Lưu ý à mà cũng không cần lưu ý đâu. Bài viết này chỉ là kinh nghiệm của một thằng cấp hai phèn nên xin các cao nhân có gì bỏ qua. À mà văn chương hay chính tả thằng nhóc này cũng không giỏi nên cũng mong các cao nhân bỏ qua luôn ạ!
Hình minh họa cho đẹp thôi. Nguồn thì ở trên internet.
Hình minh họa cho đẹp thôi. Nguồn thì ở trên internet.
Tiếng Anh, một trong những ngôn ngữ điên rồ nhất hệ Mặt Trời nhưng lại là một trong những ngôn ngữ quan trọng nhất. Có lẽ nó là ngôn ngữ quyền lực nhất thế giới rồi trừ khi bọn người ngoài hành tinh xâm nhập Trái Đất và dạy chúng ta ngôn ngữ vũ trụ thôi. Ai mà chẳng mong muốn giỏi tiếng Anh trừ những không muốn giỏi tiếng Anh đâu. Muốn giỏi tiếng Anh thì chắc chắn trước tiên phải giỏi việc nghe, nói, đọc, viết và cốt lõi thì phải giỏi ngữ pháp và từ vựng. Vậy thì học thế nào để tốt? Bài viết này có thể sẽ giúp được bạn qua kinh nghiệm của một nhóc cấp hai.
I. Tại sao phải giỏi tiếng Anh?
Chậm lại một chút nào. Bây giờ chúng ta sẽ lí giải vì sao phải giỏi tiếng Anh? Đây là câu hỏi quan trọng nhất trên con đường trở thành thần đồng tiếng Anh, ông vua ngoại ngữ. Học ngôn ngữ nào cũng vậy, cũng phải xác định được lí do tại sao chúng ta phải học và giỏi nó. Giỏi tiếng Anh để tìm việc dễ dàng, lương cao hay chỉ nhỏ nhoi như đi du học. Có rất nhiều lí do khác nhau để lí giải vì sao bạn phải giỏi tiếng Anh. Nếu bạn học tiếng Anh hay bất kì ngôn ngữ nào mà không xác định được lí do mình học hoặc học chỉ vì con điểm, vì cha mẹ kì vọng, vì thầy cô, vì nghề sửa ống nước à nhầm quên nó đi. Mình có thể đảm bảo 99%, à thôi 99% cao quá, 90% thôi. Mình đảm bảo 90% rằng bạn sẽ không thể giỏi tiếng Anh hay bất kì ngôn ngữ nào nếu không có mục đích học nó.
II. Giỏi tiếng Anh cần những gì?
Để giỏi tiếng Anh thì không chỉ cần giỏi ngữ pháp, từ vựng và bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, mà còn phải kiên nhẫn, có khả năng tự học và thật sự hứng thú với nó. Well, nghe thì dễ lắm chứ nó không hề dễ chút nào. Để giỏi hết chúng thì rất khó, kiên nhẫn từ ngày này sang ngày khác, tháng này sang tháng khác hay từ năm này đến năm khác. Một chặn đường rất dài.
Khả năng tự học rất quan trọng, nó sẽ quyết định gần 40% khả năng giỏi của bạn. Tự học có nghĩa là bạn tự mày mò khám phá tiếng Anh. Tự mình tiếp thu những kiến thức mới. Cái này quan trọng này. Việc học không có nghĩa là phải đi vào lớp và có người dạy cho mình. Lớp học chính là căn phòng bạn và thầy giáo là chính bạn. Mấu chốt là bạn phải tự mình tìm hiểu mà không phải vì bạn bị ép mà vì BẠN THẬT SỰ MUỐN NHƯ THẾ.
Hứng thú với tiếng Anh có thể hơi khó, nhưng nếu bạn có thể nhận ra giá trị của nó đối với cuộc sống của mình thì bạn mới có thể hứng thú với nó được. Giá trị của tiếng Anh vô vàng. Nhưng mình sẽ không nói đâu vì chính bạn mới có thể nhận ra chúng.
Sự kiên nhẫn, khả năng tự học và hứng thú với tiếng Anh thì chỉ có bạn mới có thể trang bị cho mình thôi. Mình không giúp gì cho bạn được.
Còn lại là ngữ pháp, từ vựng và bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Vậy thì làm sao để giỏi ngữ pháp, từ vựng và bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết nào? Mình sẽ đưa ra giải pháp. Và nhấn mạnh một lần nữa thì nó chỉ là kinh nghiệm cá nhân của mình, bạn áp dụng được hay không thì mình không biết. Vì mình và bạn không giống nhau. Vậy nha!
1. Ngữ pháp:
Chắc chắn ngữ pháp sẽ rất quan trọng rồi. Nhưng học ngữ pháp thế nào mới hiệu quả? Google hân hạnh tài trợ bạn. Bạn chỉ cần lên Google và gõ "Ngữ pháp tiếng Anh" thì hàng loạt trang và khoá học sẽ hiện lên và mời chào bạn. Nhưng mình muốn bạn đừng học ngữ pháp theo kiểu lên đọc rồi học thuộc xong nghĩ rằng "Đơn giản, mấy cái ngữ pháp này mình học cái một xong ngay". Mình bảo đảm bạn sẽ không bao giờ có thể áp dụng hay nhớ được ngữ pháp theo cách học "ăn liền" đó. Tin mình đi, vết xe đỗ của mình đấy. Cách tốt hơn là gì?
B1: Đầu tiên lên mạng tìm ngữ pháp tiếng Anh bạn muốn học.
B2: Ghi công thức của nó ra giấy.
B3( nó quan trọng nhất đấy): Viết vào giấy các câu có áp dụng ngữ pháp ấy( tốt nhất nên ghi khoảng 10 câu).
B4: Lấy một tờ giấy khác, viết lại công thức ngữ pháp, đưa ra khoảng 5 câu áp dụng ngữ pháp ấy.
B5: Kiểm tra lại ngữ pháp vào ngày hôm sau bằng cách ghi lại công thức và lấy 5 ví dụ. Nếu bạn đã quên tất cả thì tốt nhất nên làm lại từ B1. Có thể kiểm tra hằng ngày hoặc trực tiếp áp dụng chúng vào văn viết hoặc nói.
Khi học ngữ pháp bằng cách trên thì mình khuyến khích bạn nên chỉ học một ngữ pháp một lần thôi. Tích tiểu thành đại.
Ngoài cách trên, bạn có thể ghi toàn bộ ngữ pháp vào sơ đồ tư duy. Tự do vẽ mọi thứ bạn thích vì nó sẽ kích thích bộ não bạn ghi nhớ nhanh hơn.
Sơ đồ tư duy nó giống như vậy này. Nguồn: internet
Sơ đồ tư duy nó giống như vậy này. Nguồn: internet
Tip nho nhỏ cho một số bạn là nên ưu tiên 5 điểm ngữ pháp sau:
Hiện tại đơn( present simple).
Quá khứ đơn( past simple)
Hiện tại tiếp diễn( present continuous) + Hiện tại tiếp diễn cho tương lai( present continuous for future).
Tương lai đơn( future simple).
Hiện tại hoàn thành( present perfect).
2. Từ vựng:
Có lẽ việc học từ vựng là công việc gây nhiều đau đầu nhất. Học trước quên sau. Mới học thì 5p sau quên. Nguyên nhân thì dài lắm nên mình không tóm gọn được. Nhưng chủ yếu khi bạn chủ động học từ vựng mới một cách hấp tấp và không chịu ôn thường xuyên hay chỉ đọc thoáng qua. Vậy làm sao để nhớ chúng đây? Bạn biết câu "Happy new year" chứ? Tại sao bạn lại thuộc nó? Bạn có chủ động học nó không? Hay là bạn nhìn thấy nó quá thường xuyên? Một ví dụ nữa, xem từ "hello" nhé! Bạn chắc chắn biết từ này phải không? Bạn có bao giờ quên nó không? Bạn chủ động học nó hay bạn thường xuyên dùng nó? Mấu chốt là gì? Khi một từ hoặc một câu mà bạn hoặc mọi người xung quanh dùng thường xuyên như từ "hi" hay câu "good morning" thì bạn hay cụ thể hơn là não bạn sẽ tự động học thuộc nó. Điều này có thể không đúng trong mọi trường hợp, nhưng khi một từ hay câu nào đó được sử dụng quá thông dụng thì bạn sẽ tự động học thuộc nó. Việc này xảy ra là do cách não bạn hoạt động. Để hiểu chi tiết hơn thì bạn có thể đọc qua cuốn sách "How to improve your memory for study" của Jonathan Hancock. Tuy nhiên cách đó chỉ áp dụng để học các từ thông dụng. Nên khi học các từ vựng như từ "chrysanthemum" thì có vẻ là rất khó. Mình sẽ chia sẻ giải pháp của mình:
B1: Xác định một từ hoặc nhiều từ bạn muốn học.
B2: Học thuộc nó trong đầu sau đó lấy một tờ giấy và ghi 10 lần các từ đó( nhấn mạnh là ghi vào giấy chứ đừng bấm phím điện thoại hay máy tính đấy).
B3: Kiểm tra lại bạn đã ghi đúng chưa và nếu sai thì làm lại từ đầu.
B4: Đặt khoảng 3 câu sử dụng từ hoặc các từ đó.
B5: Khoảng 5p sau, ghi lại 10 lần từ đó vào một tờ giấy khác và đặt thêm 3 câu sử dụng từ đó.
B6: Cứ lâu lâu lại đặt vài câu sử dụng các từ đấy và tốt hơn nên áp dụng nó để nói chuyện( nói chuyện tự kỉ một mình trước gương cũng được không sao đâu).
Bạn nên kiểm tra lại từ vựng đã học thường xuyên trong khoảng 1 tuần và liên tục đặt các câu sử dụng nó.
Đối với các từ dài thì mình có một tip nhỏ là các bạn nên chia từ ấy ra thành nhiều phần và học theo cách trên. Ví dụ từ "chrysanthemum" thì bạn chia thành "chry", "santhe", "mum".
3. Kĩ năng nghe:
Kĩ năng nghe là kĩ năng rất quan trọng trong việc học tiếng Anh. Luyện nghe rất khó và yêu cầu sự tập trung và kiên trì. Luyện nghe thì có rất nhiều cách nên mình chỉ chia sẻ cách hiệu quả với mình thôi nhé!
Nên xem các chương trình, phim hoặc video Youtube bằng tiếng Anh và bảo gồm phụ đề tiếng Anh ( nếu cao siêu hơn thì nên tắt phụ đề). Nên chú ý là phụ đề tiếng Anh vì nếu để phụ đề tiếng Việt thì bạn sẽ chỉ tập trung vào phần phụ đề tiếng Việt và không nghe được gì. Vừa xem vừa đọc phụ đề và đoán nghĩa của các từ bạn không biết. Nó vừa giúp bạn luyện nghe vừa giúp bạn học từ vựng nữa đấy! Ngoài ra nếu bạn xem video tiếng Việt và mở phụ đề tiếng Anh thì cũng khá hiệu quả đấy nhưng hiệu quả sẽ không cao hoặc thậm chí vô dụng.
4. Kĩ năng nói:
Kĩ năng nói sẽ bổ trợ thêm cho khả năng nghe khá nhiều đấy. Theo mình đánh giá thì học sinh Việt Nam hiện tại phần lớn nói tiếng Anh tương đối khá tốt. Nhưng chưa phải là tốt lắm. Cách học hiệu quả nhất là gì?
Đầu tiên muốn phát âm hay thì phải học bảng phiên âm quốc tế IPA gồm 44 âm.
Bảng phiên âm quốc tế IPA. Nguồn: internet
Bảng phiên âm quốc tế IPA. Nguồn: internet
Mình thấy có một số bạn học theo kiểu lên xem cách người bản xứ đặt lưỡi, phát âm và nghĩ rằng mình có thể làm được ngay. Nhưng đến lúc thử thì lại không làm được. Cách tốt nhất là bạn nên đứng trước gương nhìn và làm theo cách họ đặt lưỡi và phát âm. Rồi phát âm các từ có âm đấy. Lúc đầu có thể khó nhưng tin mình đi, chắc chắn nếu bạn cố gắn thì bạn sẽ đọc được thôi ( hoặc không).
Tiếp theo hãy tra từ điển tiếng anh trên mạng các âm có trong các từ bạn sẽ học và ghi nhớ cách phát âm. Ví dụ như từ "chrysanthemum" thì bạn sẽ không đọc là "chry 'san THe mum" như cách viết của nó mà là "kry 'san The məm". Tương tự như vậy từ "meter" không đọc là "meter" hay "met" như cách ghi của nó mà là "mi:ter".
Một số các âm bạn nên cố phân biệt và phát âm được như âm /s/ và /z/, âm /i/ và /i:/, âm  /ʊ / và /u:/, âm /ð/ và /θ/.
Tip nhỏ là để nói chuyện với người bản xứ một cách tự nhiên thì bạn nên sử dụng tiếng lóng ( nhưng không nên sử dụng trong các trường hợp trang trọng).
5. Kĩ năng đọc:
Theo mình thấy thì học sinh Việt không giỏi việt đọc hiểu cho lắm. Mình cũng vậy. Giải pháp của mình khá khó để thực hiện nhưng mình mong bạn kiên trì thực hiện.
Đọc các trang báo mạng hay đọc sách bằng tiếng Anh. Ví dụ như New York times chẳng hạn. Mình khuyến khích các bạn nên chọn cách một hơn vì nó dễ hơn và tốn phí. Chỉ tốn thời gian thôi. Còn nếu bạn chọn cách đọc sách thì bạn nên đọc các tác phẩm văn học bằng tiếng Anh như Sherlock Holmes, Lord of the rings,...
Còn khá nhiều cách nhưng mình chỉ viết đến đó thôi vì mình lười quá.
6. Kĩ năng viết:
Kĩ năng này là kĩ năng đơn giản nhất để luyện tập. Để giỏi nó trước tiên phải biết nhiều từ vựng ( tất nhiên) và ngữ pháp. Cái khó ở đây là bắt buộc bạn phải học khá nhiều từ vựng nếu muốn viết một chủ đề nào đó. Dù sao thì mình cũng sẽ chia sẽ cho bạn cách của mình.
Nên viết chủ yếu bằng tiếng Anh. Ví dụ như thay vì viết thư cho người yêu bằng tiếng Việt thì viết bằng tiếng Anh. Hay là viết status Facebook bằng tiếng Anh luôn (nếu viết tiếng Anh chỉ để thể hiện thì khi sai nhục lắm đấy:))).
Luyện khả năng đọc hiểu cũng sẽ giúp kha khá cho khả năng viết của bạn.
III. Một số sai lầm phổ biến:
Nói thật thì trên chặn đường học tiếng Anh của mình có nhiều sai lầm lắm. Mình sẽ đề cập một số sai lầm phổ biến.
Sai lầm 1: Tự mãn. Có một thời gian mình học tiếng Anh và nghĩ rằng "Wow! Bây giờ mình không ngán đứa nào nữa rồi. Mình đã có thể nói tiếng Anh với người bản xứ như chơi". Tất nhiên lag mình không làm được rồi. Nếu mình nhớ không sai thì lúc đó mình khoảng 9-10 tuổi thì phải và chỉ nhớ vỏn vẹn 1000-1500 từ vựng. Sau này nghiên cứu thêm thì mình mới biết mình bị dính vào hiệu ứng Dunning Kruger. Cách tốt nhất để tránh khỏi như mình là hãy tiếp thu và học thật nhiều, đó là mấu chốt, nếu bạn cảm thấy mình có thể "cân" mọi thứ thì mình nghĩ bạn chưa giỏi đâu.
Sai lầm 2: Chỉ chú trọng việc phát âm. Đó là sai lầm lớn nhất của mình đấy. Lúc đấy mình khoảng lớp 4. Tiếng Anh của mình thuộc dạng khá. Nhưng mình chỉ giỏi mỗi việc phát âm còn từ vựng thì không trau dồi thường xuyên. Lúc đấy mình tự hào khả năng phát âm của mình lắm nhưng mình lúc đó cũng giống như những người phát âm giỏi khác, chỉ bắt chước giọng của người bản xứ chứ không thuộc IPA. Có lần mình nói chuyện với một người bản xứ và kết quả là... Mình không thể nói được gì vì thiếu chữ.
Sai lầm 3: Cố gắng học từ vựng một cách "cưỡng ép". Vâng! Sai lầm lớn nhất của mình. Hồi đó cũng là lúc học cấp 1. Mình luôn ép bản thân phải học từ vựng một cách "cưỡng ép". Mình luôn cố nhét nó vào đầu trong khi nó quá chật hẹp. Giá như như lúc ấy mình biết cách học hiệu quả thì mình đã thuộc từ "antidisestablishmentarianism" sớm hơn để khoe với mấy đứa trong lớp rồi.
IV. Tâm sự time:
Nói thật thì bài viết của mình có thể chẳng giúp được gì cho bạn. Nhưng mình mong bạn học tiếng Anh một cách hứng thú nhất. Mình hiểu vì sao một số bạn không thích học tiếng Anh nhưng mình không nói đâu vì nếu nói thì một đám người đòi mình nổ địa chỉ mất:)). Anyway, hãy cứ kiên trì, không phải ngày một ngày hai là xong đâu mà là cả một chặn đường dài. Bạn phải tự mình vấp ngả thì mới có kinh nghiệm và giỏi lên được. Hãy tự rút ra phương pháp tốt nhất với bạn. Đừng mong ngóng gì bạn sẽ giỏi ngay lập tức sau khi đọc bài viết này, chặn đường còn dài lắm. Cứ kiên nhẫn rồi sẽ thành công. Nên bắt đầu vào ngày hôm nay chứ đừng quyết định sẽ thực hiện vào tuần sau.
Còn đọc tiếp hả? Hay là muốn upvote cho mình vậy:)). Cảm ơn trước nhé!!!