World IP Review
World IP Review

VỀ AI

Từ những suy nghĩ đầu tiên về người máy ở thời cổ đại, điển hình như người khổng lồ Talos trong thần thoại Hy Lạp, do thần kim loại Hephaestus chế tạo ra, được mô tả là một cỗ máy hình người được đúc bằng đồng, với nhiên liệu là “ichor” – một thứ máu vàng thần thánh, chạy trong các mạch dẫn.Cho đến nhận định của nữ bá tước Ada Lovelace, người được coi là nhà phát triển phần mềm máy tính đầu tiên trên thế giới vào năm 1842 về một cỗ máy có thể hoạt động vượt ra ngoài những tính toán thuần túy. Và sau đó là hàng loạt công trình nghiên cứu có liên quan như “Mạng thần kinh nhân tạo”, “Deep Learning”, “Phép thử Turing”, v.v
https://www.yan.vn/robot-dau-tien-xuat-hien-tren-trai-dat-chinh-la-nguoi-khong-lo-talos-228176.html
https://www.yan.vn/robot-dau-tien-xuat-hien-tren-trai-dat-chinh-la-nguoi-khong-lo-talos-228176.html
Ngày 11/5/1997, AI Deep Blue đánh bại vua cờ Garry Kasporov, đánh dấu lần đầu tiên một AI đánh bại con người trong một lĩnh vực cụ thể. Tiếp đó là hàng loạt chiến thắng khác trước con người của các AI Watson, Super Vision hay AlphaGo.
https://www.livescience.com/59068-deep-blue-beats-kasparov-progress-of-ai.html
https://www.livescience.com/59068-deep-blue-beats-kasparov-progress-of-ai.html
Nhân loại đã trải qua một hành trình dài cùng AI. Khi chúng ta đang đọc bài viết này, không khó để nhận ra AI đã và đang len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống.

TRANH CÃI LIÊN QUAN ĐẾN AI TRONG LĨNH VỰC IP

Một trong những nỗi lo lớn nhất của nhân loại hiện nay là một tương lai bị điều khiển bởi máy móc. Con người chế tạo ra máy móc, bây giờ, con người lại đang cảm thấy không thể điều khiển được chúng.
Con người cũng đã dần thừa nhận một cách chính thức hoặc không chính thức tư cách chủ thể của AI trong xã hội. Sophia được Saudi Arabia cấp quốc tịch vào năm 2017. Kensho, một AI phân tích tài chính, đã được tuyển dụng vào Goldman Sachs và trực tiếp khiến 598/600 nhân viên của công ty này mất việc. AI Watson sau khi “học” y trong 18 tháng có thể chẩn đoán ung thư bàng quang chính xác đến 91%, ung thư trực trạng 94%, ung thư đại tràng 98%, ung thu cổ tử cung 100% (trong khi tỉ lệ này ở bác sĩ con người là khoảng 80%). Thẩm phán AI do Đại học Sheffield và Đại học College (Anh) phối hợp với Đại học bang Pensylvenia (Mỹ) phát triển, có tỉ lệ phán quyết chính xác đến 79%, tương đương với tỉ lệ của Tòa Nhân quyền Châu Âu.
https://vietnamnet.vn/cong-dan-robot-sophia-tung-tuyen-bo-toi-se-huy-diet-loai-nguoi-462789.html
https://vietnamnet.vn/cong-dan-robot-sophia-tung-tuyen-bo-toi-se-huy-diet-loai-nguoi-462789.html
Trước thực trạng này, với chức năng vừa bảo vệ thành quả sáng tạo, vừa bảo vệ quyền lợi chính đáng của cộng đồng, IP không thể đứng ngoài cuộc. Vấn đề đang gây nhiều tranh cãi nhất là việc có nên công nhận AI là một chủ thể sáng tạo hay không. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ xem xét đến hai đối tượng là sáng chế và quyền tác giả, xuất phát từ ý kiến:
“It might be possible to treat an AI system as an inventor, but it would never be appropriate to treat such a system as an author.”, tạm dịch là có thể xem AI như một nhà phát minh chứ không nên xem AI như một tác giả.
Do đâu lại có một sự khác biệt như vậy?

NHÀ PHÁT MINH AI?

Khi muốn giải quyết một vấn đề, con người sẽ tìm tòi những quy luật tự nhiên, thu thập dữ liệu, xử lý chúng và đưa ra giải pháp kỹ thuật phù hợp. Chúng ta đã đạt được thành tựu đáng kinh ngạc từ quá trình này. Tuy nhiên, con người chưa muốn dừng lại và muốn đẩy nhanh, mở rộng quá trình này hơn nữa bằng việc ứng dụng AI. Với bản chất là sự mô phỏng trí thông minh của con người, AI được xây dựng nhằm thay thế những người học giỏi, có vốn kiến thức sâu rộng và trí lực siêu việt. Cũng chính vì điều này, trí thông minh của con người được đưa vào AI đã trở thành trí thông minh của chính AI. Nói cách khác, AI từ chỗ là “một cỗ máy có trí thông minh như con người”, đã trở thành “một cỗ máy sở hữu trí thông minh của riêng nó”.
Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2009, 2019 và 2022 (sau đây gọi tắt là "Luật SHTT") quy định tác giả của sáng chế là “người” trực tiếp sáng tạo ra sáng chế. Từ đây, nhiều ý kiến cho rằng hiển nhiên AI giờ đây đã trực tiếp sáng tạo ra sáng chế rồi, vấn đề còn lại chỉ là AI có được xem như một “người” hay không.
https://medium.com/preezma/ai-is-fortune-or-terror-8814153c4b88
https://medium.com/preezma/ai-is-fortune-or-terror-8814153c4b88
Tuy nhiên, tôi lại có suy nghĩ khác. Việc trao cho AI tư cách chủ thể tương tự như con người có thể thực hiện được hay không còn tùy vào trình độ phát triển, truyền thống văn hóa, tư duy quản lý của từng hệ thống tư pháp cụ thể. Còn yếu tố “trực tiếp sáng tạo” mới chính là vấn đề cần được làm rõ.
Nếu chỉ dựa trên câu chữ, đúng là AI có vẻ như đang trực tiếp tham gia vào quá trình sáng tạo. Tuy nhiên, thực tế AI chỉ mới tham gia vào một vài khâu nhất định. Ngay cả hình thức AI tân tiến nhất hiện nay là StrongAI, được ứng dụng công nghệ “Deep Learning” giúp chúng có thể tự phán đoán, tự tư duy, tự kết luận, cũng chỉ phát huy tác dụng trong khâu xử lý thông tin và suy ra kết quả. Còn hai khâu quan trọng khác của quá trình sáng tạo là xác định động cơ và thu thập dữ liệu hoàn toàn thuộc về con người. Nói cách khác, AI vẫn đang làm việc phụ thuộc vào nguồn “thức ăn” do con người cung cấp, đó chính là dữ liệu.
https://nordiccoder.com/blog/phan-biet-machine-learning-ai-deep-learning-chac-cac-ban-da-nghe-nhung-thuat-ngu-nay-xuat-hien-tren-bao-dai-rat-nhieu-trong-thoi-gian-qua-nhung-that-su-chung-la-nhu-the-nao/
https://nordiccoder.com/blog/phan-biet-machine-learning-ai-deep-learning-chac-cac-ban-da-nghe-nhung-thuat-ngu-nay-xuat-hien-tren-bao-dai-rat-nhieu-trong-thoi-gian-qua-nhung-that-su-chung-la-nhu-the-nao/
Kể cả khi bạn cho rằng AI đang tạo ra những sáng chế nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, thật ra AI chỉ tạo ra một sáng chế vượt qua kỳ vọng, dự tính ban đầu của bạn mà thôi. Còn động cơ sáng tạo ban đầu vẫn do bạn kiểm soát, nếu bạn không bắt đầu thì AI không thể tạo ra kết quả, nếu bạn không muốn AI đi quá xa thì bạn có thể kết thúc.
Tóm lại, tôi cho rằng vẫn chưa thể xem AI như một nhà phát minh độc lập ở thời điểm hiện tại, vì AI chưa thể làm chủ toàn bộ quá trình sáng tạo mà không có sự tham gia của con người. Tuy nhiên, chúng ta có thể nghĩ đến việc công nhận AI là đồng tác giả với một tác giả khác chính là con người đã tạo ra và/hoặc ứng dụng AI vào quá trình sáng tạo của mình.

TÁC GIẢ AI?

Luật SHTT có quy định “tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm”. Không cần bàn cãi, AI hiện đã “trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm” thông qua các dẫn chứng hết sức cụ thể như bức chân dung “The Next Rembrandt”, tiểu thuyết “The day a computer writes a novel”, các bản nhạc nền được tạo ra bởi AIVA, v.v. Do đó, chúng ta chỉ cần xem xét hai vấn đề:
Một là, AI có được xem là “người” hay không; Hai là, AI có tham gia vào toàn bộ quá trình sáng tạo ra tác phẩm hay không.
https://khoahocphattrien.vn/khoa-hoc/robot-ve-tranh-buc-tranh-thuoc-so-huu-cua-ai/20170727104324511p1c160.htm
https://khoahocphattrien.vn/khoa-hoc/robot-ve-tranh-buc-tranh-thuoc-so-huu-cua-ai/20170727104324511p1c160.htm
Như đã phân tích ở trên, vấn đề thứ nhất không thể trả lời ngay được. Còn vấn đề thứ hai, câu trả lời với tôi vẫn là không, với ít nhất 03 lý do.
Đối với tác phẩm, điểm khởi đầu của nó luôn là một ý tưởng. Mặc dù ý tưởng không được bảo hộ mà chỉ có sự thể hiện của ý tưởng mới được bảo hộ, nhưng sẽ không có “sự thể hiện của ý tưởng” nếu không có “ý tưởng”. Do đó, việc xác định ý tưởng là một khâu trong quá trình sáng tạo ra tác phẩm. Dễ thấy rằng, đây là việc AI không thể can dự.
AI chỉ đơn thuần phân tích những dữ liệu do con người cung cấp như ý tưởng, học thuyết, nguyên tắc, ngôn ngữ, hình ảnh, âm thanh, thị hiếu công chúng, tính cách con người, v.v. sau đó liên kết những dữ liệu này lại thành một tác phẩm. Nói một cách khác, máy móc vẫn chỉ đang sáng tác một cách “máy móc”. Cũng có người sáng tác chẳng khác gì một cái máy, nhưng không bao giờ có một cái máy có thể sáng tác như một nghệ sĩ thực thụ.
https://www.deccanchronicle.com/technology/in-other-news/250316/japanese-robot-writes-short-novel-almost-bags-literary-prize.html
https://www.deccanchronicle.com/technology/in-other-news/250316/japanese-robot-writes-short-novel-almost-bags-literary-prize.html
Quyền tác giả có một khái niệm rất quan trọng, đó là tính nguyên gốc. Ở mỗi hệ thống dân luật, thông luật cũng như mỗi các quốc gia, tính nguyên gốc đều xoay quanh con người. Đối với hệ thống thông luật, trước các yêu cầu về nguồn gốc từ tác giả, về kết quả của “lao động, kỹ năng và phán đoán” và về lao động không đơn giản, AI đều có thể đáp ứng. Nhưng đối với hệ thống dân luật, tác phẩm phải thể hiện tính cách, đạo đức, nhận thức, cảm xúc, trải nghiệm xã hội của tác giả, điều này AI hoàn toàn không có.
Từ đó, tôi cho rằng cũng không thể xem AI là chủ thể sáng tạo ra tác phẩm. Đồng thời, theo một điểm mới của Luật SHTT về đồng tác giả, ngoài việc “cùng trực tiếp sáng tạo tác phẩm” thì đồng tác giả còn phải có “chủ ý là sự đóng góp của họ được kết hợp thành một tổng thể hoàn chỉnh”. Do đó, mặc dù có trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra tác phẩm đi nữa, AI cũng không được công nhận là đồng tác giả như đối với tác giả của sáng chế, vì AI không có chủ ý đóng góp, chỉ đơn thuần là một công cụ hỗ trợ, một người phụ tá mà thôi.

CHÌA KHÓA

AI đã tham gia vào cả hai quá trình tạo ra sáng chế và tác phẩm, nhưng những thao tác của chúng vẫn chỉ là cánh tay nối dài, là bộ não mở rộng một cách vô tận của con người mà thôi. Còn con người mới thực sự là chủ nhân của quá trình sáng tạo này với 02 lợi thế riêng có:
Năng lực đồng cảm, biểu thị năng lực cảm nhận, thấu hiểu suy nghĩ, cảm xúc của người khác. Trí tưởng tượng sáng tạo, biểu thị khả năng sinh ra những thứ chưa từng có hoặc cải tiến những thứ có sẵn.
Giữa hai năng lực riêng có này có một mối liên hệ hết sức chặt chẽ. Ví dụ, từ năng lực đồng cảm trước người mẹ khiếm thính, A. Graham Pell đã phát minh ra máy trợ thính. Hay xuất phát từ tình yêu đối với Dao Ánh mà Trịnh Công Sơn đã viết ra “Còn tuổi nào cho em,” “Mưa hồng”, “Tuổi đá buồn”, “Xin trả nợ người”, v.v.
https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/dao-anh-la-moi-tinh-sau-sac-nhat-cua-trinh-cong-son-1056105.ldo
https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/dao-anh-la-moi-tinh-sau-sac-nhat-cua-trinh-cong-son-1056105.ldo
AI có thể sẽ “hiểu” được hai năng lực này nếu con người cung cấp đầy đủ dữ liệu, thuật toán cho nó, nhưng nó sẽ không thể sản sinh một cách hữu cơ, và không thể tạo ra sự liên kết giữa hai năng lực này.
Đây không chỉ là chìa khóa cho câu hỏi AI có nên được xem là chủ thể sáng tạo hay không, mà còn giúp con người tự tin hơn vào khả năng của mình, vào một tương lai không bị điều khiển bởi AI.