Midnight autumn 2018.
“No man ever steps in the same river twice, for it’s not the same river, and he’s not the same man” 
- Heraclitus -
( Một bản nháp cũ từ 09.02.2020 )

Life Spiral


Đọc được câu nói này lúc nửa đêm làm mình băn khoăn nghĩ ngợi, và mình biết điều mình cần làm bây giờ là làm cho thông suốt những suy nghĩ của mình bây giờ theo cách có thể nhất.
 
Nghĩ theo một chiều hướng logic và cách nghĩ đơn giản áp-dụng-công-thức thì: Con người và sự vật luôn luôn thay đổi, theo cách này hay cách khác. Có thể anh xem bộ phim làm rung động lòng anh hôm nay, nhưng nó sẽ hoàn toàn rung động anh theo cách khác vào hôm sau. Lúc đó bộ phim vẫn là bộ phim đó nhưng lại hoàn toàn là một bộ phim mới. Anh vẫn là anh nhưng lại là anh hoàn toàn khác. 
 
Người ta thường nói đừng bao giờ phạm cùng một sai lầm lần thứ hai. Nhưng sai lầm đó cũng hoàn toàn là một sai lầm khác, mà chúng ta giả định nó giống với lần đầu tiên. “Giống” ở đây thực chất là “tương đồng”, và chúng ta với thế giới quan dưới chiếc miệng giếng, thì luôn giả định và khẳng định. Tất cả sự việc đều không hoàn toàn 100% là bất cứ thứ gì. Ngay cả chính câu nói này cũng không hoàn toàn 100% đúng hay sai với chính bản chất của nó. Do vậy thì chúng ta sao có thể nói được chúng ta là chúng ta của 1 giây trước? Hoặc ngay cả, chúng ta là chúng ta của bây giờ? Vì rất có thể chúng ta chỉ là “vật chất” mà chính chúng ta tự tưởng tượng ra. 



The Egg Theory


 
Mình có thể kết nối câu nói này với The Egg Theory không? Mình rất muốn làm điều đó, nhưng khi đặt câu nói này làm basic, làm nguyên liệu để diễn giải, tưởng tượng The Egg Theory thì thực sự rất mờ mịt. Mục đích chúng ta sinh ra là gì? Tại sao chúng ta phải sống? Tại sao tôi là tất cả mọi người, là tất cả các kiếp người, để rồi chỉ như một quả trứng, và cũng như vật chất để nuôi dưỡng quả trứng vũ trụ đó, với một mục đích là để nở bung ra thành một kiếp đời khác? Đó không phải là một vòng lặp vĩnh cửu và không có mục đích hay sao? Và trong vòng lặp đó chúng ta lại hỏi mục đích của chúng ta là gì, một lần nữa. 
 


The Infinitive Hotel Paradox



Rất có thể, đây là một suy nghĩ mới nảy ra, là có thể vòng lặp vĩnh cửu đó cũng hoàn toàn không giống như vòng lặp trước, nó lại là một vòng lặp vĩnh cửu hoàn toàn khác. Nhắc đến đây thì mình nghĩ ngay tới Nghịch Lý Khách Sạn Vô Tận – The Infinitive Hotel Paradox. 

Khi một người tới đặt một phòng tại một khách sạn có vô tận số phòng, anh ta nhận được chìa khoá cho một phòng của riêng mình. Nếu có vô tận số người tới đặt vô tận số phòng tại khách sạn có vô tận số phòng, họ cũng đều nhận được vô tận chìa khoá cho vô tận số phòng của mình. Vô tận số phòng giờ đây đã được lấp đủ bởi vô tận số người. Nhưng nếu bây giờ, có thêm vô tận số người tới đặt phòng nữa thì sao? Đó chính là hai paradoxes xuất hiện ngay trong ví dụ đơn giản này.
 
Vậy cho nên ở trường hợp này, ý mình là, nếu vòng lặp đó đã là vĩnh cửu, nó không thể kết thúc và nó luôn luôn là nó, thì có hay không một vòng lặp vĩnh cửu khác trước nó?
 
Hoặc giả, mình đang chỉ nhìn thế giới theo như số unit máy tính, chỉ 0 và 1. Trong hệ quy chiếu máy tính chỉ 0 và 1 xuất hiện paradox như kể trên, nhưng trong một hệ quy chiếu khác, nó lại hoàn toàn đúng? 

“Máy tính có 0 và 1, con người có A-T-G-X, thì tồn tại một sự vật, cá thể khác có mũ 2 hơn chúng ta thì cũng không có gì lạ.” – st.



Idealism and Materialism



Khi tìm hiểu về chủ nghĩa duy tâm và duy vật, mình có đọc được một ví dụ, một cách giải thích khá hay, dễ hiểu và trực quan: Thuyết duy vật nói rằng, nếu có một con khủng long đứng sau anh, kể cả anh không tin nó là thật, thì nó vẫn ở đó và tồn tại. Nhìn nhận một cách lý tính thì mình cho rằng thuyết duy vật có tính logic và hợp lý cao hơn. Tuy nhiên khi mình quan sát thiên hướng suy nghĩ và hành động của bản thân, thì mình cảm thấy nó có hơi hướng duy tâm hơn. Tức là con khủng long ấy đứng sau mình hay không, là do mình tin nó có thật hay không. Nếu mình không tin nó có thật, thì nó cũng chẳng hề có thật.  
Mình nhận thấy đang có một sự giao thoa, không đối nghịch nhau cũng không hỗ trợ nhau, chỉ đơn giản nó giống như đồng thời tồn tại. Tức là, việc thế giới này bản chất chính nó có thật hay không mang tính duy vật, còn thế giới này theo cái nhìn của con người có thật hay không thì lại mang tính duy tâm.

Còn xét riêng ngoài lề trong The Egg Theory, thì mình nghĩ nó đúng với duy tâm theo nhiều hướng. Một là nó có nghĩa là anh nghĩ sao thì nó là vậy. Hai nó lại như một vòng luẩn quẩn, anh tự kiến tạo lên bản thân anh.


Và đấy là mình lại nghĩ theo hệ 0 và 1 của máy tính rồi. 
nganha.
Hanoi, fujifilm c200