Luật quốc tế và Luật quốc gia
Luật quốc tế và luật quốc gia - so sánh, phân tích sơ lược quan hệ
Một số khác biệt cơ bản và các học thuyết về mối quan hệ giữa luật quốc tế – luật quốc gia
1, So sánh
Một số khác biệt cơ bản giữa luật quốc tế và luật quốc gia:
2, Các học thuyết về mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia
Thuyết nhất nguyên luận (monism)
Thuyết này cho rằng cho rằng cả luật quốc tế và luật quốc gia cùng tạo nên một hệ thống luật duy nhất. Tại những nước có hệ thống luật theo học thuyết này, luật quốc tế có được coi là một nguồn của nội luật, được dẫn chiếu và áp dụng trực tiếp bởi tòa án quốc gia.
Thuyết nhị nguyên luận (dualism)
Học thuyết nhấn mạnh việc luật quốc tế và luật quốc gia có nhiều điểm khác biệt và là 2 hệ thống độc lập, riêng biệt. Do tồn tại độc lập nên không hệ thống luật nào có thể tạo ra hoặc thay đổi các quy định trong hệ thống còn lại. Cũng theo đó, luật quốc tế không thể được áp dụng trực tiếp như một nguồn của luật mà phải qua quá trình nội luật hóa.
3, Vai trò của luật quốc gia trong luật quốc tế
Các quốc gia không thể viện dẫn luật quốc gia để biện hộ cho hành vi vi phạm nghĩa vụ quốc tế, đây là một nguyên tắc chung của luật quốc tế và đã được quy định cụ thể trong một số điều ước (VD: Điều 27 Công ước Viên về luật điều ước quốc tế 1969, Điều 3 Các điều khoản về trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia). Trong vụ Lockerbie, tòa án công lý quốc tế cũng đã nhấn mạnh nguyên tắc này, cụ thể: việc không có khả năng hành động do luật quốc gia không thể bào chữa cho hành vi không tuân thủ nghĩa vụ quốc tế.[1]
Mặt khác, các quy định của luật quốc gia tuy không được áp dụng tại các tòa án, tòa trọng tài quốc tế nhưng có thể được xét đến như là bằng chứng cho hành vi vi phạm một nghĩa vụ quốc tế của quốc gia. Cũng cần lưu ý rằng khi một quy định trong luật quốc gia cấu thành một vi phạm quy định trong luật quốc tế, điều này sẽ chỉ dẫn đến trách nhiệm của quốc gia chứ không làm vô hiệu của quy định đó trong luật quốc gia.
Luật quốc gia còn đóng một vai trò quan trọng khác trong quá trình nghiên cứu quan điểm pháp lý của các quốc gia về các vấn đề quốc tế.[2] Các quốc gia thường bày tỏ quan điểm về các vấn đề quốc tế quan trọng như phạm vi lãnh hải, quyền tài phán hoặc điều kiện nhập quốc tịch thông qua quy định trong luật quốc gia hoặc trong quá trình xây dựng luật.[3] Vì vậy, các tòa án quốc tế đôi khi cũng xem xét các luật quốc gia liên quan khi đưa ra phán quyết cho một vụ việc.
[1]
ICJ Reports, 1992, pp. 3, 32; 94 ILR, pp. 478, 515.[2]
Malcolm N. Shaw, International Law, 6th ed., Cambridge University Press, Cambridge, 2008, p. 136.Các bạn có thể đọc thêm tại blog của mình.
Đọc thêm về luật:
Science2vn
/science2vn
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất