Mô hình vòng xoắn Tư duy đột phá
Tư duy đột phá là một mô thức tư duy được phát triển hơn 50 năm qua dưới sự nghiên cứu của GS Gerald Nadler (Mỹ) và GS Shozo Hibino,...
Tư duy đột phá là một mô thức tư duy được phát triển hơn 50 năm qua dưới sự nghiên cứu của GS Gerald Nadler (Mỹ) và GS Shozo Hibino, mở ra cách tiếp cận mới để hoạch định tương lai và giải quyết trọn vẹn vấn đề bằng cách tái định hướng tư duy theo mục đích, sự duy nhất và tính hệ thống của vấn đề. Công cụ này đã được ứng dụng tại IBM, AIA, NEC, NTT, Canon, Toyota, Denso, Sumitomo, ABB, JVC, Nissan, Glico…
Công cụ được giới thiệu sau đây trích dẫn từ phiên bản mới nhất của cuốn sách Tư duy đột phá sắp được phát hành bởi Trung tâm Tư duy đột phá Việt Nam, trang thông tin chính thức tại: http://www.tuduydotpha.com/
Đây là một trong số các công cụ rất hữu hiệu trong Tư duy đột phá, là một sơ đồ được tác giả tạo ra để gắn kết ba nguyên lý cơ bản, bốn giai đoạn phát triển giải pháp, và tập công cụ Tư duy Phân kỳ – Hội tụ, Câu hỏi Thông minh, Ma trận Hệ thống để đi đến giải pháp. Hình bên trên mô tả cách thức làm thế nào mà các thành phần và công cụ được tích hợp lại thành một Quy trình sáng tạo giải pháp thống nhất từ đầu đến cuối.
Để hiểu được sơ đồ này, bạn sẽ cần nhận thấy rằng cứ mỗi một phân đoạn trong quá trình (tức một “pha”) sẽ bao gồm 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ được chia làm 3 bước Liệt kê-Tổ chức-Quyết định. Trong mỗi bước, bạn sẽ sử dụng các Câu hỏi Thông minh dựa trên nền tảng của các nguyên lý cơ bản là Tính độc đáo, Thông tin có mục đích, và Tính hệ thống.
Theo hình trên, bạn sẽ bắt đầu quá trình tạo giải pháp của mình từ chữ X ở đầu hình và đi qua phân đoạn 1 sử dụng 4 giai đoạn. Bạn cũng thấy rằng nếu chỉ đi qua 4 giai đoạn này một lần thì vẫn chưa đạt được giải pháp mà phải đi hết các phân đoạn trong Vòng xoắn này. Nội dung của mỗi phân đoạn sẽ được mô tả sau đây:
Lập kế hoạch cho việc lập kế hoạch – đây là giai đoạn đầu tiên để bắt đầu đi tìm giải pháp sáng tạo. Mọi người thường hay đi thẳng vào lập kế hoạch mà quên đi rằng lập kế hoạch cũng là một việc cần phải được chuẩn bị tốt. Phân đoạn này nhắc chúng ta phải đưa ra sự chuẩn bị tốt đó để làm ra một kế hoạch tốt.Cài đặt kế hoạch để lấy được kết quả – mục tiêu của giai đoạn này là sử dụng kết quả của phân đoạn 1 để lôi cuốn được con người, cùng với những con người đã lôi cuốn để khai triển dãy mục đích dự án, v.v…Phát triển giải pháp sơ bộ – cùng với những con người đã lôi cuốn vào và đạt được sự nhất trí để bắt đầu những bước phát triển giải pháp đầu tiên sử dụng ma trận hệ thống.Phát triển các thành phần chức năng trong giải pháp – trong phân đoạn này, bạn cũng có thể mời gọi nhiều người hơn tham gia vào, đánh giá lại các mục đích đã triển khai, đề xuất các Giải pháp Tương lai khác nhau và lựa chọn để phát triển nhiều Giải pháp Sống khác nhau, và dựa trên ma trận giải pháp đã tạo ra bên trên, phát triển tiếp các thành phần của nó như những hệ thống con để đạt đến mức chi tiết của giải pháp.Tích hợp các thành phần chi tiết của giải pháp – xem xét các chi tiết phát triển ở phân đoạn 4 xem chúng tương tác với nhau như thế nào, và tích hợp các thành phần lại với nhau, đảm bảo các thành phần là tương thích với nhau khi hoạt động và không bỏ sót các thành phần.Lập kế hoạch cho việc triển khai giải pháp – một Giải pháp Sống đưa ra phải được lập kế hoạch để triển khai trước khi triển khai để đảm bảo thành công. Đây là bước mà mọi người cũng hay “quên” vì cứ nghĩ là có giải pháp rồi thì cứ thế đưa vào triển khai, nhưng không, nếu bạn không lập kế hoạch cho việc triển khai, bạn sẽ tiếp tục gặp những trở ngại trên con đường đưa giải pháp vào cuộc sống.Cài đặt kế hoạch triển khai – là giai đoạn bạn triển khai thực hiện Giải pháp Sống.Lập kế hoạch cho thay đổi kế tiếp nhằm làm cho giải pháp tốt hơn nữa – trong phân đoạn này, bạn nhìn nhận xem đâu là lúc cần đưa vào các thay đổi nhằm đạt được chất lượng giải pháp tốt hơn dựa vào những phương án đã được nhận diện ra trong các giai đoạn trước.Nhìn qua, giản đồ trên có vẻ lặp đi lặp lại các hành động trong mỗi phân đoạn và cũng có vẻ dài dòng tốn thời gian, thế nhưng việc áp dụng đúng các bước trong giản đồ trên sẽ mang lại hiệu quả và tính hiệu lực vượt trội so với cách tiếp cận phân tích để giải quyết vấn đề. Thực tế là trong hầu hết các trường hợp sử dụng phương thức này, những người sử dụng đều phản hồi cho chúng tôi rằng họ tiết kiệm được thời gian tạo giải pháp. Theo báo cáo của họ, việc bỏ ra nhiều thời gian hơn vào giai đoạn đầu để nhận diện đúng vấn đề là lý do chính làm nên khả năng tiết kiệm thời gian. Bạn cũng nên lưu ý rằng không nhất thiết phải áp dụng rập khuôn 8 phân đoạn trên một cách máy móc. Sẽ có lúc, bạn có thể gộp chung vài bước vào làm một lúc để tạo ra kết quả nhanh hơn. Khi sử dụng EBT, chúng tôi mong rằng các bạn có thể trở nên linh hoạt, mềm dẻo và điều chỉnh linh động cách xử lý cho mỗi vấn đề đặc thù của mình.
Tìm hiểu thêm về Tư duy đột phá tại đây: http://www.tuduydotpha.com/
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất