Tiếp tục với phần 2 của "quan niệm sai lầm về kiếm"...
Tsuba - phần cán kiếm của katana.
Tsuba - phần cán kiếm của katana.

8. Súng đạn đã ngay lập tức thay thế và khiến đao kiếm lỗi thời?

Mặc dù đúng là súng đã thay thế đao kiếm để trở thành vũ khí phổ biến kế tiếp trong "công cuộc thanh trừng lẫn nhau" của con người. Nhưng thực sự, nó đã mất thời gian hơn thế rất nhiều...
Súng và kiếm? Tại sao lại không kết hợp chúng lại làm một nhỉ? (nguồn: Shadiversity).
Súng và kiếm? Tại sao lại không kết hợp chúng lại làm một nhỉ? (nguồn: Shadiversity).
Như một bài viết trước đó mình từng đề cập, khi súng mới bắt đầu chính thức phổ biến trên chiến vào khoảng thế kỷ 15-16, chúng có rất nhiều bất lợi như thời gian nạp đạn chậm, tầm bắn ngắn và thiếu chính xác... khiến những vũ khí lạnh như kiếm vẫn có nhiều lợi thế hơn hẳn. Cho tới tận thế kỷ 19, những súng lục ổ xoay và súng trường khóa nòng đã được sản xuất hàng loạt thì kiếm vẫn chưa hoàn toàn mất đi vị thế của nó do những đế quốc phải đối đầu với những vũ khí lạnh vẫn còn tồn tại ở thuộc địa của chúng. Những môn kiếm thuật về kiếm ở thế kỷ 19 vẫn cực kỳ hưng thịnh.
Ví dụ, vào năm 1898, người Hà Lan đã biên chế cho mỗi binh lính chiến đấu ở Indonesia một thanh kiếm lưỡi đơn ngắn - cutlass phù hợp với điều kiện chiến đấu trong rừng.
Một thanh kiếm cutlass của Anh vào thế kỷ 19.
Một thanh kiếm cutlass của Anh vào thế kỷ 19.
Phải mãi cho tới cuộc Thế chiến I diễn ra thì kiếm mới thực sự mất đi vị thế của nó ở chiến trường, bởi nếu cận chiến thì người lính đã có lưỡi lê được gắn ở đầu súng. Đào tạo lẫn chế tạo với lưỡi lê sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn nhiều so với việc dùng kiếm.
Hiện tại, có thể nói kiếm vẫn chưa hoàn toàn chỉ còn là hiện vật lịch sử. Các loại machete - mã tấu vẫn có thể được coi là những "đoản kiếm", trên một phương diện nào đó...
Một kiểu machete hiện đại.
Một kiểu machete hiện đại.
Một bonus "nho nhỏ": James Figg - nhà vô địch Boxing đầu tiên được ghi nhận khi tham dự các cuộc "tỷ thí" Pugilism không chỉ có mỗi đấm như Boxing. Ban đầu mỗi cuộc đấu Pugilism - Boxing cổ điển vào khoảng thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19 khi chưa bị hạn chế bởi luật lệ buộc các võ sĩ phải đấu với 3 hiệp không giới hạn thời gian, không luật lệ, không tính điểm và đánh cho tới khi một trong hai bị hạ (thường là tàn phế hoặc chết): vòng 1 đấu kiếm; vòng 2 đấu không vũ trang (đấu quyền hệt như MMA) và vòng 3 đánh trượng dài - Quarterstaff.

9. Mỗi nền văn hoá sẽ chỉ sử dụng một loại kiếm trong suốt chiều dài lịch sử của nó?

Trên phim ảnh, kiếm Trung Hoa thường khắc hoạ các loại đao và kiếm jian, châu Âu thời Trung Cổ nói chung là longsword (hoặc đúng hơn là "great sword" nhưng lại tưởng nó là longsword). Nhắc tới Nhật Bản dĩ nhiên đó là katana... Nhưng! Mỗi loại kiếm mà bạn biết tới đôi khi lại chỉ mang tính biểu tượng, hoặc chỉ được sử dụng trong một số thời kỳ nhất định, hoặc chỉ được sử dụng cùng với các loại vũ khí khác, tùy thuộc vào bối cảnh lịch sử từng khu vực...
Longsword (nhưng to gần bằng great sword) trong phim Game of Thrones.
Longsword (nhưng to gần bằng great sword) trong phim Game of Thrones.
Katana (nhưng độ bền vượt xa thực tế) trong phim Lãng khách Kenshin.
Katana (nhưng độ bền vượt xa thực tế) trong phim Lãng khách Kenshin.
Như các bạn đã biết, trong phần 1, những loại đao ở Trung Hoa qua từng triều đại lại có một kiểu dáng khác biệt và có khi chúng tương đồng với loại kiếm thẳng jian.
Quân đội La Mã đã sử dụng loại kiếm gladius vào thế kỷ 3 BC (trước Công nguyên) sau khi du nhập và học hỏi từ loại kiếm của người Celt. Sau thế kỷ 2-3 AD (sau Công nguyên), họ đã chuyển qua loại kiếm spatha dài hơn.
2 loại kiếm gladius (trên) và spatha (dưới).
2 loại kiếm gladius (trên) và spatha (dưới).
Nhật Bản thời kỳ phong kiến chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hoá triều đại nhà Đường thời Trung Hoa, mà trong đó có cả các thiết kế của kiếm. Ban đầu họ sử dụng những loại kiếm thẳng lưỡi đơn mang tên chokutō y hệt những thanh Tang dao (Đường đao) Trung Hoa. Cho tới thời Heian (từ năm 794), họ chuyển dần qua những thanh kiếm (đao) cong như tachi với nhiều kích cỡ khác nhau từ ngắn như đoản kiếm wakizashi cho tới dài như đại kiếm nōdachi.
Sự phát triển của một số thanh kiếm thẳng lưỡi kép châu Âu
Sự phát triển của một số thanh kiếm thẳng lưỡi kép châu Âu
Ở châu Âu, sau khi thời kỳ đế chế La Mã sụp đổ vào khoảng thế kỷ thứ 3 AD, lúc này châu Âu bước vào thời kỳ Di cư. Những thanh "migration period" vào thời kỳ này có dạng giống với kiếm ulfberht của Norman Vikings. Cho tới thời kỳ đầu Trung Cổ, họ bắt đầu dùng những thanh arming sword có chuôi hình thập giá, tới giữa thời kỳ Trung Cổ thì những thanh kiếm giống như bastard sword với pommel (cục tạ dưới cán kiếm) nhỏ hơn, lưỡi kiếm dần dài hơn và thon hơn tiêu biểu như những thanh longsword. Sau khi thời kỳ Trung Cổ kết thúc vào cuối thế kỷ 15 - đầu thế kỷ 16 và bước sang thời kỳ Phục Hưng, châu Âu dần chuyển qua những thanh kiếm có bảo vệ tay cầm tốt hơn như kiếm liễu rapier, kiếm cong saber, kiếm cán rổ basket-hilted sword...

10. Mặc định kiếm châu Âu là kiếm thẳng, luôn luôn lớn và dài hơn kiếm châu Á - những thanh kiếm cong?

Phần vì cách thể hiện sai lệch về kiếm thuật châu Âu lẫn châu Á trong các bộ phim khiến cho suy nghĩ điển hình như vậy vẫn còn tồn tại. Nếu bạn chỉ đang cố so sánh hai loại kiếm điển hình nhất từ hai châu lục là longsword châu Âu với katana châu Á thì có vẻ đúng là "kiếm Âu dài hơn kiếm Á"? Nhưng bạn biết không? Thanh đại đao zhanmadao của Trung Hoa từng được ghi nhận có thể dài hơn cả những thanh great sword châu Âu. Trong khi đó, nhiều thanh nōdachi Nhật Bản, loại chỉ được dùng cho cúng bái lễ nghi mà không được đem ra chiến trường có thể dài tới hơn 3 mét! Nếu bạn vẫn cho rằng những loại kiếm châu Âu tiêu chuẩn thông thường vẫn có thể lớn và dài hơn kiếm châu Á cùng loại thì ắt hẳn là bạn đã quên những thanh kiếm liễu rapier? Hơn nữa, như đề cập ở trên, châu Âu thời kỳ Hy Lạp - La Mã cổ đại luôn dùng những thanh kiếm xiphos hay gladius chỉ dài có khoảng 45-80 cm mà thôi.
Chiều dài của zhamadao có thể dài tới hơn 2 mét.
Chiều dài của zhamadao có thể dài tới hơn 2 mét.
Một thanh nōdachi có độ dài quá khủng khiếp.
Một thanh nōdachi có độ dài quá khủng khiếp.
Cấu tạo kiếm thẳng của châu Âu hay kiếm cong của châu Á không phải là cấu tạo độc nhất của riêng hai khu vực này áp dụng. Lấy ví dụ về sự tương đồng: schweizersäbel hay saber Thuỵ Sĩ có cách sử dụng và cấu tạo lưỡi kiếm tương tự như thanh katana Nhật Bản. Hay như những thanh falchion cũng chẳng khác các loại đại đao Trung Hoa là bao...
Schweizersäbel hay saber ​Thuỵ Sĩ là loại kiếm cong dùng hai tay có lưỡi cực kỳ thon gọn.
Schweizersäbel hay saber ​Thuỵ Sĩ là loại kiếm cong dùng hai tay có lưỡi cực kỳ thon gọn.
Falchion - "đao" châu Âu.
Falchion - "đao" châu Âu.
Không những có sự tương đồng về loại kiếm, một số loại kiếm ở châu lục này còn ảnh hưởng tới cả các quốc gia châu lục khác. Chẳng hạn như kyu-guntō Nhật Bản ban đầu có cấu tạo dựa trên những thanh saber của châu Âu...
Chắc chẳng ai nhận ra đây là một cây saber 100% tới từ Nhật Bản (nguồn: Skallagrim).
Chắc chẳng ai nhận ra đây là một cây saber 100% tới từ Nhật Bản (nguồn: Skallagrim).
Sự tương đồng trong tư thế thủ của HEMA và Kenjutsu.
Sự tương đồng trong tư thế thủ của HEMA và Kenjutsu.
Bonus: những thanh kiếm luôn được thiết kế để tối ưu nhất cho người sử dụng, không phải cứ kiếm châu Âu là chỉ dành cho người châu Âu, kiếm châu Á dành cho người châu Á! Phong cách kiếm thuật của riêng từng khu vực có thể có đôi chút khác nhau về phong cách thao tác thực hiện tư thế và kiểu dáng nhưng tựu chung chúng đều dựa trên cùng một thứ, đó là cách cơ thể con người hoạt động. Ví dụ, ở một phần nào đấy, phong cách kiếm thuật HEMA của châu Âu cũng có thể hoàn toàn áp dụng được cho kiếm thuật kendo/kenjutsu Nhật Bản và ngược lại.

11. Loại lưỡi kiếm lượn sóng có thể gia tăng sát thương?

Lưỡi kiếm uốn lượn.
Lưỡi kiếm uốn lượn.
Lưỡi kiếm lượn sóng hay flamboyant blade (uốn lượn như rực lửa) là một thiết kế lưỡi kiếm đặc biệt! Thay vì rèn lưỡi cắt thẳng hay cong thông thường, lưỡi kiếm lượn sóng có cấu tạo có thể nói là sự kết hợp của cả hai lưỡi kiếm thẳng và cong: trục kiếm thẳng với phần uốn lượn cong nhấp nhô. Loại lưỡi kiếm này tồn tại nhiều nhất ở những thanh kiếm châu Âu như longsword, zweihänder hay rapier... Ngoài ra ở châu Á còn có shamshir shikargar Ấn Độ, khanjar-hilted nagan Ba Tư và nổi tiếng nhất là loại dao kris ở Indo-Malay.
Dao kris có nguồn gốc từ quần đảo Java ở Indonesia.
Dao kris có nguồn gốc từ quần đảo Java ở Indonesia.
Một thanh zweihänder có lưỡi kiếm uốn lượn.
Một thanh zweihänder có lưỡi kiếm uốn lượn.
Với hình dáng đặc biệt như vậy, nhiều người tin rằng lưỡi kiếm lượn sóng có thể gây ra những vết cắt chí mạng hơn so với lưỡi kiếm thông thường? Thực tế thì không có đủ bằng chứng lịch sử thực sự chứng minh lưỡi kiếm có cấu tạo uốn lượn có thể gây ra sát thương tốt hơn so với những lưỡi kiếm thông thường! Chẳng hạn loại dao kris được cho là chết chóc nhưng lại không hề phổ biến do cấu tạo phức tạp khó rèn, trong khi đó cấu tạo ban đầu của nó là lưỡi thẳng lại phổ biến hơn hẳn.
Lý do hình thành nên loại lưỡi kiếm này (đặc biệt là ở châu Âu) có thể do hai nguyên nhân sau:
+ Thứ nhất là tính thẩm mỹ: những người sử dụng thanh kiếm này thường là những người giàu có hơn một chút, họ có mắt thẩm mỹ và ắt hẳn muốn vũ khí của mình phải đặc biệt hơn những loại kiếm thông thường. Ví dụ lực lượng lính đánh thuê Landsknecht Đức chuyên sử dụng kiếm zweihänder là lực lượng tương đối có điều kiện và lối sống khá vương giả...
Trang phục của Landsknecht Đức cực kỳ đặc sắc.
Trang phục của Landsknecht Đức cực kỳ đặc sắc.
+ Thứ hai là để chống lại kỹ thuật nắm lấy lưỡi kiếm: trong hệ thống kiếm thuật châu Âu, kỹ thuật nắm lấy lưỡi kiếm đối phương để phản công cực kỳ phổ biến. Các kiếm sĩ châu Âu trong lịch sử rất chuộng kỹ thuật nắm lấy lưỡi kiếm đối phương rồi phản công bằng đòn đá, bắt vật hoặc phang chuôi kiếm... Do vậy lưỡi kiếm lượn sóng được sinh ra nhằm khiến đối phương không thể nắm chắc vào lưỡi kiếm, kiếm sĩ có thể dễ dàng rút nó ra khỏi tay kẻ thù.
Một kỹ thuật bắt lấy lưỡi kiếm và đá phản công điển hình.
Một kỹ thuật bắt lấy lưỡi kiếm và đá phản công điển hình.
Bonus: khi kiếm thông tin về lưỡi kiếm lượn sóng flamboyant blade thì đừng nhầm sang những thanh kiếm bùng cháy rực lửa giả tưởng nhé!
Không, không phải cái này…
Không, không phải cái này…

12. Liệu kiếm có thể được rèn từ "sắt" có trong máu người?

Không thể nào nghịch lý hơn! Dùng "sắt" trong máu người để rèn lên một thanh kiếm? Liệu loại "sắt" có trong máu người có khả thi để rèn như sắt thường? Và phải cần bao nhiêu mạng người để rèn nên một thanh kiếm?
Từng có một giả thuyết cho rằng "bạn phải giết khoảng 359 người trưởng thành để có đủ lượng sắt cần thiết rèn ra một thanh trường kiếm". Con số này rất đáng ngờ và thiếu kiểm chứng! Nhưng đúng là trong máu người có "sắt" - chủ yếu là hemoglobin (chiếm khoảng 33% của 1 tế bào hồng cầu, có mật độ 14 g/dL ở nữ giới và 15,5 g/dL ở nam giới). Vậy mạng người bỏ ra chỉ để rèn lên một thanh trường kiếm longsword phải hơn con số 359 rất nhiều!
Một phân tử hemoglobin đơn lẻ bao gồm 2952 nguyên tử cacbon, 4664 nguyên tử hydro, 832 nguyên tử oxy, 812 nguyên tử nitơ, tám nguyên tử lưu huỳnh và chỉ bốn nguyên tử sắt. Bạn sẽ phải loại bỏ phần các nguyên tố còn lại trong phân tử để có được chất sắt nói trên. Liệu có thể dùng nam châm để tách chỗ "sắt" đó ra khỏi cơ thể không? Chắc chắn là không rồi! Bạn đã thấy ai bị đột quỵ vì từ trường nam châm bao giờ chưa?
Để cho chính xác về mặt khoa học, các nhà làm phim “X2: Liên minh dị nhân” đã để Mystique tiêm một lượng sắt dạng kim loại lỏng vào trong tay bảo vệ - kẻ đã bị dị nhân điều khiển từ trường Magneto hút ra.
Để cho chính xác về mặt khoa học, các nhà làm phim “X2: Liên minh dị nhân” đã để Mystique tiêm một lượng sắt dạng kim loại lỏng vào trong tay bảo vệ - kẻ đã bị dị nhân điều khiển từ trường Magneto hút ra.
Có thể coi ta dễ dàng tách và thu được 100% sắt từ máu người và câu hỏi đặt ra là chỗ "sắt" mà bạn vừa thu được đó liệu có thể rèn vũ khí? Câu trả lời là "tỷ lệ để có thể dùng chỗ sắt đó luyện kim thành công là rất thấp". Đơn giản là vì chưa ai điên rồ tới mức làm thí nghiệm này cả!
Trên lý thuyết, thứ sắt mà bạn thu được kia sẽ tương đồng cả về cấu tạo và thành phần với cát sắt. Và cũng như cát sắt mà Nhật Bản từng dùng để rèn kiếm, có thể coi là khả thi cho bước đầu tôi và nấu chảy. Vậy giờ ta sẽ dựa trên lĩnh vực luyện kim để xét! Cứ coi như cát sắt thu được từ máu kia tương đương cát sắt Gampo (Hàn Quốc): với 1 kg phôi sắt có thể gia công được tạo ra, bạn sẽ có trung bình 3,181 kg tạp chất và phụ phẩm xỉ. Vậy là cần tổng cộng 4,181 kg cát sắt máu để có 1 kg sắt khả dụng.
Bạn đã dần trở thành một con quái vật khát máu nhất trong lịch sử nhân loại…
Bạn đã dần trở thành một con quái vật khát máu nhất trong lịch sử nhân loại…
Một thanh longsword trung bình có trọng lượng khoảng 1,5 kg. Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ cần 2,25 kg sắt có thể sử dụng được để tạo ra thanh kiếm. Khoảng 2.250 gam sắt khả dụng, theo tỷ lệ để tách tạp chất và thu được sắt tinh khiết nhất có thể, chúng ta sẽ cần 9.407,25 gam cát sắt từ máu. Mỗi người tối thiểu 4 gam, vậy là bạn cần ít nhất 2.352 người bị rút cho tới giọt máu cuối cùng, đủ nguyên liệu tạo ra một thanh trường kiếm bằng sắt.
Cơ mà trên thực tế, để tạo ra một thanh kiếm có chất lượng bền hơn, người ta sẽ dùng thép để rèn! Áp dụng cách rèn thép gấp của Nhật Bản như phần 1 mình đã đề cập, gấp và dập thép sẽ loại bỏ tạp chất và dàn đều cacbon. Đồng nghĩa với việc lượng huyết để rèn lại tăng lên tới 64.749,9 gam cát sắt máu, tương đương với 16.188 mạng người!
Xin nhấn mạnh đây chỉ là lý thuyết, chúng ta sẽ không bao giờ biết được mớ số liệu kể trên có khả thi hay không? Vậy nếu để có được lượng máu "nhân đạo" hơn, ta chỉ thu khoảng 350 mL máu từ khoảng 500 người tình nguyện với nam là 4 lần/năm, nữ là 3 lần/năm... Cơ mà theo như ghi nhận thì các ngân hàng máu luôn trong tình trạng thiếu máu hiến tặng! Do vậy thì lượng máu bỏ ra cho thí nghiệm dở người này cũng chẳng "nhân đạo" là mấy.
Ý tưởng cho phần 1 và phần 2 của bài viết có tham khảo từ hai nguồn sau đây:
Đọc thêm: