Nhật Bản (日本): Mặt trời xứ Phù Tang
Chữ kanji trong Quốc hiệu Nhật Bản nghĩa là “gốc của mặt trời”, và người ta thường gọi Nhật Bản bằng biệt danh “Đất nước Mặt Trời mọc”....
Chữ kanji trong Quốc hiệu Nhật Bản nghĩa là “gốc của mặt trời”, và người ta thường gọi Nhật Bản bằng biệt danh “Đất nước Mặt Trời mọc”.
Quốc kì Nhật Bản là một hiệu kì hình chữ nhật màu trắng với một đĩa tròn màu đỏ lớn (đại diện cho mặt trời) tại trung tâm. Quốc kì được gọi chính thức là Nisshōki (日章旗: Nhật chương kì) trong tiếng Nhật, song được gọi thông tục hơn là Hinomaru (日の丸: Nhật chi hoàn).
Thiết kế
Lịch sử
Vào thế kỷ thứ IV, Nhật Bản lấy tên nước là Yamato, còn người Hán từ trước Công nguyên đã gọi nước Nhật là Oa Quốc (nghĩa là nước lùn), gọi người Nhật là Oa nhân (người lùn). Cũng có thuyết cho rằng từ Oa lấy từ tên Nữ Oa nương nương, vì người Nhật cũng thờ phụng một nữ thần là Amaterasu.
Hình tượng mặt trời xuất phát từ việc quần đảo Nhật Bản là nơi đầu tiên đón ánh nắng ở vùng Đông Á và người Nhật cũng tôn sùng nữ thần mặt trời Amaterasu, ở Trung Hoa hay tất cả những vùng đất mà người Nhật biết đến thời đó, hằng ngày đều đón nhận ánh sáng đến từ mặt trời mọc hướng đông – tức hướng Nhật Bản.
Amaterasu là một vị thần trong thần thoại Nhật Bản, và là một vị thần (神 kami) quan trọng trong Thần đạo. Amaterasu không chỉ được coi là thần của mặt trời, mà còn là vị thần của vũ trụ. Tên gọi Amaterasu có nguồn gốc từ cụm từ amateru, mang ý nghĩa "toả sáng trên thiên đường."
Từ thế kỷ thứ VI đến đầu thế kỷ thứ VIII, một nhà nước tập quyền được thành lập và đóng đô ở Asuka (gần thành phố Nara ngày nay). Tên nước từ Yamato đổi thành Nhật Bản.
Theo truyền thuyết, khi Đế quốc Mông Cổ xuất phát từ Cao Ly xâm lược Nhật Bản trong thế kỉ XIII, hòa thượng Nhật Liên (日蓮) đã trao một hiệu kì hình tròn đỏ trên nền trắng tượng trưng mặt trời cho Shogun (Tướng quân) để mang ra chiến trường, với mong muốn chờ tin thắng trận. Và hạm đội Mông Cổ đã bị một cơn bão đánh tan, người Nhật gọi cơn bão này là Kamikaze – Thần Phong.
Năm 1854, thời Mạc phủ Tokugawa, các thuyền của Nhật Bản được lệnh kéo Nhật chi hoàn nhằm phân biệt chúng với thuyền của ngoại quốc, trở thành hiệu kì thương mại của Nhật Bản vào năm 1870 và là quốc kì chưa chính thức từ năm 1870 đến năm 1885, đây là lá cờ đại diện cho quốc gia đầu tiên được Nhật Bản thông qua.
Ngày 27/1/1870 theo một chính sách của cuộc cải cách Minh Trị, Húc Nhật kì được chọn làm quốc kì.
Húc Nhật kì (旭日旗 Kyokujitsu-ki) là quân kì của Nhật Bản. Lá cờ này từng được dùng để tượng trưng cho may mắn từ thời Edo. Húc Nhật kì được sử dụng làm Cờ hiệu Hải quân Đế quốc và một phiên bản đã chỉnh sửa của nó vẫn tiếp tục được sử dụng trong Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.
Việc sử dụng Nhật chi hoàn và Húc Nhật kì tăng lên khi Nhật Bản tham vọng phát triển thành một đế quốc ngang hàng với phương Tây, cả hai lá cờ này hiện diện tại các buổi lễ sau những chiến thắng trong Chiến tranh Thanh-Nhật (1894-1895) và Nga-Nhật (1904-1905). Nhật chi hoàn và Húc Nhật kì là công cụ của Đế quốc Nhật Bản tại các khu vực bị chiếm đóng, người dân bản địa phải sử dụng và xem cờ Nhật như lá cờ linh thiêng.
Sách giáo khoa Nhật thời kì này đều in Nhật chi hoàn cùng những câu khẩu hiệu khác nhau nhằm biểu thị sự trung thành với Thiên hoàng và quốc gia. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan được giảng dạy như một đức tính hiển nhiên cho trẻ em Nhật Bản. Những hành động như treo quốc kỳ ở nơi trang trọng hoặc kính bái Thiên hoàng hàng ngày được xem là tính cách của một “người Nhật hoàn hảo”. Đối với người Nhật thời đó, về cơ bản hai lá cờ này mang ý nghĩa: "Cờ mặt trời xuất hiện sẽ soi sáng bóng tối trên toàn thế giới".
Nhật chi hoàn là quốc kì chưa chính thức của Nhật Bản trong suốt Thế chiến thứ hai và thời kì bị chiếm đóng. Trong thời gian đầu Mĩ chiếm đóng Nhật Bản, cần phải có sự chấp thuận từ Tư lệnh tối cao quân Đồng Minh tại Nhật là Douglas McArthur để được treo Nhật chi hoàn tại nơi công cộng. Giống như lá cờ Swastika của Đức Quốc xã, cờ hải quân Húc Nhật kì ban đầu bị hạn chế nghiêm ngặt, nhưng lá cờ này không đến mức độ bị cấm hoàn toàn như Swastika.
Sau Thế chiến, quốc kì Nhật Bản bị cho là có liên hệ với quá khứ quân phiệt của quốc gia, nhất là tại Trung Quốc đại lục và bán đảo Triều Tiên.
Năm 1999, Pháp luật Nhật Bản về quốc kì và quốc ca được thông qua, chính thức công nhận Nhật chi hoàn làm quốc kì, Kimigayo làm quốc ca và Húc Nhật kì làm cờ Lực lượng Phòng vệ Biển. Tại Nhật Bản, không hề có hạn chế nào về việc dùng Húc Nhật kì để khơi gợi niềm tự hào dân tộc.
Đọc thêm:
Nguồn: tổng hợp từ Wikipedia & Internet.
Science2vn
/science2vn
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất