Tại sao lại là "muốn sướng, phải biết cách"?
Chuyện là thế này.
Tôi là người khá năng nổ, thích thi thố lắm, thời sinh viên, tôi thi rất nhiều cuộc thi dành cho sinh viên.
Từ năm nhất luôn ấy chứ.
Năm nhất, tôi biết mình còn ngu si, nên thi cho nó biết ấy mà.
Tạch đầy, tạch những từ vòng gửi xe cơ.
Nhưng tôi chả thấy sao cả, tôi biết mình ngu mà.
Tôi cứ tiếp tục thi, tiếp tục trải nghiệm nhằm phát triển bản thân
Thế là năm hai, tôi ăn may được giải quán quân của một cuộc thi tương đối lớn.
Tôi vui lắm, tôi tự hào lắm, tôi mộng mơ lắm.
Được đà chiến thắng, tôi đăng ký thêm một vài cuộc thi lớn hơn
Thế mà tôi lại tạch từ vòng gửi xe tiếp.
Đau đớn thay.
Tôi tự nói với mình hay thôi không thi nữa, 
thất bại lúc này đau đớn hơn trước nhiều
Từng là "quán quân" vậy mà giờ lại bị loại thì mất mặt quá.
Nhưng tôi không chịu được đâu, cứ ôm mãi cái quá khứ chết tiệt ấy.
Quá khứ nó hấp dẫn ghê gớm, nhưng tôi không thích sống như thế.
Tôi tiếp tục đăng ký vài cuộc thi nữa,
lại tạch, tạch cuộc thi kỹ năng đến cuộc thi chuyên môn.
Và tôi nhận ra, đây mới là thực tế, thắng cuộc thi này không có nghĩa là sẽ tiếp tục thắng.
Mỗi cuộc thi khác nhau mà, 
nên kỹ năng cần có cũng khác nhau luôn.
Ấy vậy mà, tôi lại cứ ảo tưởng về bản thân, thế có chết không cơ chứ.
Vượt qua đau đớn sau những lần thất bại, cuối cùng tôi cũng có những cuộc thi vào đến chung kết.
Có cuộc thi được giải nhì, giải ba, có cuộc thi chỉ đứng trong top 5, top 6.
Nhưng dẫu sao cũng khá khẩm hơn nhiều so với giai đoạn tạch từ vòng gửi xe.
Quay đầu nhìn lại, tôi thấy mình thật buồn cười.
Từ một chiến thắng nhỏ tạo nên sự tự tin, rồi thất bại lại làm mất tự tin.
Khi tôi mất tự tin chỉ vì cái bên ngoài như thế, tôi vẫn chưa hiểu chính mình đâu.
Tôi dựa vào những phản hồi để đánh giá bản thân mà lại không hề đánh giá phản hồi.
Chưa có gì mà tôi đã vội làm quá lên rồi.
Chắc mình ngu lắm, chắc mình tồi tệ lắm, chắc mình chẳng có tài cái gì cả.
Cuộc thi nó cũng giống như một sự "công nhận" bản thân vậy.
Chúng ta luôn luôn không muốn bị khước từ "sự công nhận" ấy.
Nó đau đớn lắm.
Càng cảm thấy tự tin, thì khi bị khước từ, càng đau đớn.
Tôi gặp nhiều người bạn, họ thà chết cũng không muốn đi thi.
Họ không bao giờ muốn tỏ ra quyết tâm cho cái gì cả
Bởi vì, nếu chẳng may thất bại, họ sẽ nói "thì họ có quan tâm đâu"
Chúng ta thà nắm chắc thất bại, còn hơn phải trải qua sự khước từ.
Như vậy chẳng phải đang tự chui vào bọc, né tránh thực tế hay sao?
Khước từ thì có sao đâu chứ, khước từ là chuyện thường thôi mà.
Thất bại là chuyện thường ấy mà.
Để có được 1 thành công, tôi phải trải qua 3 thất bại
Để có được 2 thành công, tôi phải trải qua 6 thất bại
Đơn giản vậy đi, chưa kể tôi có thể đúc rút thêm kinh nghiệm từ những thất bại nữa, tỷ lệ 1:3 sẽ giảm đi nhiều.
Đơn giản thế nhỉ
Nếu muốn có nhiều thành công, thì phải làm thật nhiều, và cũng trải qua nhiều những thất bại.
Nếu làm gì mà cũng được thành công thì đời đã đẹp quá!
Nhưng đời không như mơ!
Né tránh sự thất bại thì cũng như bỏ qua cả cơ hội thành công vậy
Ở xứ New York người ta có câu
"phải hôn cả bày cóc ghẻ, trời mới cho hoàng tử ghé qua"
Tôi đợt này cũng có đang làm "kinh doanh nhỏ"
Tôi cũng có những lúc lên voi xuống chó lắm.
Nhưng phải đối mặt với thực tế thôi
Phải đi qua thất bại mới tìm được thành công mà.
Muốn sướng, phải biết cách.

P/s: bài viết này tôi lấy cảm hứng từ "Muốn sướng, phải biết cách" của Dave Trott trong quyển "Predator Thinking".