Tôi và những lần tư duy rắc rối của bản thân… sau này chắc ngoài post trên Noron thì nên post thử trên spiderum lunn. Con mèo của Schrödinger là một thí nghiệm về trạng thái chồng chập lượng tử, đại khái là sẽ có bình thuốc độc ở trong cái hộp cùng với một con mèo, ở ngoài hình như có một cái kíp nổ. Nếu nổ thì bình thuốc độc vỡ ra và con mèo sẽ đi bụi. Cứ nghĩ nếu kíp nổ không phát thì con mèo sẽ sống và ngược lại. Nhưng mà không phải vậy, lúc ở trong cái hộp, thì con mèo đang ở trạng thái trung gian giữa sống và chết, tức là con mèo vừa sống và vừa chết. Nó chỉ có thể sống hoặc chết khi có một hạt nguyên tử nào đó bắn vào, nghĩa là con mắt của chúng ta khi quan sát trong cái hộp đó hay bất cứ cái gì đó cũng sẽ phá bỏ đi một cái hệ thống này, gọi cụ thể là gì tui quên mất tiêu, nói chung là do có một hạt nguyên tử khác vào làm phá vỡ nguyên tắc vốn có, làm cho con mèo chỉ ở trạng thái sống hoặc chết chứ không còn ở trạng thái trung gian nữa.Tiếp đến là về vấn đề đứa bé sơ sinh ở trong bụng mẹ cũng có thể tương tự như vậy, chúng ta chỉ có thể phát hiện ra nam hoặc nữ khi sinh ra, có nghĩa là chúng ta đã bắn hạt nguyên tử vào đó nên có thể đâu đó làm mất trạng thái vốn có, hay sử dụng những công nghệ khoa học hiện nay mà biết là con trai hay con gái, mà những máy đó vốn dĩ cũng cấu tạo từ lượng tử. Có nghĩa là em bé còn ở trong bụng mẹ sẽ là ở hai trạng thái, vừa là nam cũng vừa là nữ. Nhưng mà khi sinh ra chỉ có thể là nam hoặc nữ, và khi sử dụng các máy để siêu âm cũng vậy. Tiếp theo là, đứa bé sẽ sở hữu cả hai nguồn năng lượng nam tính và nữ tính, điều này cũng đâu đó lý giải về chuyện em bé trước khi sinh vừa là nam vừa là nữ. Hình như nói theo khoa học là ostrogen và testoteron, không biết tui ghi đúng không… -.- nhưng cũng có thể giải thích theo hướng khác là do được sinh ra từ cả giới tính nam và nữ nên đứa bé được thừa hưởng cả hai nguồn năng lượng trên. Tùy mức chênh lệch năng lượng mà đứa bé đó có thể thiên về trực giác hay sức mạnh. Nói chung là lượng tử rất thú vị, tâm lý học, tôn giáo, tâm linh, khoa học, triết học cũng vậy…
img_0
LikeCommentShare