Giờ đến lượt món khoa học về “bẻ khớp tay”

Một nhà khoa học đã thử bẻ khớp tay trên ... một bên tay mình trong 50 năm để chứng thực lời mẹ nói 😂

Đó chính là tiến sĩ bá đạo Donald L. Unger. Khi ông còn nhỏ, mẹ ông thường mắng việc ông bẻ khớp tay cùng cục suốt ngày chẳng sớm thì muộn sẽ gây viêm khớp. Thay vì mặc kệ lời mẹ nói, ông Unger đã xử trí theo cách vô cùng khoa học: ôn dành 50 năm cuộc đời mình để bẻ khớp trên chỉ bàn tay trái, ít nhất 2 lần mỗi ngày. Ông giữ nguyên bàn tay phải của mình. 

Trong một bức thư gửi tới biên tập tờ Viêm Thấp Khớp, ông ước lượng số lần bẻ khớp tay trái của mình lên đến 36,500, trong khi đó số lần khớp tay phải bị bẻ ở mức “hiếm hoặc tự phát” mà thôi. Khi kết thúc cuộc thí nghiệm, ông đã khám bàn tay trái của mình và chẳng hề thấy triệu chứng gì của bệnh viêm khớp.

Ông nói “điều này có thể khiến tôi đặt câu hỏi, liệu những điều bố mẹ tin tưởng, tỉ dụ như ăn rau chân vịt cực quan trọng, có sai nốt không”. Ông kết luận “Những nghiên cứu sâu hơn cũng đã được chứng thực”. Vào năm 2009, thí nghiệm của ông đã thắng giải IG Nobel Prize, giải thưởng cho những phát minh “khiến người khác cười trước nghĩ sau”. 

Đương nhiên đây là một cuộc thí nghiệm với mẫu chỉ bằng 1. Dù rằng cũng tồn tại những nghiên cứu về ảnh hưởng việc bẻ khớp đến sức khỏe, nhưng tuổi của chúng cũng gấp mấy lần tuổi chúng ta rồi. Dù thế, vào tháng 12 năm 2015, các nhà nghiên cứu cũng công bố tới Cộng đồng phóng xạ Bắc Mĩ một công trình nghiên cứu cho thấy giữa nhóm người bẻ khớp và không bẻ khớp không có sự khác biệt nào đáng kể về cảm giác đau, sưng phồng khớp, sự linh khoạt khớp hay lực nắm tay.

Thật ra chỉ cần bảo "Mẹ ơi con ngầu" là đụ 😂

Nếu chưa mệt vì đọc bài trên, vẫn muốn nghiên cứu vài “lí sự” để “cãi” mẹ, xin mời các bạn nghiền tiếp video sau