Sự lãng mạn từ lâu đã được coi là chỉ dấu của tình yêu đôi lứa. Các nhà nghiên cứu về Văn học và các ngành Khoa học Xã hội khác từ lâu đã tự hỏi, tình yêu bắt đầu từ đâu, sự lãng mạn thực sự xuất hiện từ khi nào và biểu hiện của nó đã thay đổi ra sao? Quá khứ đã để lại những bài học gì về tình yêu cho chúng ta? Mời bạn cùng tìm hiểu câu trả lời với Tiến sĩ Phùng Hà Thanh, giảng viên tổ Quốc tế học, khoa Ngôn ngữ Văn hoá các nước nói tiếng Anh, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội và host Keira Ngo tại số podcast thứ 11 của Sâu Ciety.Dưới đây chỉ là 3 câu hỏi mà chúng mình cho là thú vị nhất thui, các bạn có thể lắng nghe buổi nói chuyện đầy đủ tại đây.
Host Keira Ngo: Vì sao chị lại chọn nghiên cứu về chủ đề tình yêu?
TS. Hà Thanh: Mình có một điểm mạnh tương đối nhỏ là mình rất thích làm việc với các khái niệm khó. Tình yêu trong Tiếng Anh có nghĩa là Love - một từ có nhiều nghĩa khác nhau mà người ta sáng tạo ra trong quá trình sinh sống, chính vì vậy nên mình rất thích thú. Khi làm việc với tình yêu, không phải mình đưa ra cách hiểu duy nhất, đúng nhất mà cái hay chính là việc mình thấy được sự phong phú của nó. Đối với tình yêu, ngay cả khi người ta bảo đó không phải thì nó cũng là một cách để mình xác định như thế nào là tình yêu. Tình yêu đôi khi nó là một khoảnh khắc rất riêng tư, nhưng ngay cả khi nó là riêng tư mà cất lên lời thì nó vẫn đi vào cái tri nhận của cộng đồng. 
Mình nghĩ tình yêu nó vừa hay và thực tiễn bởi mình cũng là người dành cho tình yêu một vị trí quan trọng nhất trong đời nên mình nghiên cứu tình yêu. Mình rất thích một câu nói của học giả người Pháp rằng: “Tình yêu không phải là mối quan hệ giữa hai người mà nó là mối quan hệ giữa hai điều vô vàn.”
Vì nó là một quá trình sáng tạo nên khi nghiên cứu về tình yêu, mình thấy mình có thể tham gia vào quá trình đấy, mình muốn được nói chuyện với mọi người và được sáng tạo lại tình yêu để chúng ta có thể trân trọng nó hơn và trân trọng khi ở bên nhau hơn. 
Host Keira Ngo: Hành động lãng mạn nhất chị từng làm là gì? 
TS. Hà Thanh: Nếu để cho tự cảm nhận thì mình cảm thấy mình lãng mạn nhất khi bỏ hết công việc và dành thời gian cho người mình yêu. Tuy nhiên, việc này diễn ra cũng nhiều nên không thể nói là nhất được. Trong tình yêu, mình thấy việc dành thời gian cho nhau là một trong những điều bình dị mà người ta không nhận ra và nó lại là điều mình thấy lãng mạn nhất. Còn nếu như mình suy nghĩ là mình đang làm cái này và áp đặt nó là lãng mạn thì đôi khi mình nghĩ nó sẽ không còn lãng mạn nữa. Vậy nên đối với mình, những cử chỉ lãng mạn có nhiều chiều khác nhau và khi người ta có thể cảm nhận thấy sự lãng mạn thì nó là một điều rất may mắn.
Host Keira Ngo: Theo chị, khi nào con người bắt đầu có khái niệm về tình yêu và khi nào khái niệm ấy thay đổi?            
TS. Hà Thanh: Nếu để nói về thời gian thì rất khó xác định, nhưng khi người ta nói về tình yêu, có thể nó không chỉ là tình yêu đôi lứa mà còn là tình yêu gia đình, tình cảm hàng xóm láng giềng, tình yêu đất nước,...hoặc người ta còn có thể yêu sự nghiệp, tài sản của mình,... Nghĩa chung của từ “yêu” là một sự “gắn kết xã hội”. Và đối với thứ tình yêu như thế thì ta rất khó để xác định khi nào người ta mô tả về tình yêu nào.Tuy vậy, tình yêu đôi lứa lại có những thứ ý nghĩa rất riêng và có hoàn cảnh lịch sử cụ thể không phải tự nhiên.   
Lắng nghe đầy đủ cuộc trò chuyện của host Keira Ngo và khách mời TS. Phùng Hà Thanh tại đây:
Để cập nhật nhanh chóng các số podcast mới nhất của Talk Sâu, bạn có thể theo dõi tại: