Global Volunteer - Hồi giáo ở Indo
How to trở thành tình nguyên viên nước ngoài without tiền and ing lịt(s). Find answer below. Thật ra câu trả lời ngắn à. Kiếm tiền....
How to trở thành tình nguyên viên nước ngoài without tiền and ing lịt(s). Find answer below. Thật ra câu trả lời ngắn à. Kiếm tiền. Nhưng thứ mình viết là để chia sẻ, chia sẻ cho mấy em có mong muốn giống mình. Bài viết không dành cho những thanh niên khí chất tự tin ngất trời:). Chỉ dành cho những em trai em gái đang muốn global volunteer nhưng chưa đủ tự tin. Let's start.
Padang ở đâu
Indonesia là quốc gia với gần như 80% dân số thuộc hồi giáo dòng Sunni. Là mãnh đất trải dài với nhiều hòn đảo lớn nhỏ khác nhau, đặc biệt là đảo Java có thủ đô Jakarta và thiên đường Bali. Tôi làm tình nguyện ở đảo Sumatra, cụ thể hơn là West Sumatra tại Padang city. Padang city được đánh giá là thành phố kém phát triển nhất của Indonesia. Tôi thì không nghĩ vậy, tôi thích gọi Padang là thành phố của sự bình yên với lối sống chậm rãi hơn. Nếu nhìn chung Indo là đất nước hồi giáo, thì có thể nói Padang là thành phố tôn giáo bậc nhất, nghĩa là mọi thứ rất truyền thống, không bị xáo trộn bởi lối sống thoáng đãng tự do bên ngoài. Trên đường, hoặc trong trung tâm thương mại, thậm chí là trong các music festival thật khó để bắt gặp những cô gái mặc váy ngắn, short, hoặc áo hở vai hay trong suốt, nếu không muốn nói là không có ai. Cả thành phố thật sự không thể tìm thấy bất kì một quán nhậu. Nếu cần bia, hãy ra bar và club ở khu china town. Cuộc sống tự do, cần gì phải dùng muỗng nĩa trong khi ta có thể dùng chính tay mình để ăn cơm. Padang không những là thành phố tôn giáo mà là thành phố còn gìn giữ rất nhiều truyền thống đẹp mang bản sắc dân tộc. Những mái nhà hình sừng trâu, điệu nhảy truyền thống dingdingbadingding, ngôn ngữ Minang, đám cưới truyền thống với Nasi Padang,...
Tình nguyện tốn bao nhiêu tiền
Trước khi tiến vào tầng deep, hãy cùng thăm quan tầng shallow. Nhìn lại cái giá phải trả cho chuyến đi. Global volunteer là một trong 3 products của Aiesec, hướng đến mục tiêu phát triển kĩ năng lãnh đạo của người trẻ. Global volunteer hỗ trợ cho SDGs (sustainable development goals). SDGs là 17 mục tiêu phát triển bền vững của liên hợp quốc (UN). Đối với tôi, tôi chọn GV chỉ vì muốn bước ra khỏi vùng an toàn. Vùng "unsafe" đầu tiên phải kể đến là vùng "tài chính". Tôi đã chấp nhận đánh đổi thời gian học để có thời gian kiếm đủ tiền cho chuyến đi. Nếu bạn muốn đi Indo, bạn cần nhiêu đây tiền: 50$ cho visa, gần 700k cho insurance (loại rẻ mạt nhất, và có thể rẻ hơn nếu mua lúc đang khuyến mãi), gần 5 triệu bao gồm khứ hồi (đấy là tôi mua vé lẻ phải tự transit), 165$ cho Aeisec fee ở Việt Nam, 170$cho Aeisec fee ở Indo (vì tôi tham gia dự án tourism nên phí hơi cao, có thể thay đổi tùy dự án), tôi sử dụng tổng cộng 4 triệu cho 6 tuần ở Indo (tôi may mắn vì được host nuôi ngày 3 bữa, nên tiền chỉ dùng vào internet, go-jek, ăn chơi thoải mái nhưng không trác tán, và quà lưu niệm). Tổng cộng chỉ tốn 1000$ nếu đủ may mắn, còn nếu thừa may mắn thì thôi, khỏi cần tiền :)) mang thân xác qua bển thôi. Chuyện còn lại, để cho số phận tự lo.
Còn việc làm sao kiếm tiền, easy game. Nếu chưa có chuyên môn, thì làm những công việc part time, như tôi thì làm gia sư, gia sư toán (:))) ko sao đâu, mấy thanh niên cần gia sư sinh viên thì không đòi hỏi kiến thức để dự thi olympic đâu, tự tin dạy và tự tin lấy tiền lương), phục vụ nhà hàng (nhân viên thời vụ ở nhà hàng thì dễ kiếm, được cái làm rất mệt và chán, còn phục vụ mấy quán beer thì cũng mệt:V, nói chung là chả vui vẻ gì đâu), làm PG (cái này thơm, lương cao mà nhàn, nhưng bù lại chán), bào tiền từ các nguồn học bổng cũng là một cách hay. Tóm lại, nếu xin sẽ được, nếu tìm sẽ thấy, nếu gõ cửa sẽ mở, yên tâm.
Tôi tham gia dự án Minang Paradise, là dự án về toursism, support cho SDGs 8, 9, 11, và 14. Công việc của tôi là khám phá trong và ngoài Padang và promote cho những địa điểm mà chúng tôi đã qua. Cùng với Minang Paradise là 5 dự án khác. Nên tôi đã gặp được rất nhiều người bạn từ khắp nơi đổ về. Vùng "unsafe" thứ 2 với tôi là vùng "ngôn ngữ". Ra đi với khả năng tiếng anh bằng 1, như SH**. Đó giờ chỉ biết choose the best answer for the question. Tính cách thuộc loại ít nói, gặp trình tiếng anh very limited, xong chỉ biết câm mồm. :))mất hẵn vài ngày đầu để stressed. Sau chuyến đi, khả năng tiếng anh vẫn vậy, chỉ là tôi nhận ra rằng, trước đây mình quá thiếu tự tin. Phải dám speak up lên:)))
Hồi giáo ở Padang
Nhìn bằng con mắt của một đứa Christian thì tôi thấy thế này. Dù là Thiên Chúa giáo hay Hồi giáo thì đều cùng thờ chung một Chúa (luật lệ khác nhau, of course). Tôi gọi là God, họ gọi là Allah. Tôi đọc Bible thì họ đọc Quran. Tôi tin vào cái chết của Jesus Christ trên thập giá để cứu chuộc loài người thì họ tin Prophet Muhammad vị ngôn sứ cuối cùng do Thiên Chúa gửi đến. Bible được mặc khải bằng Hebrew còn Quran được mặc khải bằng Abrabic. Nhà thờ của tôi là Church còn họ là Mosque. Đó là vài sự khác biệt rất rất nhỏ bề nổi.
Hầu hết người hồi ở Indo là theo dòng Sunni. Sau 6 tuần, bản thân được sáng mắt ra thế này. Tôi biết được là một ngày họ phải cầu nguyện 5 lần, sống ở đây khiến tôi luôn nhớ rằng trên đầu mình có ai. Đi ngoài đường thì khi tới giờ cũng phải cố gắng mà cầu nguyện, vì thế nên ở sân bay, nhà hàng, hoặc bất cứ chỗ công cộng nào đều thường có bố trí phòng cầu nguyện. Trong lúc cầu nguyện, phụ nữ phải mặc "mukena" và đàn ông mặc "kain sarung". "Mukena" là trang phục rộng che hết cơ thể chỉ chưa mỗi cái mặt. Còn "kain sarung" theo tôi thấy thì nó giống cái khố nhưng là khố dài. Đối với phụ nữ hồi giáo, khi ra đường phải dùng veil hay còn gọi là hijab để che đi mái tóc và cổ. Đồ mặc phải là đồ dài đủ để che toàn bộ cơ thể. Nói chung khi ra đường chỉ được chừa mỗi cái mặt và cái bàn tay. Còn có phải phụ nữ hồi giáo nào cũng phải mặc như vậy hay không thì tùy, họ có thể chọn thời gian bắt đầu mặc, và đó là luật buộc, không có độ tuổi quy định là phải mặc. Đàn ông thì kiểu muốn làm gì làm. Khía cạnh này khiến tôi thoạt đầu hơi cảm thấy là bất công cho phụ nữ. Nên tôi mới hỏi một cô bạn người Indo, vì sao phụ nữ lại phải che còn đàn ông thì không. Bạn ấy giải thích đại loại: "Vì thân thể phụ nữ được ví như viên kẹo. Nên sẽ làm đàn ông thèm muốn. Thèm muốn như vậy sẽ gây ra những hành động và suy nghĩ tội lỗi. Có thể xem cơ thể phụ nữ như là nguồn gốc của tội lỗi". Đó là suy nghĩ tôi thấy hơi tiêu cực, hoặc do tôi chưa hiểu nguyên nhân khiến cơ thể phụ nữ được xem là tội lỗi. Nhưng nếu nghĩ tích cực thì thế này: "Vì phụ nữ ý thức được vẻ đẹp mà tạo hóa dành cho mình, nên họ cần che kín cơ thể để bảo vệ mình khỏi những người đàn ông ngoài đường. Vẻ đẹp ấy chỉ nên được ngắm bởi chồng mình và những người ở trong gia đình". Tôi hiểu được ít ỏi vậy thôi còn sâu xa hơn nữa tôi chưa được rõ. Hồi giáo có một kì lễ rất lớn gọi là tháng Ramanda. Trong suốt một tháng này những tín đồ buộc phải nhịn ăn, nghĩa là không được đưa bất kì thứ gì vào miệng từ khi mặt trời mọc tới khi mặt trời lặn. Không ăn, không uống nước. Cái thứ tôi thấy hài nhất là, tôi search trên mạng thì biết được là lượng thực phẩm tiêu thụ trong tháng Ramanda cao hơn gấp 2.5 lần so với những tháng bình thường khác:)). Một ngày 5 lần, từ mosque phát ra tiếng cầu kinh, ngôn ngữ Abrabic, kiểu giống như loa phường, tôi thích âm thanh ấy, vì lần đầu tiên nghe được cảm thấy rất bình yên, dù không hiểu. Ở mall hay ở ngoài đường cũng hiếm có cô gái nào ăn mặc hở da thịt. Tôi là người nước ngoài, khi qua đây vẫn mang vài cái váy dài tới đầu gối, mà không dám mặc, vì phải tôn trọng văn hóa của người ta. Muốn sống yên ổn thì Don't break the rule.
Tôi nợ thành phố Padang những tấm lòng yêu thương
I stepped out my comfort zone with curiosity about the world, vague purpose in life, and lack of self-worth. I come back not only with knowledge, skills, and experience but also the large sky of unforgettable memories. We believe that there are always 2 sides to every story, my story is not the except as well. I’m a practical person. I choose global volunteer not only for volunteer but also for improving myself. I am not definitely perfect. So I have many problems come from inside me. I struggled with myself, and my feeling every day. I don’t seem like other people around me and I know that. The most stupid decision I made is not try tocommunicate more with them that ruin many chances for me to understand about my friends there. Therefore I got know them but I couldn’t be more closer with them. In the period of time I was there, I thought much about that. I wondered myself if I should change or not. Finally I didn’t force myself to become someone else, I still was the way I was and learned more skills to be my better version. The biggest lesson I learned from this problem is that just be the way you are and keep the positive behavior, people will accept your personality and give you once more chance to correct your mistakes. My project is about tourism; therefore, I have many opportunities to explore Padang city and the other cities near Padang. We visited a lot of waterfalls, beaches, islands, mountains, traditional market, and traditional house. We went swimming, ate, slept, sung, laughed, and cried together. We are usually busy from the early morning until the late night. I even didn’t have time for feeling bored or depressed like the hard time I was in my country. Thank to those trips, good friends, enthusiastic oc team, and kind local people that I found again inspiration and motivation for my passion and desire for contributing to society. I owe them a dept of gratitude.
The luckiest thing is that I met my host family. They treat me as I was the real daughter in family. I have already come to my hometown for almost 1 weeks. But my tears start to fall whenever I close my eyes and think the period of my time in Indonesia, I remember the image of myself standing and seeing Uwo cook for the breakfast every morning, eating instant noodle with my roommate at midnight, being inside the car with the whole family for hanging out together. It’s like a dream. The beautiful dream. I spent 6 weeks to be beside them and left them just by 1 say goodbye without having idea to see them again. I am heartbroken when I miss them.
After all, project have already ended. All of us have to return our normal life. Although everything has been finished, it’s just the beginning for our reunion in the future. For my upcoming path, I don’t expect my life is easier but just hope that myself is better than the yesterday. Thank for all.
Sau tất cả, mình không thay đổi. Chỉ là mình hiểu và tin vào bản thân hơn.
Trong rất nhiều khoảnh khắc mình thấy bản thân đang thực sự sống trong mơ, có tưởng tưởng cũng không thể tưởng tượng nỗi.
Và khoảnh khắc đỉnh điểm nhất của sự thông thái là lúc nhận ra rằng, cảm giác của việc sống trong mơ cũng không thật sự làm mình hạnh phúc. Vô cùng lưng chừng. Lúc hình ảnh của giấc mơ thực sự xảy ra rồi, mới cảm thấy rằng, đúng là bình yên, đúng là bao nhiêu sự cố gắng chỉ mong được có giây phút này, nhưng thì sao, trong chính giây phút ấy lại cảm thấy vẫn cô đơn. Lại cảm thấy tiếp tục chênh vênh trên chặng đường sắp tới. Vậy hạnh phúc nằm ở đâu trong chuyến đi, nếu không phải nằm ở đích đến. Nhìn lại quá khứ. Trong lúc cố gắng thì rất sợ hãi sẽ không thành, lúc thành rồi thì vô cùng hào hứng nhưng cũng còn lo lắng vì không biết sắp tới là cái gì, lúc đang sống trong thành công thì có cảm giác lưng chừng, sau tất cả lại quay về vạch xuất phát. Mong gì cho cuộc đời sắp tới. 3 năm rồi. Chưa bao giờ tìm lại được cảm giác vô tư như lúc còn đi học. Không hẵn là bế tắc. Nhưng thấy chẳng còn gì vui. Niềm vui cũng tới rồi đi. Nhạt nhẽo nhạt nhẽo. Giá như sau đêm nay, đến sáng mở mắt ra, lại được đến trường để đi học. Trường Tây Thạnh. Nơi cuộc sống vô cùng dễ dàng.
Kết luận
Hãy sống thật vui vẻ và yêu thương nhau.
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất