Linh mục Gregor Johann Mendel - Cha đẻ của Di truyền học. Cách diễn giải về tiểu sử của Mendel trong sách giáo khoa
Và Đây là Một bài Chia Sẻ Về Cha Đẻ Của Ngành Di Truyền Học
Bằng các thí nghiệm vô cùng tỉ mỉ trên hàng vạn cây và phân tích khoảng 300.000 hạt đậu Hà Lan (Pisum sativum), linh mục người Áo - Hungary Johann Gregor Mendel, dòng Augustinô, đã đúc kết được các định luật làm nền tảng cho di truyền học.Linh mục Mendel (1822-1884) sinh tại thị trấn Hyncice, vùng Moravie (thời điểm ấy là lãnh thổ của Áo, nay thuộc CH Czech) trong một gia đình nông dân nghèo. Từ nhỏ, cậu bé Mendel đã được thầy cô quý mến vì học xuất sắc, lại rất kiên nhẫn và ham học hỏi. Ngoài giờ đến trường cậu luôn phụ giúp ba các công việc trồng trọt ở nông trại của gia đình nên rất gắn bó với cỏ cây, hoa lá. Năm 1843, được sự giới thiệu của một thầy giáo, Mendel xin gia nhập học viện của dòng Augustinô tại Brno (phía nam vùng Moravie) và thụ phong linh mục năm 1847. Vị linh mục trẻ được bề trên tiếp tục tạo điều kiện để học tập và nghiên cứu để tham gia vào việc giảng dạy sau này vì dòng Augustinô có nhiều hoạt động trong lãnh vực giáo dục.Thụ phấn cho từng hoaNăm 1851, cha Mendel bắt đầu theo học tại Ðại học Vienna (Áo) về toán, vật lý, hóa học, động vật học, nông nghiệp, cổ sinh vật học và thực vật học. Chính tại đây, giáo sư về giải phẫu học thực vật Franz Unger đã hướng cho sinh viên đặc biệt này nghiên cứu về những biến đổi bề ngoài ở thực vật qua nhiều đời lai trồng.Cha Mendel quay về tu viện ở Brno vào năm 1854. Thời điểm ấy, đây là một trong những thành phố thương mại quan trọng của Áo, còn Moravie là một vùng nổi tiếng về nông nghiệp và có nhiều nhà khoa học đang sinh sống, làm việc. Với những điều kiện rất thuận lợi này, vị linh mục đã chọn thí nghiệm trên đậu Hà Lan vì dễ trồng và có nhiều tính trạng khác nhau (về màu sắc của hạt, độ dài thân…). Trong suốt 8 năm, với cây nhíp và kính hiển vi, ngài thụ phấn cho từng bông hoa, một công việc vô cùng công phu, đòi hỏi sự tỉ mỉ và tập trung cao độ. Tổng cộng, cha đã cho lai khoảng 12.000 cây đậu, sau đó phân tích trên 300.000 hạt đậu và dùng các phương pháp thống kê - vốn vẫn còn rất xa lạ với các nhà thực vật học vào cuối thế kỷ 19 - để ghi nhận kết quả và đúc kết thành quy luật.Không ai hiểuRất được sự ủng hộ của bề trên dòng, cha Mendel chuyên tâm vào giảng dạy và nghiên cứu. Trong tu viện, ngài được tự do sử dụng một khu vườn rộng lớn và còn có cả nhà kính. Có một thời gian, ngài còn… nuôi chuột trong phòng để theo dõi sự khác biệt về kiểu hình của các thế hệ. Năm 1865, cha Mendel tổ chức hai cuộc hội thảo để công bố kết quả của “Nghiên cứu về lai giống ở thực vật”. Tuy nhiên, hầu như không có nhà khoa học nào thật sự hiểu công trình của vị linh mục dòng Augustinô, có lẽ vì cách ghi nhận và trình bày quá… toán học. Có thể nói, cha Mendel không chỉ là người khai sinh ra di truyền học mà còn là người đã đặt nền móng đầu tiên cho việc sử dụng thống kê trong ngành sinh học. Kể cả Darwin, nhà khoa học cùng thời rất nổi tiếng với thuyết tiến hóa cũng không tìm hiểu thêm về các quy luật Mendel dù đã được biết đến. Ðây là điều đáng tiếc vì di truyền học và tiến hóa có liên quan mật thiết, nếu được kết hợp sẽ dẫn đến nhiều khám phá có giá trị nhưng khi ấy thì như hai đường thẳng song song không gặp được nhau.Năm 1868, cha Mendel được bầu làm bề trên của tu viện Brno. Với trách nhiệm mới, ngài không thể dành quá nhiều thời gian với các cây đậu Hà Lan như trước, mà chuyển sang tìm hiểu một số lãnh vực như khí tượng học và thiên văn học. Năm 1884, cha đẻ của ngành di truyền học với 3 định luật Mendel nổi tiếng đã qua đời vì suy thận.Phải đợi đến đầu thế kỷ 20, tức hơn 3 thập niên kể từ khi cha Mendel công bố công trình nghiên cứu, 3 nhà khoa học là Hugo de Vries (Hà Lan), Carl Erich Correns (Ðức) và Erich von Tschermak (Áo) mới khám phá lại quy luật di truyền và xác nhận vị linh mục dòng Augustinô chính là người đầu tiên tìm ra các quy luật đó. Ngày nay, công lao của cha Mendel đối với khoa học đã được cả thế giới tôn vinh. Nhiều quảng trường, bảo tàng, trường đại học ở Áo, CH Czech, Hungary và kể cả trạm nghiên cứu đầu tiên ở Nam Cực đã được mang tên của ngài.Ở tu viện nơi cha Mendel làm thí nghiệm với cây đậu Hà Lan khi xưa vẫn còn lưu giữ dấu tích của mảnh vườn - nơi cha làm thí nghiệm này. Các khóm hoa được trồng theo tỷ lệ 3 trội 1 lặn nổi tiếng mà cha đã tìm được.Sao chép từ Make Christianity Great As AlwaysTrong sách giáo khoa Sinh học 12 của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, quyển tái bản lần thứ 3, nộp lưu chiểu thang 1/2011, ở trang 33 ghi rằng linh mục Mendel là "một linh mục bất đắc dĩ", mô tả nguyên do Mendel trở thành linh mục bởi vì Mendel nghèo, không có tiền đi học đại học nên ông mới xin vào tu viện, và ông không thích thành linh mục. Mình trình bày sơ nét về nguyên do ông Mendel thành linh mục, cũng như con đường tu tập của ông.Theo trang bách khoa Encyclopaedia Britannica, trong bài viết Gregor Mendel, mục "Education and early career" viết rằng:Mendel ghi danh vào chương trình triết học kéo dài 2 năm tại Viện triết học thuộc trường Đại học Olmütz (Olomouc, cộng hòa Czech). Ông học Toán và Vật lý rất giỏi. Ông hoàn thành chương trình học vào năm 1843. Những năm đầu học xa nhà, ông gặp nhiều khó khăn khi gia đình của ông không thể chu cấp đủ tiền cho ông học. Khi đó, ông đi dạy kèm các sinh viên khác để kiến tiền. Những khó khăn này khiến ông 2 lần rơi vào cơn trầm cảm nghiêm trọng, buộc ông phải trở về nhà để nghỉ dưỡng. Do ông là con trai độc nhất nên gia đình mong ông sẽ trở thành điền chủ, chăm coi gia trại thay vì lao đầu học hành căng thẳng. Tuy nhiên, ông lại chọn hướng đi khác, đó là tu tập tại tu viện Altbrünn (Brünn) thuộc dòng Augustin. Tại tu viện này, ông có tên thánh là Gregor. Tại nơi này, ông đã giải tỏa được những căng thẳng, trầm uất mà ông phải chịu đựng trong suốt nhiều nằm trước đó.Về sự kiện ông chọn tu tập, bài viết Gregor Mendel: A Private Scientist đăng trên tạp chí Nature viết rằng giáo sư Friedrich Franz của ông đã giới thiệu ông tới các linh mục thuộc dòng Augustin vì các vị này giỏi về khoa học, nghiên cứu, và giáo dục. Giáo sư cho rằng ông Mendel sẽ được nhận vào tu viện dòng vì ông có tài về Vật lý và Toán học, cho dù ban đầu ông Mendel không có ý định đi tu.Trong bài nghiên cứu Influences on Mendel của tác giả Colleen J. Huckabee đăng trên tạp chí The American Biology Teacher tường thuật rằng vào thời điểm ông còn học với giáo sư Friedrich Franz, ông có tâm sự với giáo sư về vấn đề tiền nong của ông. Mendel khi đó mong muốn tìm được một nơi nào đó có thể giải thoát cho ông khỏi những rắc rối khi mưu sinh. Lúc đó, giáo sư Franz nhận được thư từ tu viện trưởng từ tu viện dòng Augustin mong muốn giáo sư giới thiệu 1 sinh viên phù hợp để vào tu viện. Giáo sư Franz giới thiệu Mendel cho tu viện này. Tại đây, Mendel gặp nhiều đồng môn rất giỏi về khoa học. Những đồng môn đó sau này trở thành giáo sư về Toán, Vật lý tại Viện triết học Burnn.Tuy nhiên, thể trạng của Mendel không đủ để làm mục vụ nên tu viện trưởng Cyrl Franz Napp sắp xếp cho Mendel tạm thời làm thầy giáo ở một trường phổ thông. Năm 1850, trường phổ thông đó nộp hồ sơ cho Mendel thi chứng chỉ sư phạm môn lịch sử tự nhiên. Nhưng ông thi rớt kỳ thi này. Khi đó, tu viện trưởng đưa ông Mendel tới trường Đại học Vienna để học sư phạm một cách bài bản. Sau khi học xong, ông về dạy tại trường Brunn. Ông lại thi để lấy chứng chỉ sư phạm Vật lý, nhưng lại thi rớt.Trang bách khoa Encyclopaedia Britannica thông tin rằng sau khi ông dạy học được 14 năm thì ông được bầu làm tu viện trưởng, thay cho tu viện trưởng Cyrl Franz Napp qua đời. Lúc này, ông dừng việc nghiên cứu khoa học để quản lý tu viện. Ông phản đối việc đóng thuế vào quỹ tôn giáo của chính quyền lúc bấy giờ khi ông cho rằng khoản thuế này là vi hiến. Chính quyền khi đó đã tước quyền quản lý của ông ở một số khu nhà trong tu viện và chuyển toàn bộ số tiền thu được từ những khu nhà này vào quỹ.Từ những thông tin trên cho thấy rằng phần diễn giải lịch sử của ông Mendel trong sách giáo khoa Sinh học 12 mang tính chủ quan của tác giả sách. Thông tin Mendel vào tu viện để học thành linh mục nhằm mục đích nghiên cứu khoa học do ông không có tiền đi học đại học là đúng. Tuy nhiên, sách không viết cho học sinh biết rằng tu viện này nổi tiếng vì tư tưởng xem trọng nghiên cứu khoa học ở Áo lúc bấy giờ, cũng như chính tu viện đã tài trợ cho Mendel đi học hành bài bản, chuyên sâu khi sức khỏe của ông không đảm bảo để làm việc của linh mục. Nhờ sự tài trợ đó cũng như khu vườn bên trong tu viện đã giúp Mendel hoàn thành công trình khoa học để đời.Thông tin Mendel "không thích nghề linh mục" mang tính phiến diện của tác giả sách vì sau khi nghiên cứu khoa học, Mendel còn được bầu làm tu viện trưởng, và chính ông còn đấu tranh, bảo vệ quyền lợi cho tu viện của ông.
Đây là bài viết chia sẻ
Nguồn: Võ Hoàng Trọng - Lớn Lên Nào
Nội dung được trích dẫn dựa trên SGK.
Thanks for reading
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất