “ Điều quan trọng nhất là bạn có thể hòa mình vào hoạt động mà bạn thực sự tham gia cũng như nắm bắt quá trình học tập, cả mặt tốt lẫn xấu”.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng hiếm khi người khác nghĩ về thất bại của bạn nhiều như bạn nghĩ. Nếu đúng như vậy, họ có thể đưa ra sự hỗ trợ và giúp đỡ, Rinaldi nói :” Mọi người thực sự hào phóng và luôn muốn giúp đỡ bạn. Có thể đâu đó vẫn luôn có kẻ bắt nạt luôn tồn tại, nhưng đừng ngại khi nhờ cậy sự giúp đỡ từ những người có cùng sở thích đó
Tham gia một hoạt động chỉ vì yêu thích nó sẽ khiến bạn trở nên bớt phát xét hơn - về bản thân cũng như người khác “.

Chỉ vì bây giờ bạn tệ không có nghĩa là bạn sẽ luôn tệ hại. 

Cách bạn nghĩ về khả năng của mình có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của bạn. Có hai quan điểm mà mọi người nhìn nhận khi nói đến thành công: “ Tư duy cố định “ và “ tư duy phát triển “. Tư duy cố định là việc bạn tin rằng bản thân đã sở hữu những kỹ năng và tài năng mà bạn từng có, bạn thấy rằng mình không thể tiến bộ hơn nữa bất kể sự nỗ lực của bạn. Tư duy phát triển là niềm tin rằng bạn có thể thăng tiến nhờ làm việc chăm chỉ, được hỗ trợ và một chiến lược khác, Bạn có tư duy phát triển trong một lĩnh vực trong cuộc sống ( chẳng hạn như liên quan đến nhiệm vụ công việc ) nhưng lại có tư duy cố định ở lĩnh vực khác ( khi bạn tin rằng mình không thể khám phá được tiềm năng bản thân được hơn ). Để nuôi dưỡng tư duy phát triển, hãy nhắc nhở bản thân rằng nỗ lực đầu tiên của bạn sẽ luôn luôn thất bại. Daya Grant - Nhà tư vấn về hiệu suất và tinh thần và khoa học thần kinh cho biết. Sau đó bạn sẽ tốt hơn.
 Grant nói rằng khi bạn học và xây dựng các kỹ năng một cách chậm rãi, hãy ăn mừng những chiến thắng nhỏ đó. Nắm vững một khâu mới bắt đầu? Cuối cùng thì bạn đã đạt được thành quả sau nhiều lần thử. Hãy dành một chút thời gian để ngạc nhiên sự cải thiện của bạn. 
Julia Leonard, trợ lý giáo sư tâm lý tại đại học Yale, cho biết hãy chuẩn bị cho mình những môi trường nhẹ nhàng hơn đối với sở thích. Trong một nền văn hóa dựa trên hiệu suất, nơi mà nỗ lực được khen ngợi nhưng không thật sự được khen thưởng ( ví dụ như bạn có thể học tập chăm chỉ để thi nhưng vẫn trượt môn bình thường ), hãy cho phép bản thân bắt đầu một hoạt động mới không phải vì bạn muốn bản thân trở thành người giỏi nhất mà vì bạn muốn quá trình này thật sự khiến bạn cảm thấy thỏa mãn. Hãy loại bỏ cái tôi bằng những đôi găng tay dành cho trẻ em và khuyến khích bản thân giống như cách bạn đã từng làm với đứa trẻ. Leonard nói: “ Những đứa trẻ nhỏ lạc quan hơn về khả năng của chúng rất nhiều so với những đứa trẻ lớn tuổi hơn và người lớn”. Chúng ở trong bối cảnh mà mọi người luôn cổ vũ chúng vì chúng rất hào hứng với sự phát triển. Đó là tư duy mà chúng ta cần “.

Cảm giác bị thử thách không phải điểm yếu mà là cơ hội.

Curran cho biết xu hướng phổ biến của mọi người là tránh các hoạt động mang tính thách thức vị sợ bị đánh giá là kém năng lực hoặc kém hơn. Curran nói rằng: “ Bản năng đầu tiên của con người là không cho thấy những tổn thương bên trong họ. Và mọi người thấy được điều đó? Điều đó có thực sự mang lại cảm giác an toàn cho chúng ta? 
Cảm thấy sự khó khăn, áp lực khi gặp phải thử thách là dấu hiệu của việc học. Nhưng nếu bạn thực sự cảm thấy hài lòng trong đấu tranh và nhìn thấy nỗ lực của bản thân từng ngày được đi theo trạng thái dòng chảy cho dù là lướt sóng hay học một ngôn ngữ mới