Làm thế nào để đặt mục tiêu hiệu quả và có tầm nhìn?
Mỗi lần đặt mục tiêu, tôi thường viết vào giấy những điều tôi mong muốn, những mục tiêu cao xa vời vợi và hết sức tuyệt vời. Tuy nhiên,...
Mỗi lần đặt mục tiêu, tôi thường viết vào giấy những điều tôi mong muốn, những mục tiêu cao xa vời vợi và hết sức tuyệt vời. Tuy nhiên, một thời gian sau nhìn lại, nó chỉ là con chữ trên một tờ giấy trắng và tôi đã lãng phí một thời gian để mơ về nó trong một thì tương lai gần với viễn cảnh hết sức tuyệt đẹp.
Thử suy nghĩ ngược lại vấn đề, tôi tự hỏi tại sao những mục tiêu đó không được hiện thực. Phải chăng tôi đã làm sai gì đó ở một bước nào đó.
Tôi tìm kiếm trên thanh công cụ một vài từ khóa "how to set goals" rất nhiều kết quả được hiển thị. Bây giờ, việc cuối cùng là đọc và tìm hiểu nội dung nào có ích và mang lại giá trị cho mình.
Tôi nhận ra có rất nhiều phương pháp khoa học để "set goals". Sau đây, tôi sẽ giới thiệu một trong những phương pháp mà tôi tìm hiểu, cảm thấy có ích và phù hợp với thực tiễn.
Trong mười năm tới, bạn muốn trở thành người như thế nào?
Có một câu hỏi mà không phải ai cũng luôn nghĩ. Bạn sẽ là ai trong mười năm tới ? Để đi tìm căn nguyên của vấn đề tôi sẽ thử đặt câu hỏi nhỏ hơn mà ta có thể hình dung được.
Bạn muốn đạt được những gì trong cuộc sống ?
Chẳng hạn mục tiêu về nghề nghiệp, lương đạt được 30 triệu sau 2 năm đi làm. Để đạt được mức lương này cần gì ? Ngắn gọn là kinh nghiệm và kiến thức.
Vậy để đạt được "người" mà tôi muốn trở thành, tôi sẽ có những mục tiêu nhỏ hơn để đạt được. Những mục tiêu có thời gian thực hiện lâu tốn nhiều thời gian và công sức chúng ta sẽ gọi là Lifetime Goals.
Bước 1: Xác định mục tiêu cuộc đời (Define Lifetime Goals)
Lifetime Goals: Xác định những mục tiêu lớn của cuộc đời.
- Career: Cái này tôi sẽ không bàn tới, mỗi người sẽ mong muốn một sự nghiệp khác nhau. Vì giới hạn của bài viết cũng như chưa đủ trải nghiệm về sự nghiệp, tôi sẽ chỉ trích dẫn một bài viết của một đàn anh để mọi người tìm hiểu về mục này: Ta muốn sự nghiệp như ta muốn
- Financial: Tự do tài chính, lương 8 9 con số chẳng hạn, mua nhà mua xe, ... Hoặc có thể tham khảo thêm về tài chính cá nhân: 5 con số quan trọng nhất của Tài Chính Cá Nhân
- Education (specialized knowledge, knowledge society): Học bổng top lớp, GPA ~ 8.0 cho 8 kỳ Đại Học, IELTS 7.0 và không có band nào dưới 6.0, đọc 24 quyển sách/ năm
- Skill: Kỹ năng nói trước đám đông, làm việc nhóm, ...
- Relationship ( Family, Friend, Love, ...): Cùng gia đình du lịch 1 năm 2 lần, làm quen được 20 người bạn mới, cưới vợ, có con, ...
- Attitude: Đại khái chung là tính cách bạn không tốt, bạn muốn sửa nó. Ví như bạn thường cư xử cọc cằn, hay quên, dậy vào lúc 6h mỗi sáng (sự kỷ luật ).
- Health ( mental, physical): Dành ra 1h mỗi ngày tập gym (physical), chạy bộ 5 km mỗi sáng, thiền 30 phút mỗi tối.
- Pleasure: Thời gian bạn dành riêng cho bản thân như tự học guitar, ukulele, ...
- Public Service: Đóng góp của bạn dành cho cộng đồng, có thể là quỹ từ thiện cho các bạn học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn chẳng hạn ...
Có thể tham khảo thêm bài viết này để xác định mục tiêu cho những nội dung trên: 7 Types of Goal Setting
Đọc thêm:
Bước 2: Chia nhỏ mục tiêu lớn (Divide goals into short-term, mid-term, and long-term)
Phân rã các kế hoạch lớn thành những kế hoạch nhỏ hơn để dễ thực hiện và giải quyết.
- Long term goals (Mục tiêu dài hạn, 2-10 năm )
- Mid term goals ( Mục tiêu trung hạn, 1-2 năm )
- Short term goals ( Mục tiêu ngắn hạn, 2 tuần - 12 tháng)
Bước 3: Hiện thực hóa mục tiêu (Make your goals achievable)
Tôi sử dụng 5 tiêu chí S.M.A.R.T
- S – Specific (or Significant): Mục tiêu phải khái quát và rõ ràng. Đừng đặt những mục tiêu quá mơ hồ, viễn vông và không có cơ sở hiện thực. Bạn muốn là học sinh giỏi trong năm nay, vậy yếu tố để học sinh giỏi là gì? Tổng kết học tập trong Học Kỳ đó phải từ 8.0 trở lên, chiến lược học tập của bạn như thế nào? Bạn chia thời gian như thế nào để học môn A, môn B, ... Nếu không phải quá xuất sắc, đừng đặt những mục tiêu không thể như 9.5.
- M – Measurable (or Meaningful): Mục tiêu đo lường được chính xác về lượng và chất, có thể đong đếm được bằng thời gian, con số,... Điều này để đánh giá và đo lường mức độ thành công của bạn sau khi hoàn thành mục tiêu. Tôi lấy ví dụ trong 6 tháng bạn muốn giảm 12 kg, trung bình một tháng sẽ giảm 2 kg, có nghĩa một ngày bạn cần phải hấp thụ một lượng calories dưới mức trung bình để có thể đạt được mục tiêu. Đo lường được ở đây là 6 tháng và 12 kg.
- A – Attainable (or Action-Oriented): Mục tiêu thực tế nhưng đầy thách thức và có tính khả thi, đừng nên đặt mục tiêu quá xa vời hay quá sức với bản thân.
- R – Relevant (or Rewarding): Mục tiêu phải phù hợp và liên quan với định hướng của bạn (Lifetime goals).
- T – Time-bound (or Trackable): Mục tiêu phải có thời hạn (deadline).
Bước 4: Ngồi xuống và viết cụ thể ra giấy (Sit down & Set goal in writing)
Ngồi xuống và viết những gì bạn đang suy nghĩ trong đầu xuống giấy, đừng để nó chỉ là những ý nghĩ thông thường xuất hiện rồi nhanh chóng biến mất.
Sử dụng To-do-list để quản lý, kiểm soát mức độ tiến trình mục tiêu.
Đọc thêm:
Bước 5: Hành động hóa những con chữ (Make an Action Plan)
Mục tiêu là tăng cường sức khỏe cho bản thân bằng cách chạy 2km mỗi ngày, vậy thì hãy xách giày ra và chạy ngay và luôn. Đừng để những gì bạn viết ra chỉ là một bản kế hoạch không bao giờ được thực hiện.
Một số mẹo thiết lập mục tiêu
- State each goal as a positive statement: Thể hiện sự tích cực với những mục tiêu đặt ra.
- Be precise: Đặt mục tiêu chính xác, đưa về ngày, giờ và số lượng để bạn có thể đo lường thành tích. Điều này sẽ cho bạn biết chính xác khi nào bạn đã đạt được mục tiêu.
- Set priorities: Khi bạn có nhiều mục tiêu, hãy ưu tiên cho từng mục tiêu. Điều này giúp bạn tránh cảm giác choáng ngợp khi có quá nhiều mục tiêu và hướng sự chú ý của bạn đến những mục tiêu quan trọng nhất.
- Write goals down: Viết chúng xuống không chỉ giúp bạn hình dung ra điều bạn muốn mà còn thể hiện sự nghiêm túc của bạn đối với những mong muốn đó.
- Keep operational goals small: Một mục tiêu quá lớn sẽ làm bạn chùn bước. Cố gắng hoàn thành tốt những mục tiêu nhỏ, tiền đề để bạn tiến tới những mục tiêu lớn.
