Thời điểm phù hợp để nhảy việc?
5 câu hỏi tôi tự hỏi bản thân trước khi nghỉ việc.
1. Bạn có thực sự yêu thích công việc này?
Sau gần 1 năm làm việc, tôi đã do dự rất nhiều khi công ty chủ động kí tiếp hợp đồng. Dù tôi đã rất nỗ lực và cố gắng trong thời gian vừa rồi nhưng tôi nhận ra tôi không yêu thích và đam mê công việc này và lĩnh vực này. Vì sau nhiều sự kiện tôi nhận ra mình chỉ đang cố làm mọi thứ cho xong, mình đạt mọi số lượng công việc và chất lượng cơ bản mà sếp đề ra nhưng mình không bao giờ thực sự bỏ tâm huyết vào nó. Tôi đến đúng giờ làm hoặc thường là sớm hơn 15 phút để quẹt thẻ ăn sáng, và khi hoàn tất công việc đúng giờ ra về tôi quẹt thẻ đi về.
2. Mỗi ngày bạn có trực tiếp học được kiến thức kĩ năng mới từ sếp hoặc từ công việc.?
Nội dung công việc và KPI của tôi mỗi ngày là như nhau, tôi chỉ việc làm làm làm và lặp lại mọi thứ y chang nhau mỗi ngày. Tôi không được lòng các sếp vì kết quả công việc tôi mang lại có lẽ không cao như các sếp mong đợi - vì đây là công việc sales. Các sếp chỉ nhìn vào số liệu doanh thu và lượng khách ra vào mỗi ngày.
3. Tài chính có phải là cái đang níu kéo bạn?
Quả thật là tiền lương ở đây cao hơn nhiều so với những nơi khác đối với sinh viên mới tốt nghiệp bình thường như tôi. Đúng là khi tôi chấp nhận công việc này (2020), tôi đã từng ở trong trạng thái tài chính rất khó khăn và hoàn toàn cạn kiệt. Nếu bạn đã tiết kiệm được một khoản tiền kha khá để bạn sống sót từ 6 tháng đến 1 năm từ một công việc bạn không yêu thích, và bạn tự tin mình có thể tìm được 1 công việc mới phù hợp trong 3-6 tháng tiếp theo thì có lẽ đây chính là lúc nhảy.
4. Bạn đã đúc kết ra điều gì từ công việc này chưa ?
Khi nhìn lại thì quả thật tôi cũng cảm thấy may mắn và biết ơn khi đã có việc trong khoảng thời gian khó khăn như vậy. Ở đây, tôi đã gặp gỡ được rất nhiều người tốt cũng như người chưa tốt. Dù nhiều người vừa tiếp xúc qua phần lớn mọi người sẽ thấy không có ưu điểm gì hoặc thậm chí còn cảm thấy họ "chậm hiểu" và "ngao ngáo", nhưng khi làm việc cùng tiếp xúc đủ lâu mình sẽ nhận ra ở họ có những ánh hào quang chói lóa từ bên trong. Ví dụ như trong 1 buổi trò chuyện họ có thể suy nghĩ rất lâu và trả lời rât chậm cho 1 câu hỏi bình thường, nhung khi nghe lập luận của họ, đào sâu vào vấn đề họ nêu ra. Mình mới nhận ra rằng thật sự nó không hề đơn giản. Hay một câu nói mình đọc vào 1-2 lần sẽ hiểu ngay, nhưng họ bảo không hiểu. Và 1 lần nữa dựa trên phân tích chặt chẽ, họ đã tìm ra lỗi sai và lỗ hỏng trong câu văn đó.
Một điều đã thực sự làm thay đổi quan điểm sống của tôi thành "Không đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài" đó là giám đốc công ty tôi rất trẻ (30 tuổi), trông ngơ ngơ không có sự lanh lợi. Nhưng một làn mình có cơ hội được làm 1 task nhỏ với sếp. Thì mình nhận ra sếp nói chuyện vô cùng lịch sự và khiêm tốn, giải quyết công việc nhanh và triệt để ngay lập tức. Và có những anh chị lớn hơn mình (dưới 30 tuổi) dù không có thành tích học tập xuất sắc, không tốt nghiệp trường top nhưng trải nghiệm sống đã rất phong phú từ hướng dẫn viên du lịch, người đã đi du lịch 13 nước, có vài anh chị trạc tuổi mình cũng du học Mỹ, Trung Quốc về nước nhưng do dịch chưa có việc làm họ cũng vào đây "làm tạm", có người từng làm trợ lí giám đốc ở Việt Nam, có chị từng làm xuất nhập khẩu ở Việt Nam và kể cho mình nghe về luồng xanh, lường vàng luồng đỏ, cùng những tờ polymen kẹp trong hồ sơ giấy tờ từng cổng ra làm sao cho chuẩn. Nhờ vậy mình biết thêm được rằng thế giời xung quanh mình rất phong phú, có rất nhiều điều mình có thể trải nghiệm và khám phá. Thế giới mình cũng trở nên đầy màu sắc khi mình được chía sẻ những kinh nghiệm hữu ích từ các anh chị đồng nghiệp ngoài giờ làm việc.
5. Bạn đã xác định được điểm mạnh và sở thích của mình?
Trong thời gian này mình cũng tìm hiểu thêm về điểm mạnh điểm yếu, sở thích, nguồn lực cá nhân, cơ hội nghê nghiệp, tính cách,..Mình nhận ra rằng công việc hiện tại nó không hề liên quan cũng như trau dồi thêm được những kĩ năng, kiến thức cần thiết cho mình trên con đường sự nghiệp dài lâu. Mình quan tâm nhiều đến con người, về tính cách, và hành vi con người. Khi trò chuyên cùng mọi người mình cũng có xu hướng tập trung hơn vào nguyên nhân, động lực khiến 1 người cư xử như thế nào và quyết định như thế nào.
Và thỉnh thoảng mình lại đọc là "12 rules for life" của giáo sư Peterson Jordan, mình nhớ mãi nghĩ mãi về rule 7th "Pursue what is meaningful, not what is expendient"- "Hãy theo đuổi những điều ý nghĩa, đừng theo đuổi những điều dễ dàng."
Và thỉnh thoảng mình lại đọc là "12 rules for life" của giáo sư Peterson Jordan, mình nhớ mãi nghĩ mãi về rule 7th "Pursue what is meaningful, not what is expendient"- "Hãy theo đuổi những điều ý nghĩa, đừng theo đuổi những điều dễ dàng."
Shark Linh từng kể về quyết định đi du học Mỹ thạc sĩ tài chính một trường top ở Mỹ. Cũng xuất thân từ gia đình tầng lớp lao động, với châm ngôn làm hết mình, chơi hết mình (work hard, play hard). Trong một chương trình chị ấy vừa kể vừa ngân ngấn nước mắt, đó là lần đầu tiên tôi thấy shark Linh nghẹn ngào- một người phụ nữ thông minh, lạc quan và mạnh mẽ như vậy cũng đã từng trải qua những lúc khó khăn khi đưa ra quyết định bước ngoặc cho cuộc đời mình. Sau khi tốt nghiệp đại học và đi làm 5 năm, chị Linh quyết định học tiếp thạc sĩ, dành ra 6 tháng ôn luyện GMAT, mỗi ngày làm 2 bài thi thử (5-6 tiếng). Buổi sáng chị vào công ty từ 6h sáng làm 1 bài, tới 9h cất sach vở vô làm việc và tan làm tầm 8h tối ngồi lại công ty làm thêm 1 bài rồi mới về nhà. Sau 6 tháng luyện tập, chị thi được GMAT 720, ( ban đầu trước khi tư ôn thi là được 500 mấy thôi). Và tất nhiên là chị ấy đậu vào một trường đại học top đầu nước Mỹ ngành tài chính. Sau khi tốt nghiệp ở lại Mỹ làm 2,5 năm cho 1 ngân hàng, đảm nhận một dự án quan trọng và vô cùng vất vả, có khi cả tuần không ngủ. Cơ thể kiệt sức và nghĩ kĩ lại thì công việc này không đáng như vậy, chị nghĩ đến việc muốn làm gì đó ý nghĩa hơn và có sức ảnh hưởng hơn nên đã quyết định tìm hiểu thử trong networking của mình có bạn nào có công việc nào. Thì chị tìm được vị trí giám đốc tài chính nên đã quyết định về làm thử trong hai năm trước, nhưng đến nay đã được 10 năm rồi. Chị Linh cũng xác nhận một câu mình cũng đồng tình đó là "chỉ những người có tiền mới cho rằng tiền không quan trọng".
Sau khi tham khảo câu chuyện của những người thành công thì tôi nhận ra tôi vẫn chưa làm được gì cho những ước mơ và đam mê của mình.
Leap before you look or look before you leap?
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất