Lúc Viết Những Dòng Này Là Tôi Đang Say Cafeine.
Tôi nghĩ việc đọc hay học được điều gì chẳng quan trọng bằng việc bạn là ai khi tiếp cận với kiến thức hay sự việc đó. Điều này dễ...
Tôi nghĩ việc đọc hay học được điều gì chẳng quan trọng bằng việc bạn là ai khi tiếp cận với kiến thức hay sự việc đó. Điều này dễ hiểu khi bạn và anh chàng sửa xe máy tiếp cận đến các lý thuyết về Động cơ đốt trong. Bản thể thế nào thì lập luận kiến thức thế đó, nên thay đổi bản thể trước khi thay đổi kiến thức là việc quan trọng hơn. Thay vì cứ ngấu nghiến thông tin theo bản năng.
Có thể hiểu cách nghành và công việc là một chuỗi logic được đặt tên theo động cơ cuối cùng của sự việc đó. Ví dụ như trong việc bán hàng - Sales cho dễ hiểu. Ta có thể nghiên cứu sinh học áp dụng Thuyết tiến hóa, rồi dùng bản thể mới đó quay về vấn đề cũ, mọi thứ đơn giản hơn nhiều.
Tôi đang xem Sherklock Holmes, trưa nay đứa e trong công ty tag vào một bài viết về tử vi của Canh Ngọ 2018. Thấy có nhiều cái giống bản thân đến kì lạ, là mẫu số chung. Nếu nghĩ ngược về phân tích khách hàng mục tiêu áp dụng phương pháp loại suy như Holmes bằng cách thí nghiệm trên User thay vì đám ứng nhu cầu của họ và đo phản ứng. Phải chăng chúng ta có thể chi phối hành vi và động cơ của họ để dẫn dắt. Và tạo ra nhu cầu nếu cần.
Phương pháp suy luận của Holmes thường là đi từ những chứng cứ quan sát được đến ý nghĩa của những chứng cứ đó, tức là "Nếu có A thì có B" cùng với phương pháp loại suy Ockham.
Leonardor da Vinci từng nói: "Mọi người nhìn mà không thấy, nghe mà không hiểu,...". Hầu như chúng ta mới chỉ sử dụng giác quan mà không nắm bắt được ý nghĩa của sự vật hiện tượng.
“Quan sát” không phải là “nhìn thấy”. Quan sát là quá trình phân tích thông tin, cho ta ý nghĩa bản chất của những gì mà ta "nhìn thấy" - nghĩa là ở một cấp độ cao hơn "nhìn thấy".
Như vậy, “quan sát” là việc hiểu ý nghĩa của những thứ nhìn thấy được. Và để làm được điều này, ta luôn phải vận dụng trí óc vào những thứ ta “nhìn thấy”.
Thậm chí, đôi khi muốn hiểu một người, bạn chỉ cần lục tung thùng rác của họ và nghiên cứu.
Vậy giờ tôi nghĩ nên đi bới rác thay vì hốt rác.
Vì có thể “thùng rác là cửa sổ dẫn tới tâm hồn!”
Tuan Nguyen/ Founder - Le Holdings
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất