Cá nhân Khoa cho rằng, để một doanh nghiệp phát triển bền vững điều tiên quyết nên là doanh nghiệp đó là một doanh nghiệp có đạo đức và để một con người phát triển bền vững thì điều đầu tiên con người đó phải có đạo đức.
Khoa đã từng làm một bài nghiên cứu nhỏ về Topic: The relationship between the rule of Cause and Effect in Buddhism and Business Ethics in Economic. Đại loại vấn đề Khoa muốn bàn luận là mối liên hệ giữa quy luật Nhân-Quả trong Phật Giáo và Đạo Đức Kinh Doanh trong sự vận động của nền kinh tế.
Thực tế, Khoa là một người theo trường phái khoa học, nghĩa là để mình tin và xác nhận một điều gì đó nó phải có dẫn chứng kèm theo. Tuy nhiên, quy luật "Nhân-Quả" là điều Khoa đặt niềm tin tuyệt đối, rằng mỗi một suy nghĩ và hành động của cá nhân luôn mang lại những kết quả tương ứng. Và nếu đặt nó vào các quy trình của hoạt động kinh doanh thì mối liên hệ của nó sẽ như thế nào? Hiển nhiên, doanh nghiệp được thành lập trên tinh thần mang các tầm nhìn, sứ mệnh bên cạnh việc cung cấp các sản phẩm/dịch vụ có giá trị cho khách hàng và xã hội bởi các tâm ý và hành động tốt sẽ mang lại những kết quả tích cực, đó là điều mà Khoa tin rằng ai cũng hiểu. Nhưng để phân định rạch ròi được giữa đâu là một ngành tốt? và đâu là một hành động đúng đắn? thì Khoa nghĩ mỗi người sẽ có những góc nhìn khác nhau để đánh giá. Và thậm chí có nhiều ý kiến cho rằng thực tế chẳng có tốt hay không tốt gì đâu, chỉ có quan điểm khác nhau hoặc trái ngược!
Ở góc độ cá nhân, đó cũng là lý do vì sao Khoa luôn muốn dành phần lớn thời gian để học cách làm người và để hiểu rõ bản thân trước khi bắt đầu làm điều gì đó. Mình nghĩ đó là nền tảng cơ bản để thành công cũng như để phát triển lâu dài.