Lựa chọn nhóm đại học sao cho hiệu quả
Mình vừa đưa ra quyết định rời nhóm đại học nên tranh thủ tâm sự một chút về trải nghiệm này.
Mình vừa đưa ra quyết định rời nhóm đại học nên tranh thủ tâm sự một chút về trải nghiệm này.

Nguồn: Cloudoffice
Đối với phần lớn sinh viên, việc thay đổi nhóm ở đại học là một điều hết sức bình thường (nhóm ở đây là nhóm để làm bài tiểu luận/dự án, không phải nhóm để chơi nhé!). Mỗi một môn sẽ có một cách chia nhóm khác nhau và đôi khi thầy cô còn random nhóm giúp nữa :))
Tuy nhiên với hệ CLC ở trường mình, mỗi lớp sẽ được học chung xuyên suốt đại học và việc có một nhóm làm việc cốt, xuyên suốt bất chấp môn học và thời gian, các thành viên và chức vụ của họ thường được giữ nguyên từ kì này sang kì khác. Mình cảm thấy điều này là hợp lý vì bởi có đủ thời gian thì các thành viên trong nhóm mới hoà hợp và làm việc một cách hiệu quả được. Nhưng liệu đây có phải là một phương pháp tối ưu?
Với những bạn hướng nội hay ngại phải làm quen với các bạn mới thường sẽ rất thích sự gắn kết của cách chọn nhóm này, họ sẽ không phải bỏ quá nhiều công sức vào mỗi đầu kì để làm quen và bắt nhịp với các thành viên trong nhóm mới. Nhưng bạn ơi, việc tránh này chỉ là tạm thời, những thứ bạn phải đánh đổi thật sự nó lớn hơn nhiều.
Mình không cố tình làm quá vấn đề nhưng mình nghĩ việc thường xuyên thay đổi nhóm làm việc là một điều cần thiết đối với sinh viên (đây là điều trước giờ mình chưa từng được dạy cho đến gần đây). Như bạn đã biết, môi trường đại học như một xã hội thu nhỏ, ý là nó đã nhỏ rồi thì nên tận dụng nó trước khi vào xã hội rộng lớn hơn. Và việc thường xuyên thay đổi thành viên hay lập nhóm mới sẽ giúp bạn điều đó.
Điều đầu tiên và dễ thấy nhất đó là sự mới mẻ, sự hứng khởi khi có thể làm quen với nhiều bạn mới, biết đâu một trong số họ sẽ là tri kỷ cả đời của mình thì sao :)), càng được làm việc với nhiều người, càng tăng cơ hội tìm được những người bạn bè phù hợp
Thứ hai, việc thường xuyên tìm kiếm nhóm mới sẽ giúp bạn mở rộng mạng lưới mối quan hệ và networking của mình, sau này mà cùng giúp đỡ, hỗ trợ nhau mà đi lên, không chừng họ còn là người giúp ta tìm được công việc mơ ước hay một cô vợ lý tưởng trong tương lai nữa không chừng.
Và lợi ích cuối cùng là điều mà ít ai nói với bạn, đó là sự học hỏi từ người mới. Con người chúng ta là loài xã hội, sống theo bầy đàn, luôn quan sát và học hỏi lẫn nhau (cứ liên tưởng đến việc em bé thường hay bắt chước là bạn sẽ biết) Người lớn cũng như vậy nhưng tần suất diễn ra sẽ thấp hơn và việc học có thể diễn ra trong vô thức. Việc học hỏi được từ những thành viên mới luôn mang lại giá trị to lớn mà bạn khó mà hình dung được. Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta nói "Học thầy, không tày học bạn". Việc được vai kề vai với một người bạn mới sẽ giúp bạn thu nạp được những điều hay ho từ họ, tất nhiên có thể kể cả những tật xấu :))
Đúng là việc thường xuyên thay đổi nhóm ở thời đại học mang lại nhiều rủi ro, có thể là việc tính cách làm việc không phù hợp hay tình trạng "tao work" mà chắc ai cũng đã từng gặp phải. Tuy nhiên để lựa chọn thì mình luôn ưu tiên việc thay đổi để học hỏi, đáng thử mà phải không!. Ban nghĩ sao về vấn đề này?

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này