Nếu không tiện đọc bài viết, bạn có thể nghe bản audio tại đây:




Có một khoảng thời gian mình đã từng nghiện bài thơ này của Charles Bukowski, không phải chỉ bởi vì vần điệu, mà còn cả về nội dung:
Bài thơ, hay còn có thể hiểu là một lời nhắn nhủ của ông gửi tới tất cả các ngành nghề mang tính chất sáng tạo, từ các công việc mang tính chất chuyên môn cao như chỉ đạo sản xuất (Director), nhà soạn nhạc (Composer), kiến trúc sư (Architect) cho tới những công việc vẽ tranh (Illustrator, painter, ...) hay thậm chí là cả những môn thể thao.
Tuy nhiên, đối với mình, thì đó chỉ là một bài thơ khá là truyền cảm  lãng mạn, trong đó có nói về quan điểm của ông với những công việc mang tính chất sáng tạo, NHƯNG mình nghĩ ông đã sai.
Trong lịch sử, đã từng và đang có rất nhiều những thiên tài mà họ không thể có những "bursting out of you in spite of everything ..." nhưng vẫn làm những công việc tràn đầy sự sáng tạo, điển hình như là:

J.K Rowling (Chắc ai cũng biết bà rồi)
Geogre R.R Martin (Nổi tiếng với bộ tiểu thuyết A song of Ice and Fire, hay còn được biết qua series phim truyền hình dài tập Game of Thrones, vẫn đang đợi sách mới của ông :) )
Hay là cả những: 
Van Gogh (Hoạ sĩ nổi tiếng bắt đầu tập vẽ tranh khi ở tuổi 27)
Mark Twain (có lẽ người Việt biết về tác phẩm 'Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer' hơn là bản thân ông)
Và cho tới cả những:
Aaron Sorkin (Một trong những highest-paid screenwriters của Hollywood, theo như chẩn đoán thì ông bị mắc hội chứng 'writer's block' vĩnh viễn)
Quentin Tarantino (Filmmaker, director, writer, tác phẩm tiêu biểu của ông là Kill Bill 1&2 và cả series phim truyền hình CSI ăn khách, trong một buổi phỏng vấn ông đã nói về sự khó khăn như thế nào của công việc sáng tạo khi phải dành hàng giờ đồng hồ chỉ để ngồi nhìn những trang giấy trắng)
Và đặc biệt là: 
Robert McKee (thầy của những nhà biên kịch phim nổi tiếng nhất trên toàn thế giới, ông tự nhận mình là người hay trì hoãn nhất trên thế giới)
Vấn đề chung của những bộ óc sáng tạo này, hay kể cả là bạn, mình, và cả những người khác đó là : 
The more excited you are about your creative endeavor, the bigger project and the more important to fullil your dreams, the harder it is to sit down and DO IT.
Bạn càng hào hứng hơn về quá trình sáng tạo của mình, về những dự án lớn hơn nữa hay về tầm quan trọng của việc được lấp đầy những giấc mơ của mình thì sẽ càng khó hơn cho bạn để có thể ngồi xuống và làm nó.
Cái bẫy mà đa số những người viết đều mắc phải (kể cả mình) đó là dành hàng giờ đồng hồ ngồi trước máy tính, chăm chú nhìn vào trang giấy trắng nhưng lại không thể tìm ra được động lực nào để viết. Không phải là chúng ta không muốn viết gì, không phải là chúng ta không có khả năng để làm điều đó, mà thật ra, sâu thẳm bên trong bản thân, chứng ta SỢ những gì chúng viết sẽ không đủ hay.
Steven Pressfield đã từng nói:
There is a secret that real writers know that wannabe writer don't. It is not the writing part that's hard, what's hard is sitting down to write.
Có một bí mật mà chỉ những nhà văn thật sự biết còn những người muốn trở thành nhà văn thì không. Đó là để viết được một đoạn văn thì không hề khó, cái khó ở đây là làm sao để ngồi xuống mà viết.
Và ông đã gọi thứ mà ngăn cách ta ngồi xuống để có thể viết là SỰ KHÁNG CỰ - RESISTANCE.

Sự kháng cự là gì?

Theo như những gì Pressfield nói, sự kháng cự là thứ đứng chắn giữa cuộc đời mà chúng ta đang sống và cuộc đời mà chúng ta muốn sống, nó ngăn cách chúng ta giữa hiện thực với những giấc mơ, những hoài bão về việc trở nên là ai hay muốn tạo ra cái gì.
Bạn muốn trở thành một nhà văn trong khi chưa từng viết gì? Bạn muốn trở thành hoạ sĩ nhưng lại chưa từng vẽ gì? hay bạn muốn làm chủ một công ty nhưng lại không muốn bắt đầu gây dựng sự nghiệp? ... nếu bạn đã từng có suy nghĩ như vậy thì xin chúc mừng, có thể bạn đã là nạn nhân của sự kháng cự.              
Sự kháng cự, theo như những gì Pressfield mô tả, là một hội chứng khá nghiêm trọng trong xã hội ngày nay. Ông đã mô tả nó trong cuốn sách của mình như là một con quỷ ăn sâu vào bên trong mỗi con người.

RESISTANCE = EVIL

Hàng trăm triệu người trên thế giới đã bị nó đánh bại, những giấc mơ của họ khi còn là trẻ con đã chết dần đi bởi vì họ đã từ bỏ mà thậm chí không thèm quay đầu lại dù chỉ một lần. Và đó là lí do tại sao chúng ta nên tìm hiểu về nó và cả về cách làm sao có thể đối mặt với nó.
Pressfield đã mô tả về sự kháng cự theo một cách rất đẹp:
Resistance is invisible and internal. We might think that it is friend, job, pet or the internet that keeps us from our creative work, but that false.
Sự kháng cự là vô hình và nó xảy ra bên trong mỗi con người. Chúng ta nghĩ rằng bạn bè, công việc, thú cưng hay là internet đã khiến chúng ta không thể sáng tạo, nhưng sự thật không phải là vậy.
Bạn đã từng bao giờ vừa viết được một tí liền muốn đi uống nước, muốn đi wc, hút thuốc hay chỉ đơn giản chỉ là nghỉ ngơi một lát, rồi dặn lòng là sẽ liền quay lại viết tiếp, nhưng rồi vẫn tiếp tục nghĩ về những thứ khác, và điều đó cứ tiếp tục xảy ra như một vòng lặp liên hồi?
Đừng bao giờ coi thường sức mạnh của sự kháng cự. Nó sẽ khiến chúng ta đi lệch ra khỏi những mục đích ban đầu, làm hỏng những deadlines, khiến chúng ta trở nên mụ mị đầu óc và dần rơi vào trạng thái TRÌ HOÃN - PROCRASTINATE. 
Sự kháng cự xuất phát từ chính bản thân chúng ta, là một kẻ thù mà chính chúng ta đã tạo ra nó từ sâu thẳm bên trong của mỗi con người. Và sự kháng cự cũng sẽ tạo ra sự trì hoãn, điển hình tiêu biểu là suy nghĩ:
"Ngày mai tôi sẽ làm!"

"Mình sẽ không làm được" - sẽ là điều mà bạn thường xuyên nói với bản thân mình trong suốt cuộc đời. Đây là điều mà sự kháng cự muốn chúng ta phải thừa nhận khi nó đeo bám chúng ta. Những biểu hiện khác của sự kháng cự là việc tự nuông chiều bản thân, đắm chìm mình trong mạng xã hội, facebook, youtube, instagram, rượu, nước ngọt, tình dục, thủ dâm, các chương trình TV, những chuyện tầm phào, cafe, đồ ăn ngọt, đồ ăn chứa nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, sôcôla và thậm chí là cả ma tuý, cần sa....
Pressfield cũng mô tả rằng không phải sự nuông chiều bản thân nào cũng là biểu hiện của sự kháng cự nhưng nếu bạn cảm thấy bản thân trống rỗng hay thường xuyên không cảm nhận được sự thú vị nào của cuộc sống thì khả năng cao là bạn đã rơi vào tráng thái của sự kháng cự.
Trong tiềm thức của mỗi con người, chúng ta đều thừa biết rằng ngay vào khoảng khắc mà chúng ta đồng ý đánh đổi cả một mục tiêu lâu dài để chỉ đổi lấy những sự hài lòng, thoải mái nhất thời, sự kháng cự đã đánh bại bản thân chúng ta.
Cuốn đầu tiên, cuốn này đã có bản dịch tiếng Việt rồi, các bạn có thể mua về để tìm hiểu thêm, 
Cuốn thứ 2 trong bộ 3, mình không tìm thấy bản dịch tiếng việt, còn tiếng Anh thì luôn có sẵn trên Amazon
Cuốn cuối cùng trong bộ 3, đây là những kiệt tác để đời của Steven Pressfield, rất nhiều những doanh nhân, người thành công trên thể giới, kể cả các tỉ phú đều đọc sách của ông, những cuốn sách này thường được highly-recommend 
You know the worst thing is? You're not writing. You have this gift,  you have this incredible talent, and you're just flushing it down the toilet. - Natascha McElhone, Carlifonication (2007-2014)
Bạn biết điều tệ nhất là gì không? Bạn không viết. Bạn có món quà này, bạn có được khả năng đáng kinh ngạc này, và rồi bạn ném nó vào cái toilet. - Natascha McElhone, series phim truyền hình dài tập Carlifonication (2007-2014)
Sự kháng cự sẽ xảy ra khi chúng ta tạo ra những tiêu cực đối với cuộc sống xung quanh, khi ta tự làm tổn thương bản thân, khi mà dành quá nhiều thời gian cho việc soi mói, chỉ trích người khác, khi mà chúng ta trở nên quá uỷ mị theo nhiều cách và thậm chí là ngay cả khi chúng ta đã nhận ra tại sao 'mình' vẫn chưa bắt tay vào làm nữa. 
Đối với những nghệ sĩ thực thụ, họ sẽ không bao giờ chấp nhận những hành vi tự-tàn phá-bản thân như vậy bởi vì những điều đó sẽ khiến họ có thể không được làm công việc mà họ mơ ước. 
Mặt khác, sự kháng cự cũng có thể trở nên có ích. Sự kháng cự sẽ chỉ cho bạn đi theo tiếng gọi của bản thân, điều mà bạn chỉ có thể nhận ra khi cảm thấy e dè, sợ hãi, lo ngại trước một thử thách nào đó, ví dụ như khi phải làm một thứ gì đó mới, đầy sáng tạo nhưng bản thân lại không hề biết một chút nào về nó. 
Và, nỗi sợ đó cũng chính là thứ mà chúng ta phải học để đối mặt với nó.
Từ nỗi sợ, chúng ta phải học cách dần chấp nhận nó, sống chung với nó, và phải yêu nó. Nếu như bạn không thể thích công việc mà mình đang làm, bạn sẽ không thể cảm nhận được bất cứ sự thú vị nào về nó, và nó sẽ dần khiến bạn trở nên sợ hãi cả công việc, khiến cho cuộc sống bạn trở nên tệ hơn.
Sự kháng cự sẽ luôn hướng chúng ta đến hướng Bắc riêng của mỗi người (the true North). Bạn càng có bao nhiêu sự kháng cự trước khi bắt tay vào công việc thì cũng sẽ có chừng đó sự thoã mãn ngay khi hoàn thành nó. 

Vậy, làm sao chúng ta có thể kiên định để đánh bại được sự kháng cự?

 Câu trả lời mà Steven Pressfield đưa ra đó là trở thành một Pro - Turning Pro. Ông đã mô tả việc để trở thành một Pro, không liên quan tới việc kiếm được tiền hay không từ những công việc sáng tạo, thì cần phải có một sự triết lí trong công việc và cùng với sự tin tưởng về đạo đức sẽ dẫn lối cho những người làm các công việc sáng tạo.
Bạn có thể sẽ trở nên Pro trong ngày hôm nay nhưng ngày mai sẽ lại là một amateur - kẻ nghiệp dư.
Stephen King (SK): Is there anything you've always wanted to ask me ...? Because Geogre, I will.
Geogre R.R Martin (GM): Yes, yes, there is something I want to ask you. How the f*ck do you write so many books so fast?
GM: I think... oh, I've a really good six months, I've written three chapters and you've got three books in that time?
SK: Here's the thing, okay, there're books in there books. The way that I work, I try to get out there and I try to get six pages a day. So with a book like End of watch, and I work. When I'm working, I work everyday, three four hours and I try to get those six pages and I try to get them fairly clean so if the manuscript is ... Let's say three hundred and sixty pages long, that's basically two months work, it's concentrated but it's a fairly, but that's assuming that it goes well.
GM: And you do hit six pages a day?
SK: I usually do.
GM: You don't ever have a day where you sit down there and it's like constipation ... and you write a sentence and you hate that sentence and you check your email and you wonder if you had any talent after all and maybe you should be a plumber...

Stephen King (SK): Ông có gì mà luôn muốn hỏi tôi không...? Bởi vì Geogre à, tôi có đấy.
Geogre R.R Martin (GM): Có, có chứ! Có một thứ mà tôi luôn muốn hỏi ông, đó là làm thế đ*o nào mà ông viết sách nhanh vậy?
GM: Tôi đã từng nghĩ là ... oh, mình đã có một phong độ rất tốt trong sáu tháng qua, và tôi đã viết được 3 chương sách nhưng ông ... lại viết tận 3 cuốn sách trong chừng đó thời gian?
SK: Vấn đề là thế này nè, sẽ luôn có những cuốn sách lồng trong những cuốn sách khác. Và cách mà tôi làm việc, đó là thoát ra khỏi đó và cố gắng viết cho được 6 trang trong một ngày. Và với cuốn End of watch, tôi đã thực sự làm điều đó. Và khi tôi làm, mỗi ngày, 3-4 tiếng và cố gắng đạt tới con số 6 trang một ngày mà không cần phải chỉnh sửa gì thêm nữa. Và với bản thảo, ... cho rằng khoảng tầm 360 trang, thì về cơ bản chỉ cần 2 tháng là có thể hoàn thành nó, phải rất là tập trung cho việc đó nhưng mà nó đáng, và điều đó cho thấy là mọi thứ đều hoạt động trơn tru.
GM: Và ông thật sự đã viết 6 trang chỉ trong một ngày?
SK: Tôi thường xuyên làm vậy.
GM: Chả lẽ ông không bao giờ có một ngày mà khi ông ngồi xuống là cảm thấy 'táo bón' ... và khi ông viết một câu và ông liền ghét những gì mình vừa viết và rồi ông lại check email và ước rằng mình có bất cứ tài năng nào cũng được và đôi khi mình nên là một thợ sửa ống nước thì tốt hơn...
Pressfield đã chỉ ra rằng những Pro sẽ biết là những hành động cực kì bình thường như là việc ngồi xuống và bắt đầu viết sẽ thúc đẩy cơ thể trải qua một quá trình kì lạ nhưng lại tạo ra được niềm cảm hứng. 
The amateur waits for inspiration, the professional knows that it will come after he start.
Người nghiệp dư thì đợi cảm hứng tới mới làm, còn người chuyên nghiệp thì biết rằng cảm hứng sẽ tới khi đã bắt tay vào làm.
Quay trở lại với đoạn đối thoại giữa Stephen King và Geogre R.R Martin, có thể nhận thấy rằng việc trở thành Pro khó khăn hơn đối với Geogre R.R Martin trong khi ông là một trong những tiểu thuyết gia tài năng nhất ở thập kỉ này, nhưng ông vẫn chưa thể trở thành một Pro. (Và đó là lí do tại sao mình vẫn đang phải đợi cuốn sách tiếp theo của ông) 
Một Pro sẽ phải dám đối mặt với nỗi sợ trong khi những kẻ nghiệp dư sẽ luôn sợ hãi về khả năng của mình có thể đáp ứng được bức tranh mà mình kì vọng hay không và họ sẽ đợi nỗi sợ biến mất mới có thể làm được, nhưng một Pro biết rằng việc đó sẽ không bao giờ xảy ra và đằng nào cũng sẽ đối mặt với nó cho nên họ sẽ làm ngay và luôn.
Những kẻ nghiệp dư thì thường mơ về sự thành công theo cách là ngôi sao của những sân khấu chính trong khi một Pro thì luôn biết rằng thành công chỉ thực sự đến khi những công việc tầm thường mà chúng ta hay làm đã thực sự trở nên thuần thục, và khi đó thì phần thưởng sẽ tự động chạy vào túi hoặc cũng có thể là không ..?
Bằng những cách này, những Pro có thể ngăn ngừa sự thất vọng - Disapointment, một người bạn thân thiết của Resistance, thứ cũng có thể khiến chúng ta muốn bỏ cuộc.
Và những Pro sẽ chơi theo cách mà cuộc đời muốn họ chơi cùng, họ không bao giờ đổ thừa cho việc xui xẻo, nghịch cảnh hay là bất công đã làm họ trở nên ngu dốt ra sao mà họ sẽ thừa nhận rằng mình đã ngu dốt sẵn rồi.
Một Pro sẽ biết bỏ đi lòng tự trọng cao của bản thân, họ biết rằng họ không bao giờ là người giỏi nhất cho nên họ luôn sẵn sàng học hỏi nếu như có ai đó giỏi hơn.
Nhưng hãy luôn cẩn thận, bởi vì chỉ cần một lời nói dối, một sự kiêu căng, tỏ vẻ thôi thì sự kháng cự sẽ nhận ra liền, nó sẽ quay lại và tiếp tục làm mê muội bản thân chúng ta, ngăn cách chúng ta làm những í tưởng sáng tạo.
Pressfield cũng chỉ ra rằng đây là giai đoạn khó nhất trong việc trở thành một Pro.
Một Pro sẽ đặt cả trái tim và linh hồn của họ vào trong công việc, rồi khi đã làm xong thì sẽ lùi lại, đánh giá công việc của mình một cách khắt khe nhất, ghi chú lại những lỗi sai để có thể làm tốt hơn trong những dự án tiếp theo, và rồi họ lại tiếp tục các dự án mới. 
Một Pro sẽ chấp nhận tất cả những lời phê bình nhưng họ không để nó ảnh hướng tới niềm cảm hứng của mình vì họ biết điều đó sẽ khiến sự kháng cự quay trở lại.
if you're the smartest in the class, then you're in the wrong class.
Nếu bạn là người giỏi nhất trong lớp, thì hẳn là bạn đã vào nhầm lớp.
Hầu hết những người nghiệp dư nghĩ rằng họ chỉ cần yêu công việc mà mình muốn làm là đủ, họ có thể làm nó bằng tình yêu và không cần nhận lấy danh tiếng hay tiền bạc. Nhưng một Pro biết rằng nếu như quá nhiều tình yêu cho công việc cũng sẽ khiến cho bản thân họ trở nên nông cạn, tù túng trong chính cái lồng mà họ tạo ra.
Khi đọc đến đây, bạn chắc hẳn cũng đã nghĩ nếu như nhìn những công việc sáng tạo một cách đầy khắt khe như vậy, thì những câu chuyện lãng mạn, những cổ tích, thần thoại, sự đẹp đẽ, sự thần bí của nghệ thuật sẽ ở đâu, đó là những thứ mà chúng ta thường hướng tới khi làm những công việc sáng tạo...
Câu trả lời là, những điều đó sẽ xuất hiện khi bạn đã thực sự trở thành một Pro, bạn sẽ thấy được chúng khi bạn đã hoàn toàn đánh bại được sự kháng cự. Khi bạn đã ngồi xuống được và bỏ hết những suy nghĩ khác đi thì điều kì diệu sẽ xảy ra, bạn sẽ grind it out những niềm cảm hứng của mình, những con chứ, những nét vẽ, những nốt nhạc, màu sắc sẽ thật sự hiện ra.
Pressfield gọi trạng thái đó là ở trong Zone - being in the Zone. (Ai đọc manga Kuroko no Basket chắc sẽ biết :)) )
Theo như những gì ông mô tả, khi bạn đã ở trong Zone, thì những nàng thơ -Muses sẽ dẫn lối cho niềm cảm hứng của bạn.
điệu nhảy của thần Apollo và chín nàng thơ
Và ông cũng mô tả:

Resistance = Hell

   Creation = Heaven

Khi bạn đã vượt qua được tầng của sự kháng cự thì sẽ được chạm tới tầng của sự sáng tạo, và tại đây các nàng thơ sẽ dẫn lối cho những niềm cảm hứng của bạn, dù cho đó là nghệ thuật, triết học, chính trị, ... những nàng thơ vẫn sẽ nhìn xuống và mỉm cười với bạn, sẽ động viên và dắt tay bạn vượt qua con đường đầy tăm tối và mịt mù của những công việc sáng tạo, thúc đẩy bạn trở nên chuyên nghiệp hơn. Và khi bạn đã vượt qua được cái tôi của bản thân, vượt qua được bản ngã của chính mình, những nàng thơ sẽ tới và ngồi lên vai bạn, họ là những đồng minh quan trọng và mạnh mẽ nhất đồng hành cùng bạn trên con đường đánh bại được sự kháng cự khi nó quay trở lại. Họ sẽ dẫn lối cho bạn trong cuộc đấu tranh với bản ngã đen tối bên trong bạn, và sẽ tiếp tục dẫn dắt bạn cho đến khi hoàn thành xong con đường của mình. 
Vào khoảng khắc mà bạn viết xong những con chữ cuối cùng của bản thảo, khi bạn chơi xong những nốt cuối của bản nhạc, khi bạn hoàn thành nốt những bước nhảy cuối cùng, bạn sẽ nhìn vào sự kháng cự và có thể tự tin để nói:
Rest in peace, m*ther f*ck#r. #$%^%#!!!
Và bạn sẽ lại tiếp tục những dự án mới,  cuộc chiến giữa bạn và sự kháng cự sẽ lại tiếp tục bắt đầu một chương mới...

Tóm gọn lại của cả bài là: 
Đừng nghĩ ngợi nhiều nữa, mà hãy bắt tay vào làm đi!!!


*một số từ tiếng anh trong bài:
- bursting out of you in spite of everything: trào ra một cách không thể ngăn cản lại (có thể hiểu là trong đầu bạn ngập tràn những ý tưởng, và bạn chỉ cần đặt bút xuống là có thể viết một mạch) thường xuất hiện ở những thiên tài :) 
- writer's block: là sự chậm lại việc trong các trải nghiệm, mất khả năng sáng tác hay sản xuất những tác phẩm mới, đây không phải là do vấn đề sức khoẻ hay thiếu kĩ năng viết gây nên mà là do tâm lí tạo ra.
- Pro - Professional.
- Grind sth out: to produce the same thing, especially a boring thing, again and again - việc sản xuất thứ gì đó buồn chán và phải lặp đi lặp lại.
- Zone: If you are in the zone, you are happy or excited because you are doing something very skilfully and easily (Cambridge Dictionary) - nếu bạn đã ở trong Zone, bạn sẽ luôn cảm thấy hào hứng và hạnh phúc bởi vì những việc bạn đang làm đều đã thuần thục và thật dễ dàng.
- Muse: (in greek: mousa, moisa) các nàng thơ, ngày nay có thể hiểu như những niềm cảm hứng trong việc sáng tạo văn chương, thơ ca, các tác phẩm nghệ thuật và cả khoa học, ....
- True North - is your orienting point - your fixed point in a spinning world - that helps you stay on track. It is derived from your most deeply held beliefs, values, and the principles you lead by. It is your internal compass, unique to you, representing who you are at your deepest level. : có thể hiểu theo nghĩa đường đi riêng của bản thân mình, không hề giống một ai cả ( bao gồm cả phong cách sống, suy nghĩ, phong cách nghệ thuật, quan điểm chính trị, ....)