MẠNG NGƯỜI Ở LÀO- PARIS- THÁI LAN CÓ KHÁC NHAU?
Nhân chuyện thủy điện bên Lào, vụ Paris khủng bố, và vụ đội bóng Thái Lan... Thủy Điện Của Lào Vừa Bị Vỡ Đập! Có thể tất cả...
Nhân chuyện thủy điện bên Lào, vụ Paris khủng bố, và vụ đội bóng Thái Lan...

Có thể tất cả đều từng nghe “Áo lụa Hà Đông” của Tuấn Ngọc hát, nhưng rất ít người biết đó là ca khúc được phổ từ thơ mà ra, và nhà thơ ấy tên là Nguyên Sa – một thi sĩ tài năng của Việt Nam Cộng Hòa trước 1975. Có một giai đoạn được miêu tả trong lịch sử thi đàn ngày đó “Nhà nhà đọc Nguyên Sa, đâu đâu cũng thấy phổ thơ Nguyên Sa.” Ông là một nhân tài đủ mọi lĩnh vực từ thơ phú đến truyện ngắn, phê bình, dịch thuật, một ngôi sao rực rỡ trên bầu trời văn đàn ở bên kia vĩ tuyến 17.
Người đã không còn, nền văn học đó cũng không còn, nhưng có những chân lý ngàn đời bất diệt dù cho mọi thứ trôi qua nửa thế kỷ rồi. Vào năm 1967, nhắc lại là 1967, Nguyên Sa có viết một tham luận mang tên “Chỗ đứng của văn học nghệ thuật trong tình thế hiện đại”. Nguyên Sa đã bày tỏ sự bức xúc, tiếng lòng của ông về các giải thưởng văn đàn quốc tế không có tên Việt Nam. Việt Nam ở đâu? Việt Nam đứng ở đâu? Bên rìa cuộc chơi hay đứng giữa? Là thánh đàn anh, hay thánh đàn em? Ông đã đi đào sâu lên mọi thứ, so sánh và rồi đưa ra kết luận như sau:
Tôi chẳng bao giờ nghĩ rằng văn học nghệ thuật của ta kém, đối chiếu với toàn bộ văn học nghệ thuật thế giới, thì văn học nghệ thuật của ta không tồi. Chỉ là: tại sao chỗ đứng của nó kém thế? Câu trả lời, các anh hãy kiên trì chấp nhận, đau xót thế này đây: văn học nghệ thuật ta, trong thế giới, chỉ đứng ở cái chỗ đứng mà quốc gia nó có.”
Tham khảo:
Có một sự kỳ thị trong vô thức đã diễn ra suốt từ thế kỷ 19 đến nay, đã được che đậy bên dưới sự ảo tưởng sức mạnh của nước nhỏ, và sự ban phát đầy tính toán của nước lớn. Thực tế rằng địa vị của dân tộc ở đâu, thì tất cả những gì dân tộc đó có trước thế giới ở các lĩnh vực từ văn học, thi ca, âm nhạc, đến phát minh, cảnh vật, tiếng nói hay cả thiên tai, chết chóc… cũng vẫn bé nhỏ như chính dân tộc đó trên thế giới mà thôi.
Đấy là lý do hàng ngàn mạng người mành treo chuông sau vụ vỡ đập thủy điện ở Lào, không được quan tâm bằng 13 đứa trẻ ở Thái Lan. Đấy là lý do 150 người thiệt mạng ở Paris khiến cả facebook thay avatar “Pray for Paris.” Trong khi cả triệu người Syria, Lybia chết đi chẳng ai cầu nguyện. Cuộc sống này không có công bằng, và mạng người cũng không có công bằng.

Cho nên một quốc gia chỉ có thể tự lực tự cường, chứ không thể đi tìm sự thương hại từ thế giới. Không, thế giới này đã kỳ thị suốt 200 năm qua rồi. Tại sao đi đâu cũng thấy Hồi giáo xấu, ai đã khiến bạn quên đi “Nghìn lẻ một đêm” của chàng Alađanh rồi? Bạn đang thấy nó xấu là vì cái mở mắt ra bạn đọc thấy là CNN, là BBC, là TIMES… muốn bạn nghe như thế. Chỉ vì ta nhỏ quá. Tiếng nói của nước nhỏ, của người nhỏ, đâu có nói người ta nghe được.
Nguồn: Dũng Phan
Chưa xin phép đã share bài nhưng mà vì mình thấy bài viết trùng với quan điểm của mình và người dân Lào cũng đang rất khó khăn nên share ngay để lan tỏa.
Mọi người cùng đọc và phản biện.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Gwens83

Mình đọc bài này và cả bài về Vì sao Vn ko có giải Nobel của bạn (kudos for that post ^^). Dù mình ko đồng ý lắm.
Có một phần là sự phân biệt từ phía người đưa tin, dưng có cả những phần khác khá chính đáng để ngta quan tâm đến các sự kiện trên ở Pháp hơn là Lào hay Việt Nam:
- 1 vụ khủng bố ở một nước văn minh, an ninh chặt chẽ và thường được cho là an toàn như Pháp, có ý nghĩa khác so với những sự kiện ở một nước, vd, như Việt Nam, nơi mà xác suất ra đường dừng đèn đỏ bị xe tông vào đít là khá cao và số trẻ em vào viện do hóc tiền xu hàng năm có khi cao hơn tổng số bị khủng bố ở Pháp. Tin tức luôn nhắm vào những sự kiện bất ngờ, unexpected chứ ko hẳn là cứ nhiều người bị ảnh hưởng hơn (song đã expected) thì sẽ thành tin hot.
- Ý nghĩa của các sự kiện ấy. Khủng bố ở Pháp là tip of the iceberg khẳng định một đụng độ ý thức đã đến hồi nóng bỏng trong lòng xã hội phương Tây mà người ta bắt buộc phải nghĩ về nó. Còn vỡ đập là 1 sự kiện thương tâm song ý nghĩa của nó ko có tính hệ thống mới mẻ mà đa phần: 1. do thiên tai; 2. bất cẩn đơn lẻ của cá nhân/tập thể đơn lẻ; 3. từ ý trên, là expected ở một nước trình độ khoa học thấp. Tự nhiên ko gợi nhiều suy nghĩ.
Quay về ngay cả phần phân biệt từ phía người đưa tin, thì cũng nên hiểu đó là do họ, hay do chính độc giả?
Hãy nói thật lòng đi, chúng ta thích đọc tin về vụ 911 ở Mỹ, hay về trẻ em nạn đói châu Phi? Kể cả khi số trẻ bị chết ở châu Phi có thể nhiều hơn vụ 911, mà lại còn toàn là trẻ em và thương tâm hơn?
Cuối cùng, thực ra anh Dũng Phan không có cái nhìn đúng lắm về báo chí phương Tây rồi. Thực ra giờ truyền thông chính thống (mainstream media - MSM) Tây đang rất cổ suý Hồi giáo chứ ko phải là kỳ thị đâu.
Và tư tưởng nước nhỏ nên bị kỳ thị này cũng là điển hình cho self-victimization, là thứ mà báo chí Vn đang rất cổ suý.
Nói chung, mình là ng từng viết phê phán về cái gọi là "sợ Tây" và nhược tiểu của ng Vn. Dưng mặt khác, mình lại ko nghĩ chúng ta cần phàn nàn về chuyện thế giới nó ko để ý đến mình và accuse việc đó là "kỳ thị". Đơn giản như vd mình nói ở trên về 911 thôi, chính chúng ta cũng tự nhiên thích những tin thế kia, và ai mà buồn đọc tin về mấy nước châu Phi nào nào chứ, dù chúng ta đâu có kỳ thị châu Phi? Nói chung có những quyền mình có thể đòi hỏi từ thế giới, có những thứ thì không, chả việc gì phải chạnh lòng lẫn lên án. Yêu ghét, quan tâm hay ko, thích đọc gì, là thứ ko thể cưỡng cầu, và như nói trên, nó có cả những lý do rất chính đáng chứ không phải lúc nào cũng là mình là nạn nhân của sự kỳ thị. Nếu mà bảo UN tài trợ cho nước này nhiều hơn nước khác dù cùng 1 thảm hoạ cùng 1 mức thiệt hại, thì đó mới đúng là sự kỳ thị, và đáng để đấu tranh loại bỏ. Thực ra cả 2 thái cực kỳ thị và tự nạn nhân hoá đều cần được phân tích và loại bỏ.
Về văn học Vn, mình nghĩ Nguyên Sa nói thế là chủ quan. Thực sự văn học Việt Nam, kể cả thời nay lẫn xưa, đều kém hơn rất nhiều các nền văn học sừng sỏ về số lượng lẫn chất lượng. Dưng nó là chủ đề quá dài nên mình ko explore ở đây.
Và giải của Nguyễn Ngọc Tư, theo mình thực ra còn chính vì là nước nhỏ nên lại được ưu ái hơn và được nhận đó. Có thể vì mình không đánh giá cao văn của NNT, nhất là về khía cạnh văn học thay cho khía cạnh kể khổ.
- Báo cáo

nemesis
Khủng bố ở Paris, toàn báo đưa tin; ví như ở Lào, có 1 tin bé tẹo. Vỡ đập ở Anh, đảm bảo tràn ngập tin bài rồi tình người trong hoạn nạn, kiểu như bão ở Mỹ. Còn ở các nước khác á, đặc biệt là nước nghèo á, hê hê.
Nói cho đúng ra thì truyền thông thế giới chủ yếu là phương Tây, và người Tây thì thú thực là méo quan tâm tới thế gian ngoài họ cho lắm.
Trung Quốc có thể được coi là minh chứng rất cụ thể về việc giàu thì chúng nó quan tâm. Những năm 90 TQ còn làm ăn chật vật, chả ma đếch nào thèm đưa tin. Giờ thì các bài viết thể hiện sự am hiểu xã hội TQ của mấy anh Tây tràn ngập báo chính thống của họ. Đảm bảo TQ mà vỡ đập thì cũng lên trang nhất.
Trong commmet khác trong bài này, mình đã dẫn link, cũng của Tây, về bài nghiên cứu bao nhiêu người chết ở mỗi khu vực thì mới được báo chí thế giới quan tâm.
Việc dân các nước giàu phân biệt dân nước nghèo, truyền thông nước giàu cũng phân biệt là chuyện bình thường và hiển nhiên.
Về chuyện thích đọc cái gì hơn, chúng ta CHẮC CHẮN THÍCH ĐỌC TIN BÀI TRONG NƯỚC HƠN, nếu chất lượng bài viết tử tế. NẾU, vâng, có chữ nếu. Còn ở mục quốc tế, giờ báo chí Việt Nam (và chắc còn nhiều nơi khác) chuyên gia đi dịch của báo Tây về, toàn những câu chuyện được viết với chất lượng cao, y phim Holywood. Đó là lý do vì sao người ta đọc, thực tế câu chuyện chả có quái gì đặc biệt, kiểu như dăm ba chú biệt kích Mỹ đánh tay bo với IS, nghe rất dấm dớ. Nhưng nhà báo Mỹ lại viết rất hay ho và xúc động, và chúng ta dịch nguyên si lại. Còn người đọc bình thường có quan tâm chuyện nước Mỹ ko? Có, nhưng ít hơn quốc nội.
- Báo cáo

An Phạm

Vậy bạn giải thích vụ Thái Lan là thế nào? Chả phải cũng do thiên tai và một đám người đơn lẻ hay sao.
- Báo cáo

Gwens83

Uh, dưng vụ đó nó thú vị, khác thường, và nó ko hề nằm trong cái mình nói ở trên là expected. Bạn có thể dùng chính vd Thái Lan đó để phản biện bạn. Thái có phải là nước giàu có hàng top đâu, vậy sao tin đó vẫn nổi so với nhiều tin khác. Chung quy là chúng ta thích cái gì bất ngờ, unexpected, nói cách khác, một câu truyện hay, chứ chả phải kỳ thị gì ở đây.
Dẫn chứng cổ suý đạo Hồi á, mình gợi ý tin này:
https://www.spectator.com.au/2016/01/its-not-only-germany-that-covers-up-mass-sex-attacks-by-migrant-men-swedens-record-is-shameful/
Cảnh sát, và kế đó, báo chí ở Thuỵ Điển được yêu cầu không tiết lộ chủng tộc và quốc tịch bọn khủng bố, thậm chí kể cả tên (vì từ tên có thể đoán ra hắn là Arab chẳng hạn), để tránh lộ ra hắn khủng bố với lý do tôn giáo là đạo Hồi. Báo chí lớn như cnn, cnbc, cũng trì hoãn việc nêu tên và quốc tịch, hay chỉ nói chung chung và không dám nêu sự thật hiển nhiên đó. Trong khi bất cứ vụ xả xúng nào mà kẻ tội phạm là da trắng, công giáo thì báo chí hăm hở đưa tin và nhấn mạnh vào các yếu tố này.
Ở Đức, pn phải tự lập ra phong trào 120db để lên tiếng về tình trạng tấn công tình dục pn Đức từ đàn ông nhập cư Hồi giáo, điều bị báo chí và chính quyền Merkel cố bưng bít.
http://www.120db.info/en/
Cổ suý self-victimization ah, nó là cả ý thức hệ lộ ra từ nhiều sự kiện khác nhau. VD ngay vụ Hà Giang đây, báo nào viết lôi trẻ em Hà Giang chân đất đi học, ăn cơm 50 gram thịt, để câu kéo nước mắt nói dư luận nhẹ tay chỉ trích, là một vd điển hình của self-victimize đó.
Hay tư duy kiểu bài anh Dũng này, nghĩ rằng mình ko đc công nhận hay chú ý chỉ vì mình nghèo, và coi sự ko đc chú ý đó như một bất công hệ quả của "kỳ thị" cũng vậy. Các bài viết kiểu thương khóc nước nghèo này thì trên báo Vn đầy, bạn nói là cảm tính của mình cũng được vì mình mình chả rảnh lưu lại để giải trình với bạn. Bạn có quyền ko tin, chứ cũng chả chứng minh được là mình sai. Còn ai ngẫm lại thấy đúng thì họ đồng tình dù họ ko cần mình phải quất bài báo ra, họ cũng nhớ mang máng như mình là đủ hiểu nhau rồi.
- Báo cáo

An Phạm

Yep cảm ơn comment có tâm của bạn. Mình đăng bài này vào mục Quan điểm- tranh luận là để hóng những cmt như thế này.
- Báo cáo

An Phạm

Và mình muốn có dẫn chứng về "cổ suý đạo hồi" như bạn nói. Đó là báo nào ở thế giới. Cổ suý self- victimization là bảo nào. Chiếm thị phần bao nhiêu phần trăm? Hay toàn Việt Tân News =]] có bài nào phân tích cụ thể không hay cũng chủ quan của bạn hết.
- Báo cáo

nemesis
Link tặng tác giả: bao nhiêu mạng người chết trong thảm họa có thể khiến truyền thông đưa tin?
https://ourworldindata.org/how-many-deaths-make-a-natural-disaster-newsworthy
Trong link này cũng có bảng cho thấy cần 01 người chết ở châu Âu, 3 người ở Nam Mỹ, 43 người châu Á hoặc 45 người châu Phi chết trong thảm họa mới đủ khiến báo chí thế giới đưa tin.
- Báo cáo
katkat
Mình rất thích quan điểm có sự kỳ thị của các nước lớn với các nước nhỏ và quan điểm mỗi quốc gia phải tự lực tự cường. Trong lịch sử, tiếng nói của 'nước nhỏ' cũng đã từng bị phớt lờ. Trong lịch sử nước nhà, Nguyễn Ái Quốc (tức Bác Hồ) đã đến Paris để gửi tới hội nghị Véc-xây 'Bản Yêu sách của Nhân dân An Nam' để đòi quyền tự do bình đẳng tối thiểu cho nhân dân An Nam và cả Đông Dương nhưng bị các 'nước lớn' khước từ. Bác đã thấy muốn tự giải phóng mình thì chỉ dựa vào sức mình và Bác đã thành công.
Tiện nói về sự phản ứng của truyền thông quốc tế với việc giải cứu đội bóng mất tích, truyền thông bô bô cập nhật và thậm chí nói về các cuộc giải cứu nghẹt thở trên thế giới và tuyệt nhiên không có vụ giải cứu các công nhân khi hầm thủy điện Đạ Dâng bị sập (dù mức độ cũng chẳng kém cạnh). Và tuyệt nhiên, cũng chẳng có ai giúp. Chính mình tự lực cánh sinh và cũng đã cứu được toàn bộ 12 công nhân bị mắc kẹt thành công. Nhưng truyền thông thế giới đã im lặng vào lúc đó.
- Báo cáo

An Phạm

Đúng rồi. Mình thấy lạ là vụ mấy đứa nhóc bị mắc kẹt thì cứ lẳng lặng mà làm. Đâu cần thiết phải hô hào khắp thế giới, xong rồi chúc mừng điên đảo lên như thế đâu. =]] các vụ khác nghiêm trọng như lũ quét miền trung hay vùng núi phía bắc của mình thì chả nước nào care.
- Báo cáo
katkat
Bản thân mình thấy như thể Thái Lan họ bất lực trong việc giải cứu và họ phải kêu gọi nước ngoài vào giúp. Mà tiện thể, Lào cũng vừa vỡ đập thủy điện. Truyền thông quốc tế đăng tin không rầm rộ như vụ ở Thái Lan. Và lực lượng cứu hộ ở Lào vẫn cứ giúp người như bình thường thôi à. Chỉ có bên Hàn họ dính trách nhiệm họ ra cứu trợ, Việt Nam là anh em với Lào vừa cử bác sĩ ra giúp, vừa sẵn sàng viện trợ Lào. Nhật cũng chỉ có viện trợ là xong. Còn các nước phương Tây, có ai đoái hoài?
- Báo cáo

Ng’bthg
[Đã xóa]

An Phạm

Sao thế. Tui chưa tìm hiểu kĩ lắm về giải thưởng đó. Có thông tin gì thêm không
- Báo cáo

Hex 

Dũng Phan có nhiều stt đọc chán vl ra =))
- Báo cáo

An Phạm

=))))
- Báo cáo