- Set performance goals, not outcome goals: Đặt mục tiêu cẩn thận, kiểm soát tối đa và giữ mục tiêu trong tầm với . Trong kinh doanh, những lý do này có thể là môi trường kinh doanh tồi tệ hoặc tác động bất ngờ từ các chính sách của chính phủ. Trong thể thao,có thể bao gồm trọng tài phán đoán kém, thời tiết xấu, chấn thương hoặc chỉ đơn giản là sự xui xẻo. Nếu bạn đo lường mục tiêu của mình dựa trên hiệu suất cá nhân, thì bạn có thể kiểm soát việc đạt được mục tiêu của mình.
- Set realistic goals: Đặt mục tiêu mà bạn có thể đạt được.
Achieving Goals
Khi bạn đạt được một mục tiêu, hãy tưởng thưởng cho bản thân một món quà về việc đó, như một ly trà sữa chẳng hạn. Sau đó dành một chút thời gian suy nghĩ ý nghĩa của việc đạt được mục tiêu đó và quan sát tiến trình mà bạn đã đạt được đối với các mục tiêu khác.
Sau khi đạt được một số mục tiêu, hãy xem lại những mục tiêu còn lại trong kế hoạch:
- Nếu bạn đạt được mục tiêu quá dễ dàng, hãy đặt mục tiêu tiếp theo của bạn khó khăn hơn.
- Nếu mục tiêu mất một khoảng thời gian dài để đạt được, hãy đặt mục tiêu kế tiếp dễ thở hơn.
- Nếu bạn nhận thấy sự thiếu hụt trong các kỹ năng của mình mặc dù đã đạt được mục tiêu, hãy quyết định xem có nên đặt mục tiêu khác để khắc phục điều này hay không.
Suy nghĩ, tư duy và con người của bạn sẽ thay đổi theo thời gian, mục tiêu cũng vậy. Nên có sự điều chỉnh các mục tiêu thường xuyên để chúng phù hợp hơn với kiến thức và trải nghiệm của bạn, loại những mục tiêu không cần thiết nếu chúng không mang lại một giá trị cho bản thân của bạn.
Example Personal Goals
Để chào mừng năm mới 2020, Susan đã quyết định nghĩ về những gì cô ấy thực sự muốn làm với cuộc sống của mình.
Mục tiêu cuộc đời của cô như sau:
- Sự nghiệp : Làm quản lý biên tập tạp chí.
- Nghệ thuật : Tiếp tục làm việc về phát triển trong lĩnh vực illustration art, có một buổi trình diễn các tác phẩm của mình tại phòng trưng bày ở trung tâm thành phố.
- Sức khỏe : Chạy một cuộc thi Marathon 20 km.
Bây giờ Susan đã liệt kê các mục tiêu cuộc đời của mình, sau đó cô chia nhỏ từng mục tiêu thành các mục tiêu nhỏ hơn, dễ quản lý hơn.
Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn về cách cô ấy có thể đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình - trở thành biên tập viên quản lý tạp chí:
- Mục tiêu 5 năm : Trở thành phó tổng biên tập.
- Mục tiêu trong năm nay: Tình nguyện viên cho các dự án mà Tổng biên tập hiện tại đang triển khai.
- Mục tiêu trong 6 tháng : Tốt nghiệp văn bằng báo chí.
- Mục tiêu trong 1 tháng : Nói chuyện với Tổng biên tập hiện tại để xác định những kỹ năng cần thiết cho công việc.
- Mục tiêu trong tuần : Hẹn gặp mặt Tổng biên tập để trao đổi.
Như bạn có thể thấy từ ví dụ này, việc chia các mục tiêu lớn thành các mục tiêu nhỏ hơn, giúp ta dễ quản lý hơn cũng như đánh giá các mục tiêu sẽ được hoàn thành như thế nào.
Kết
Bài viết trên xuất phát từ một vấn đề mà tôi đã gặp phải trong cuộc sống và nhận thấy đây cũng là một vấn đề chung của nhiều bạn trẻ như tôi. Vậy nên tôi quyết định viết bài này nhằm chia sẻ những gì tôi đọc và học được để mọi người tham khảo và áp dụng linh hoạt vào vấn đề cá nhân của chính bản thân mình.
Nguồn tham khảo: https://www.mindtools.com/page6.html
Phát triển bản thân
/phat-trien-ban-than
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất