Lời tựa:  
          
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời.  
                                          
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.  

Những bức thư đạo đức là tuyển tập các bức thư của triết gia Seneca về Chủ nghĩa Khắc Kỷ, nhằm trang bị cho con người hành trang để đối mặt và mỉm cười trước sóng gió của cuộc đời, đạt được sự bình thản trong tâm trí. Cuốn sách không chỉ về triết học, mà còn về trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài.   
                                             
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:



Bức thư số 36

Bạn thân mến!
Nói với bạn của bạn rằng ông ta nên chuẩn bị tâm lý vững vàng để đối mặt và vượt trên những chỉ trích từ những người cho rằng ông ta đang tìm sự thư nhàn và một cuộc sống thảnh thơi, từ bỏ vị trí cao quý hiện tại, và rằng ông ta có thể có nhiều thành tựu hơn nữa, nhưng lại ích kỷ chọn sự yên tĩnh và thư thái cho riêng mình. Hãy để ông ta cho họ thấy, từng ngày từng ngày một, rằng điều đó là có ích đến dường nào nếu ông ta có thể tập trung vào những mục đích và công việc thực sự của mình.
Những người thu hút sự thèm muốn và đố kỵ của người đời thì sẽ luôn bị hết nâng lên lại dìm xuống, có người thì bị lờ đi, có người thì tự mất đi tiếng tăm của mình. Sự thành công, nổi tiếng là một thứ không cho phép bạn nghỉ ngơi, và nó chính là cội nguồn của mọi sự xao nhãng. Nó làm ta rối trí, theo rất nhiều cách khác nhau, vì nó kích thích mọi người bằng nhiều thứ khác biệt - một số theo quyền lực, số khác lại chạy theo đam mê lạc thú. Một số được nó thổi phồng lên (danh tiếng), một số thì trở nên uể oải nhu nhược. "Nhưng một vài người có thể làm chủ những thứ đó trong cuộc sống của họ". Đúng, có những người như thế, cũng giống như có một số người có thể cứ uống mãi mà không say. Nhưng đừng để những trường hợp ấy khiến bạn tin rằng người nào được vây quanh và ca tụng bởi đám đông là những người may mắn. 

Đám đông bao quanh họ cũng giống như đàn gia súc bao quanh một cái hồ: chúng uống nước và khuấy tung bùn lầy.

"Người ta coi ông ấy như một tay chơi tài tử ăn không ngồi rồi". Bạn biết đấy, có những người thích đảo lộn mọi thứ, và có cái thói hay nói ngược. Họ từng cho rằng ông ta là một người may mắn thành công? Ở thời điểm đó, liệu có đúng ông ta như vậy không? Lời phán xét ấy, với tôi cũng không khác gì nếu người ta nói ông ta cực kỳ thô lỗ và dữ dằn. Aristo từng nói:

“Tôi thà nhìn thấy một chàng trai trẻ khó gần hơn là một người luôn cởi mở và chan hòa giữa đám đông. Vì những thùng rượu có thể trở nên hảo hạng lại thường rất chát rất đắng khi mới ủ, trong khi những thùng dễ uống lúc đầu thì thường chẳng ra làm sao theo thời gian”.

Vậy nên hãy để người đời nói ông ấy là cứng đầu và không ai có thể cùng chung chí hướng. Chính sự cứng đầu ấy sẽ trở thành điểm mạnh theo năm tháng, miễn là ông ấy có thể kiên tâm rèn luyện phẩm cách và hấp thụ những tinh hoa của việc học với một thái độ cởi mở và biết chắt lọc. Thứ tôi đang nhắc đến không phải là học cái học nông cạn trên bề mặt chỉ để khoe khoang kiến thức, mà thực ra chính là triết học. Với nó, tâm trí cần phải được mài sắc để có thể duy trì sự tập trung, nhằm đào sâu vào những kiến thức quan trọng.
Giờ là thời điểm để học. "Ý ông là gì? Chẳng lẽ có lúc nào không phải là thời điểm để học?". Ý tôi không phải vậy. Tôi đồng ý là ta nên tận dụng tất cả thời gian có thể để học, nhưng cùng với đó, có những thời điểm trong cuộc đời là không thích hợp để tham dự khóa học dành cho người mới nhập môn. Thật xấu hổ và đáng chê cười cho một người già mà vẫn học chữ cái. Mỗi người cần tiếp thu sự giáo dục khi còn trẻ, để khi về già anh ta có thể sử dụng chúng.
Vậy nên nếu bạn có thể khiến người bạn của mình trở nên tốt đẹp hơn, bạn thực ra đang làm một điều rất tốt cho chính bản thân bạn. Điều đó, họ nói, là điều tuyệt vời để chúng ta tìm kiếm (từ người khác) cũng như ban tặng (cho người khác). Vì chắc chắn nó mang lại thứ lợi ích cao nhất, cho cả người cho lẫn người nhận nó.
Dù sao đi nữa, ông ta đã không còn quyền tự do lựa chọn, vì đã đưa ra lời cam kết của mình. Thật xấu hổ khi không trả được một khoản nợ, vậy còn xấu hổ đến thế nào nếu không giữ được lời hứa cho một tương lai đáng kỳ vọng của chính mình. Để trả nợ, người thương nhân cần những chuyến đi cho lợi nhuận; người nông dân cần đất đai tươi tốt, mưa thuận gió hòa để trồng trọt; nhưng thứ mà ông ta nợ, ổng có thể trả chỉ bằng ý chí của bản thân mà thôi.

Vận mệnh hay may mắn không có quyền hạn gì đối với đạo đức và cách cư xử của một người. Hãy để ông ta biết ông ta có toàn quyền và trách nhiệm về lời hứa ấy, về việc đạt đến một tâm trí toàn vẹn và thông suốt, không chấp nhận bất cứ mất mát hay lợi ích nào, mà luôn cân bằng bất kể điều gì xảy đến. Nếu những thứ của cải thông thường đến với ông ta, tâm trí ông ta sẽ luôn vượt trên chúng; nếu may mắn đóng một cánh cửa dẫn đến sự thịnh vượng ấy, hay thậm chí là tất cả, ông ta cũng không vì thế mà trở nên yếu đuối thất vọng.

Nếu ông ta được sinh ra ở Ba Tư, ông ta sẽ phải luyện bắn cung từ bé; nếu ở Đức, ông ta sẽ phải tập với những ngọn giáo nhẹ. Nếu ông ta phải sống trong thời tổ tiên của chúng ta, ông ta phải học cách cưỡi ngựa và đánh tay không. Mỗi người đều được khuyến khích và thậm chí yêu cầu học những kỹ năng tương tự từ cộng đồng. Vậy thứ bạn của bạn cần phải học và rèn luyện là gì? Một kỹ năng có thể giúp ông ấy chống lại mọi vũ khí và mọi kẻ thù: đó là học cách không cả quan tâm đến, chứ đừng nói là sợ cái chết.
Không ai nghi ngờ rằng liệu có điều gì thực sự đáng sợ trong cái chết, điều gì đó làm chấn động không chỉ cơ thể mà cả tâm hồn - thứ được tạo ra để yêu quý chính nó. Vì nếu cái chết không có gì đáng sợ, ta sẽ không cần phải rèn giũa bản thân để chuẩn bị cho nó, mà thay vào đó có thể đối mặt với nó như thể ta tự nguyện làm vậy. Đây chính là lý do mà cũng giống như tất cả các giống loài khác, ta thường cố để bảo vệ sự tồn tại của bản thân mình. Nên nhớ, không ai rèn luyện chỉ để có thể nằm xuống một cách thoải mái trên giường hồng khi đến thời điểm, thay vào đó, chúng ta rèn luyện để trở nên dũng cảm can trường, để có thể giữ vững niềm tin trong gian khổ, để khi cần ta có thể đứng hiên ngang nơi chiến lũy suốt đêm, ngay cả khi bị thương, mà không cả phải tựa vào thanh giáo của mình. Vì những người chỉ chờ đợi sự giúp đỡ thì cuối cùng sẽ ngủ quên.
Cái chết không mang lại một bất lợi nào, vì bất lợi cần một thực thể tồn tại để cảm nhận nó (ý chỉ sau cái chết ta sẽ không còn cảm thấy gì nữa để phải sợ sệt). Nhưng nếu bạn đã quá chán ghét cuộc sống dài lê thê, hãy ghi nhớ trong đầu rằng những thứ ta không còn cảm nhận được bằng giác quan thường không thực sự mất đi, chúng được giữ trong một trạng thái nào đó trong tự nhiên như chúng đã đến, và sẽ sớm trở lại. Chúng không còn tồn tại, nhưng cũng không hoàn toàn diệt vong. Và cái chết, thứ mà chúng ta thường sợ hãi và không dám đối mặt, làm gián đoạn cuộc sống, nhưng không lấy mất nó hoàn toàn: ngày sẽ trở lại và mang ánh sáng đến với chúng ta. Đó là ngày mà rất nhiều người sẽ từ chối, nếu như không phải là họ đã quên hết mọi thứ trước đó.
Ngày nào đó tôi sẽ cho bạn một lời giải thích đầy đủ hơn về những thứ tưởng như diệt vong nhưng thực ra là đang chuyển hóa. Vì vậy mà ta nên chọn cách học ở tự nhiên và đối mặt với cái chết một cách bình thản. Hãy nhìn mọi thứ trong cuộc sống này: bạn sẽ thấy không thứ gì thực sự mất đi hoàn toàn, thay vào đó, mọi thứ ra đi rồi trở lại theo chu kỳ. Mùa hạ qua đi, nhưng năm mới sẽ mang nó trở lại; mùa đông chấm dứt, nhưng cũng sẽ trở lại một ngày kia. Đêm tối chôn vùi mặt trời, nhưng ngày mới đến lượt nó sẽ kéo mặt trời lên để xua đi đêm tối. Những vì sao tìm về lối cũ, một phần của bầu trời nâng lên, và phần kia hạ xuống.
Giờ tôi sẽ kết thư, nhưng còn một điều cuối tôi muốn nhắn nhủ với bạn. Trẻ em và những người đã trở nên ngớ ngẩn không sợ chết, trạng thái của họ ban cho họ sự thanh thản. Thật đáng thất vọng nếu lý trí và sự thông tuệ không thể cho ta thứ mà sự ngờ nghệch ban cho họ.
Tạm biệt!
A Dreamer

👉 ĐỂ HIỂU THÊM VỀ CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ VÀ THỰC HÀNH CÙNG SENECA, BẠN CÓ THỂ ĐẶT MUA BỘ SÁCH NGAY TẠI ĐÂY:

*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 Tell your friend that he should be bold enough to despise the criticism of those who say that he is seeking the shade and a life of leisure, abandoning his prestigious position, and that while he could achieve more, he has chosen quiet over everything. Let him show them, each and every day, how useful it is for him simply to mind his own business.
Those who attract the envy of others will always be moving along; some will be knocked aside; others will fall. Prosperity is a restless thing; it drives itself to distraction. It addles the brain, and not always in the same way, for it goads people in diff erent directions—some toward power, others toward self-indulgence. Some are puff ed up by it, others unmanned and made entirely feeble. 2 “But there are some who handle it well.” Yes, there are, just as some handle wine well. But that should not convince you that the fortunate person is one surrounded by many hangers-on. Th ey crowd around him as cattle crowd around a pond: they drink the water and stir up the mud. “People are calling him a dilettante and a do-nothing.” You know that some people have a perverse way of talking: they speak by opposites. 3 Th ey used to call him a prosperous man; what of it? Was he one in fact? Neither do I care that some perceive him as excessively rough and grim. Aristo used to put it this way: 
I would rather see a stern young man than one who is cheery and popular with a crowd. For the vintage that is to become a quality wine is harsh and bitter when just made; one that is palatable in the vat does not stand up to aging. So let them call him “stern” and “no friend to his own prospects.” That sternness will turn out well with age, as long as he perseveres in attending on virtue and in imbibing the liberal studies. By which I do not mean those studies of which a smattering is enough; I mean these liberal studies.* In these, the mind needs a thorough steeping.
4 Now is the time to learn. “What do you mean? Is there any time that isn’t the time to learn?” Not at all: it is honorable to learn at every time of life, but by the same token there is a time at which it is not honorable to be taking the introductory course. It is shameful, even ridiculous, for an old man to be still learning his letters. One should acquire an education in youth, and then in old age make use of it. So if you make your friend the best he can be, you will be doing yourself a very great service. These, they say, are the favors one should ask; these the favors one should bestow. Th ere can be no doubt that they are benefi ts of the highest order, as useful to give as to receive. 
5 Anyway, he is no longer at liberty: he has given his pledge. Shameful as it is to default on a loan, it is still more shameful to default on one’s own expectations. To pay the former sort of debt, the merchant needs a profi table voyage; the farmer needs fertile soil to till and kindly weather; but what your friend owes, he can pay by his willingness to do so, and in no other way.
6 Fortune has no jurisdiction over his conduct. Let him take charge of that himself, so that his mind may achieve its perfection in complete tranquility, not perceiving any loss or any gain, but retaining the same attitude no matter what befalls. If commonplace goods are piled around him, he towers over his possessions; if chance knocks down one of the piles, or all of them, he does not thereby become shorter.
7 If he had been born in Persia, he would have been drawing the bow from his infancy; if in Germany, he would have been casting a lightweight spear since childhood. If he had lived in the times of our ancestors, he would have learned riding and hand-to-hand combat. Each individual is encouraged and indeed required to learn such skills by the training regimen of his own people. 8 So what is it that your friend needs to practice? A skill that will serve him well against all weapons and all kinds of enemies: that of caring nothing for death.
No one doubts that there is something frightening about death, something jarring not only to the body but to our rational nature, which has been designed for self-love. There would be no need to sharpen ourselves up in preparation for something that we were inclined to pursue willingly and instinctively in the same way that all creatures have a drive for self-preservation. 9 No one learns just so that he can lie down calmly in a bed of roses if the need should arise; rather, he toughens himself so as not to break faith under torture, so that if necessary he can stand guard throughout the night, even when he is wounded, without leaning on his spear. For those who
rest against some support eventually fall asleep.
Death holds no disadvantage, for a disadvantage must be that of some existing person.°* 10 But if you are so desirous of longer life, keep in mind that things that vanish from our sight are not really spent; they are stored away in the natural world from which they came and are soon to come again. Th ey cease to be, but they do not perish. And death, which we fear so deeply and refuse to meet, interrupts life, but does not abscond with it: the day will come again that will return us to the light. It is a day which many would refuse, except that we forget everything before returning.
11 Another day I will give you a fuller explanation of how all things that seem to perish are in fact transformed. He who departs with the expectation of returning ought to depart calmly. Consider cycles in the natural world: you will see nothing that is actually extinguished; rather, things descend and rise again by turns. Summer is over, but another year will bring it back; winter is gone but will return in its proper months. Night has buried the sun, but day in turn will soon drive out the night. The stars retrace their previous movements; one part of the sky is continually rising, the other setting.
12 Well, I will bring this to an end, but let me add one word more. Neither young children nor those of wandering mind fear death; their state confers tranquility. It is most disgraceful if wisdom cannot do for us what foolishness does for them.
Farewell.


Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: