Đây là một hồi ký về câu chuyện tôi tự kỷ để vượt qua sự vô nghĩa, nếu bạn đã dành thời gian đọc, rất mong bạn sẵn lòng chỉ ra những sai lầm trong lập luận để tôi có thể suy nghĩ tốt hơn.
img_0

Introduction

Sáng hôm ấy, tôi tỉnh dậy: thứ bảy, hôm nay không phải đi làm.
Tôi nhìn chằm chằm lên trần nhà, rồi sao, tiếp tục nằm đây hết ngày hay thức dậy và làm theo những thôi thúc của tính dục và bản năng sẵn có?
Đằng nào thì cũng vô nghĩa cả thôi.
Tôi không bao giờ đi chơi với ai, đó không phải vấn đề, nhưng lúc trước thì tôi vẫn gặp bạn bè, dù ngồi giữa mọi người với một lý trí thượng đẳng tách biệt, vô thức tôi vẫn cảm nhận, gắn bỏ và thỏa mãn, chắc vậy.
Nhưng giờ thì không gặp nữa, và cũng là cơ hội để lý trí ngày càng thượng đẳng và tách biệt, tới mức nó nghĩ rằng quay lại hoàn cảnh xưa cũng chẳng thể nào khôi phục được kết nối với xã hội được nữa.
Tôi chẳng bị trầm cảm nhưng cũng không có động lực làm gì cả, chủ nghĩa hư vô, một thứ khủng hoảng phổ thông trong thời đại mà nhân cách con người bị công nghệ băm thành từng mảnh. Khó lòng mà giao thoa với nhau nữa, khi mỗi con người còn không thể thống nhất vói chính mình, có những nhân cách buồn bã, có những nhân cách vui vẻ, rối loạn lưỡng cực là điều dễ hiểu khi chúng ta hiếm có thời giản ngồi lại với nhau hay ngồi lại với chính mình. Rồi ta bỗng tự hỏi sống hay chết thì có gì quan trọng?
Đã có một sợi dây thắt sẵn, nhưng nhà tôi thì chẳng có chỗ treo đâu.
Chỉ là tôi đã trì hoãn giải quyết việc này quá lâu rồi, nên hôm nay hoặc là chủ nghĩa hư vô chết, hoặc là tôi. Nhưng khi đã bắt tay vào giải quyết như thế thì tôi thừa biết tôi sẽ thắng rồi. Nhưng biết đâu một thằng tôi khác sẽ lại thất bại.
So I write this for myselves, và biết đâu có thể may mắn giúp được ai đó, mà chắc là không.
Mức độ sâu sắc của chủ nghĩa hư vô tác động tới mỗi người tùy thuộc vào trình độ triết học của họ, nên cách để vượt qua nó còn tùy thuộc vào mức độ để thỏa mãn lý trí của từng người. Tuy nhiên có một cách thoát ra đơn giản, hãy tự định nghĩa lại tất cả khái niệm của nó cho tới khi bạn thấy, hoặc là nó không thể chứng minh là sai (unfalsifiable), hoặc là nó sai, hoặc là nó đúng hay không không quan trọng.

Objective Meaning

Chủ nghĩa hư vô nói rằng chẳng có ý nghĩa khách quan nào cả, vũ trụ là vô nghĩa, nhân loại là vô nghĩa, đất nước là vô nghĩa, thượng đế là vô nghĩa, sự tồn tại của bạn là vô nghĩa với vũ trụ. Bạn thấy điều đó hoàn toàn đúng, nhưng tại sao chấp nhận nó lại khiến bạn ra nông nỗi này?
Thử nghĩ xem, thế nào là ý nghĩa “khách quan”?
Giả sử tổ quốc nói rằng sứ mệnh của bạn là lao động hăng say và cống hiến cho đất nước, liệu đó có phải là một ý nghĩa khách quan? Nếu trước hết bạn không chủ quan cho rằng tổ quốc là có ý nghĩa với bạn, thì tất cả những gì tổ quốc cho là có ý nghĩa đều chẳng có gì quan trọng. Khi bạn cống hiến cho tổ quốc, động lực không thể đến từ ý nghĩa khách quan của tổ quốc, mà từ chủ quan bạn cho rằng tổ quốc là có ý nghĩa, sau đó bạn mới làm theo những gì có ý nghĩa mà tổ quốc yêu cầu. Vậy ý nghĩa khách quan của tổ quốc là vô nghĩa đối với bạn.
Giả sử thượng đế hiện ra và phán rằng: “Thou shalt rape, that’s all thy meaning.” (Hãy hiếp dâm đi, đó là tất cả ý nghĩa của ngươi), liệu bạn có chấp nhận không? Tất nhiên là không, ông ta sẽ không nói thế mà những điều kiểu như, “hãy tuân theo mười điều răn của ta”. Bạn sẽ hỏi tại sao phải làm vậy, “vì ta là thượng đế của ngươi”. Ok, dù bạn có đồng ý hay không thì cũng phải bắt nguồn từ chủ quan bạn cho rằng thượng đế là có ý nghĩa, nếu bản thân ông ta là vô nghĩa với bạn thì ổng muốn gì kệ ổng. Nhưng làm sao bạn có thể cho rằng một thực thể bạn chẳng hề biết gì lại có ý nghĩa? Tất nhiên không, bạn sẽ đòi hỏi thực dụng hơn, “tôi làm vậy thì được gì?”. “Ngươi sẽ được lên thiên đường.”, ok, nhưng thiên đường là gì, một nơi hư vô khác để vui thú?, thỏa mãn những bản năng kỳ lạ nào đấy khi không còn xác thịt nữa?, cũng chả có ý nghĩa gì cả. Vậy những gì thượng đế cho là có ý nghĩa, hoặc cho đó là ý nghĩa của bạn, đều vô nghĩa đối với bạn.
Giả sử nhân loại sắp tuyệt chủng và bạn có khả năng ngăn chặn chuyện đó lại, liệu việc bạn hành động là có ý nghĩa với nhân loại? Không, nhân loại tuyệt chủng hay không và điều đó có ý nghĩa gì với nhân loại bạn đều không thể biết được, bạn không phải là nhân loại để biết được điều gì có ý nghĩa với nó. Về phần bạn, bạn cũng nằm trong nhân loại, và hành động của bạn sẽ ảnh hưởng tới việc bạn sống hoặc chết, nhưng bạn sống hoặc chết có ý nghĩa hay không? Chưa biết được, nhưng chắc chắn chỉ có chủ quan của bạn có thể quyết định.
Như vậy, không thể tồn tại một đối tượng khách quan có khả năng tạo ra ý nghĩa cho bạn đối với bản thân mình; bạn không cách nào biết được hành động của bạn có ý nghĩa gì đối với một đối tượng khách quan; hành động vì một ý nghĩa đối với một đối tượng khách quan không thể đem lại ý nghĩa cho bạn đối với bản thân mình.
Vậy mọi thứ trước giờ vẫn như thế, mọi ý nghĩa khách quan xưa giờ vẫn vô nghĩa như thế, nhưng sao bạn vẫn cứ ngồi một góc vậy?
Ê khoan bình tĩnh đã, trước khi với lấy sợi dây đó thì nhớ rằng.
If you’re living you can choose between life and death, otherwise, you have no choice but dead.

Subjective Meaning

Vậy là sau khi chủ nghĩa hư vô tước hết ý nghĩa khách quan của bạn, nó khiến bạn thấy rằng chủ quan bản thân bạn cũng vô nghĩa nốt?
Ồ, nghe đáng sợ nhỉ, nhưng bạn đã từng nghĩ về việc “ý nghĩa” nghĩa là gì chưa?
 “Ý nghĩa” nghĩa là “sự quan trọng”, Meaning means Important. Nhưng “sự quan trọng” là gì? Là “có ảnh hưởng lớn” tới một đối tượng nào đó. Có việc gì bạn làm mà không có ảnh hưởng đâu, và từ “lớn” ở đây có giá về mặt định lượng hơn là liên quan tới khái niệm của từ “ý nghĩa”. Việc bạn hắt hơi có ảnh hưởng lớn đến không khí trong cổ họng, việc bạn đang suy nghĩ về sự vô nghĩa có ảnh hưởng lớn tới những neuron trong não bạn. Bạn nói “mấy cái đấy lặt vặt quá”, vậy thì hãy làm gì đó ảnh hưởng lớn tới bản thân, gia đình, nhân loại đi. Bạn nói, “nhưng tại sao phải làm vậy, mấy cái đó đâu có ý nghĩa gì đâu?”, ơ, chẳng phải ý nghĩa nghĩa là có ảnh hưởng lớn à, việc gì bạn làm chẳng có ảnh hưởng lớn tới một đối tượng nào đó, kể cả bạn không làm gì thì cũng luôn có ảnh hưởng lớn tới phần nào đó của cơ thể bạn và vũ trụ xung quanh, chả có gì là vô nghĩa cả. Bạn lắc đầu, ý nghĩa kiểu đó thì dễ quá, vậy thử cách khác xem.
“Ý nghĩa” nghĩa là “kết quả”, Meaning means Consequence. Việc bạn thắt cổ bây giờ sẽ là ý nghĩa cho đôi mắt trợn tròn và cơ thể vùng vẫy 5 phút sau đó, rồi lại làm ý nghĩa cho mớ thịt tím bầm treo lủng lẳng. Việc bạn suy nghĩ về ý nghĩa là gì 5 phút trước là ý nghĩa của bạn trong hiện tại. Kết quả chỉ là vấn đề thời gian, mà thời gian là cơ sở của lý trí nên bạn đừng lo về việc lý luận trong trường hợp thời gian không tồn tại. Vậy thì sự tồn tại của bạn, bất cứ ở dạng sống hay chết, đều là ý nghĩa của một cái gì đó trong quá khứ, và sẽ là ý nghĩa cho một cái gì đó ở tương lai. Sao, bạn vẫn không chịu, bạn bảo ý nghĩa hiển nhiên quá chả thuyết phục gì cả, vậy thử cách khác xem.
“Ý nghĩa” nghĩa là “nguyên nhân”, Meaning is Purpose / Cause / Reason. Nguyễn nhân với kết quả thì khác quái gì nhau, bạn lắc đầu. Ừ thật sự, để chứng minh tồn tại một thứ gì đó vô nghĩa là quá khó.
“Ý nghĩa” nghĩa là “ý nghĩa”, Meaning is Significance, đúng nó đó, bạn reo lên, nhưng Significance là gì, bạn cứ nghĩ đi, rồi sẽ lại nhận được mấy từ trên kia thôi. Rồi giờ sao, nếu cái quái gì cũng có ý nghĩa vậy tại sao bạn lại sợ vô nghĩa. Ồ, bạn tìm ra rằng từ Reason không chỉ nghĩa là nguyên nhân, mà còn là lý trí. Đúng thế, nếu dịch là “lý do” thì cũng có thể hiểu là “nguyên nhân lý tính”.
Bạn nhìn tôi làm gì, à, đó là Kant, ông ta không ăn thịt bạn đâu.
Vậy ở trường hợp này nếu bạn nói một thứ là vô nghĩa, có thể hiểu là vì lý trí của bạn không thể giải thích được, hoặc giải thích sai về nguyên nhân hoặc kết quả của nó, ngắn gọn là vì nó không có lý do, nên nó vô nghĩa. Nhưng bên cạnh đó cũng có những thứ có lý do, vẫn có những thứ bạn cho rằng lý trí của bạn hiểu được nguyên nhân, có thể không phải tất cả nguyên nhân, nhưng vẫn có những quy luật bạn đã nhận thức được, và đó chính là ý nghĩa. Theo cách giải thích này, nếu bạn muốn có một cuộc đời ý nghĩa, hay tìm hiểu vũ trụ hoặc nhân loại, lý trí của bạn giải thích được càng nhiều thứ thì chứng tỏ bạn càng có nhiều ý nghĩa, và ngược lại, hạn chế và chậm rãi khi tiếp xúc với những thứ mà lý trí của bạn không giải thích được vì nó sẽ khiến bạn cảm thấy vô nghĩa.

The meaning of your life is meaningless

Hư vô tiếp tục đâm chọc tôi, và điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng khoan, nếu phân tích kỹ thì bạn sẽ thấy nó khá tích cực để tiếp tục sống.
Khi bỏ hết từ Meaning đi, nó có thể hiểu là:
The Consequence of your life is "no Important" and "no Reason" anymore.
Với tất cả nhận thức hiện tại, bạn biết rằng khi cuộc sống kết thúc, bạn sẽ không thể gây ảnh hưởng một cách ý thức, cũng như không thể giải thích lý do cho bất cứ chuyện gì nữa, quá đúng.
And "The Consequence of your life" is Dead.
So Dead is Meaningless.
So the only way to keep your meaning is Don't Dead.

Conclusion

Đơn giản vậy thôi, thật ra chỉ cần tìm ra được một thứ gì có ý nghĩa đã đủ để bạn đánh bại chủ nghĩa hư vô rồi, nhưng bạn thấy đó, mãi mới tìm ra được một thứ gì đó vô nghĩa. Nếu bạn là một người lý tính và công nhận đáp án này về “ý nghĩa”, Immanuel Kant là một triết gia rất đáng để nghiên cứu, đảm bảo sách của ông ta sẽ mở ra rất nhiều ý nghĩa cho bạn, dù bạn cố đọc đi đọc lại mấy lần vẫn chẳng hiểu gì sất.
Nếu bạn vẫn lắc đầu, hãy comment sự bế tắc của bạn, biết đâu trong tương lai tôi sẽ gặp phải nó và nhận ra quyết định sống hôm nay là sai lầm.
Ơ nhưng, có sai có đúng là có ý nghĩa rồi?
Nếu bạn không phải là người lý tính và muốn ý nghĩa theo một cách nào đó cảm xúc hơn, Jung cho rằng con người hiện nay vì quá tin vào ý thức nên phủ nhận những thứ mông lung hay nằm ngoài khả năng hiểu biết của họ, đó là lý do quan trọng khiến chúng ta mất kết nối với bản thân và ngày càng bị rối loạn tâm thần. Để ý thức tìm về cội nguồn nguyên thủy của vô thức là cách một cách để tìm ra ý nghĩa, nó giúp giải thích một cách lý trí về những xung động vô thức thúc đẩy các hành vi và cảm xúc của bản thân. Hãy tạo môi trường tưởng tượng để đặt mình vào những vị thế của những nguyên mẫu như Hero, King, Queen, Lover, Wizard, nơi bạn có thể “có ảnh hưởng lớn” đến thế giới đó, nó sẽ giúp bạn hiểu hơn “lý do” của những thôi thúc và quy luật đạo đức mà Jung cho rằng tất cả nhân loại đều cùng chia sẻ trong vô thức tập thể. Hoặc bạn có thể tìm cách kết nối với God, Anima/Animus, Shadow để hiểu hơn về những phần tồn tại trong tâm thần nhưng chưa được ý thức của bản thân.
Trên đây là những phương pháp theo cách giải thích Meaning is Reason, tức bạn càng hiểu nhiều về vũ trụ, nhân loại, bản thân,… bạn càng có ý nghĩa.
Meaning is Important vẫn là một cách giải thích tốt, bạn thấy mình vô nghĩa không phải là không hề có ý nghĩa gì, mà là có quá ít ý nghĩa, quá ít sự quan trọng đối với những đối tượng mà ý thức bạn quan tâm. Nếu bạn biết rõ đối tượng mà ý thức bạn quan tâm là gì, thì chờ quái gì nữa mà không ảnh hưởng tới nó đi? Còn nếu vẫn vô đinh thì cứ gia nhập nhóm nào đó, đi với bạn bè gì đó, coi phim, đọc truyện, chơi game, nói chung là để bản thân hòa nhập vào cái gì đó sẽ khiến bạn có kết nối, và từ kết nối đó hãy bắt đầu tạo ra ảnh hưởng để có ý nghĩa.
Nhưng lý trí của bạn phản đối không muốn hòa nhập với mấy cái tầm thường này, thì ok thôi, lên Reason mà chơi một mình?
Bạn hỏi rằng không biết cách nào để gây ảnh hưởng? Ồ, đó là một phạm trù khác rồi, khi bạn đã công nhận gây ảnh hưởng là có ý nghĩa rồi thì đâu còn chủ nghĩa hư vô nữa, tôi chỉ có thể chúc bạn may mắn thôi.