Lợi ích của việc học Sử
Tại sao chẳng mấy ai yêu thích môn lịch sử và ngược lại còn ghét nó khi ngồi trên ghế nhà trường? Môn lịch sử có vô vàn điều muôn màu...
Tại sao chẳng mấy ai yêu thích môn lịch sử và ngược lại còn ghét nó khi ngồi trên ghế nhà trường? Môn lịch sử có vô vàn điều muôn màu mà vẫn đang chờ bạn đến khám phá, và lợi ích của việc khám phá nó không bao giờ là lỗ cả.
Vấn đề chán môn Lịch Sử chẳng gì là bí ẩn từ xưa đến nay đối với phần đông giới trẻ. Dựa trên bài báo "Why so many students hate history — and what to do about it" của Valerie Strauss trên tờ "The Washington", cho thấy học sinh lớp 6 và lớp 12 tại một khu học chính ở Midwest cảm thấy thờ ơ hoặc bộc lộ một thái độ tiêu cực đối với các môn xã hội học thông qua một cuộc khảo sát năm 1982. Đến nay, điều đó vẫn không thay đổi, kẻ thù đáng sợ nhất của những học sinh học chuyên về xã hội đó là Lịch sử. Nhưng vì đa phần các học sinh không hiểu được lợi ích sâu xa của môn học Lịch sử nên hầu như các học sinh đều không muốn học nó và dần cảm thấy nó khó hiểu. Tóm lại, có thể nói môn Lịch sử như cuốn sổ tay cơ bản cho người học sinh bước vào đời.
Đầu tiên, qua những sự kiện lịch sử sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về nguồn gốc và tiến trình phát triển của các nền văn hóa, xã hội, đất nước. Từ đó, chúng ta có thể học hỏi và áp dụng những kinh nghiệm tốt để phát triển, cải thiện và cảnh giác trước cuộc sống hiện tại bằng cách phân tích và đánh giá các sự kiện lịch sử tương đương. Ví dụ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, cả thế giới đã phải đặt sự quan tâm lớn vào việc kiểm soát rủi ro tài chính. Tại vì sao hả? Bởi vì một trong những nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng tài chính là do các ngân hàng và các tổ chức tài chính không kiểm soát được rủi ro tài chính. Chúng ta cần học hỏi từ sự kiện này và tìm cách để kiểm soát rủi ro tài chính, bạn có thể đọc thêm về cuộc khủng hoàng tại "The 2007–2008 Financial Crisis in Review"của Investopedia. Từ những sự kiện trong lịch sử giúp ta phần nào tích lũy được kinh nghiệm khi đối mặt với các sự kiện xã hội hiện nay. Đó là tại sao già làng là người rất được tôn trọng trong xã hội bộ lạc. Hiểu đơn giản thì các gia làng thường là những người sống lâu nhất trong làng và vì thế mà học được nhiều thứ từ những gì đã trải qua hơn nhiều người khác trong làng, từ đó có những hướng giải pháp khả thi hơn, an toàn hơn cho những biến cố sẽ xảy ra sau này. Một số các nguồn có thể sẽ giúp bạn hiểu hơn về các sự kiện lịch sử có thể là từ các cuốn sách lịch sử được viết bởi các nhà sử học có uy tín như Mary Beard, Niall Ferguson, Yuval Noah Harari,... , hoặc là các tạp chí học thuật về lịch sử như "The American Historical Review", "The Journal of Modern History", hay "The Journal of World History", ngoài ra các khóa học của các trường đại học cũng rất có ích. Nhìn chung, vì môn lịch sử giúp ta có được kinh nghiệm để đối mặt với các sự kiện ở hiện tại nên có thể coi đây là một trong số các môn rất giúp ích cho ta sau này.
Thứ hai, học lịch sử giúp chúng ta hiểu rõ hơn về văn hóa và truyền thống của các dân tộc trên thế giới. Đây là điều khá căn bản mà ai học lịch sử cũng sẽ biết, nhưng chẳng mấy ai nghĩ tới việc áp dụng chúng. Trên thực tế, hiện nay thế giới đang trong giai đoạn toàn cầu hóa đòi hỏi con người có khả năng thích nghi nhanh với các môi trường văn hóa khác nhau giúp ta có thêm nhiều cơ hội mới từ nhiều quốc gia. Một người hiểu biết về nhiều văn hóa, lịch sử của nước khác cũng giúp họ dễ dàng giao tiếp và giao dịch với những người đến từ các quốc gia khác nhau. Các nghiên cứu của Kramsch và Thorne (2002), hay của Gudykunst (2005) đều chỉ ra rằng sự hiểu biết về văn hóa, lịch sử và các giá trị văn hóa của người khác là yếu tố quan trọng để có thể giao tiếp hiệu quả, và đó là những nghiên cứu từ các nhà học giả nổi tiếng trong lĩnh vực truyền thông liên văn hóa và giáo dục ngôn ngữ, và đồng thời là giáo sư tại các trường Đại học. Việc hiểu biết này giúp chúng ta tránh được những hiểu lầm và xung đột trong quan hệ giao tiếp và giúp tạo ra một môi trường giao tiếp hòa bình và hợp tác.
Thứ ba, môn lịch sử còn rất là quan trọng để phát triển tư duy phản biện. Lịch sử không luôn luôn đúng, ví thế mà ta cần đưa ra các giả thuyết và suy luận về những sự kiện và tình huống khác nhau. Hãy lấy Christopher Columbus làm ví dụ cho điều này. Đa phần trong các cuốn sách lịch sử ta học trên trường đều sẽ ghi Columbus là người đã đặt chân châu Mĩ đầu tiên vào năm 1492. Tuy nhiên, điều này không chính xác vì trước đó, Leif Erikson - một người Viking đã đến đất Mỹ vào khoảng năm 1000, tức trước Columbus gần 500 năm, bạn có thể đọc thêm về điều này ở "The Troubling History of the Fight to Honor Leif Erikson—Not Columbus—as the Man Who 'Discovered America'" hay "The Year 1000 by Valerie Hansen review — when Vikings sailed the world" của The Times. Tư duy phản biện được hình thành qua các hoạt động như tư duy ngược (nếu lịch sử viết A là thế, thì thử nghĩ liệu A không phải vậy thì sao?) hay là nhìn mọi thứ xung quanh theo chiều hướng khách quan, đa chiều, hoặc có thể đơn giản là đưa ra những câu hỏi gia định (nếu như...?) và còn nhiều hoạt động khác nữa, nhưng đó là những thứ có thể áp dụng vào trong môn học lịch sử và từ đó rèn được tình tư duy phản biện. Steve Jobs, Elon Musk, Warren Buffett, Bill Gates đều là những cái tên rất thân quen trên tượng đài của sự thành công và họ đều có tư duy phản biện rất tốt. Vì vậy học lịch sử còn giúp ta cải thiện chính tư duy của bản thân, giúp cho bản thân có lối sống lành mạnh và hiệu quả hơn thông qua việc có được tư duy phản biện.
Tóm lại, học lịch sử sẽ rất là vui nếu ta biết cách học một cách hiệu quả và cả lợi ích của nó. Lịch sử không chỉ giúp phát triển lòng yêu nước, yêu quê hương, mà lịch sử còn định hướng cho sự phát triển của bản thân thêm hoàn chỉnh hơn ở tương lai. Cicero, một nhà triết học La Mã thế kỷ thứ nhất TCN, đã từng nói "Lịch sử là giáo viên của cuộc sống", vì vậy học sử không bao giờ là sai và hãy coi đó là động lực để ta phát triển bản thân sau này.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất