Một chút tâm sự về câu chuyện nghề nghiệp của tôi. Không phủ nhận là 3 năm đi làm đã tạo cơ hội cho tôi được gặp những anh chị, idol có sức ảnh hưởng, vừa có tâm vừa có tầm; nhưng cũng cho tôi gặp cơ số các bạn bị "ảo" khi mới được có một chút tiếng tăm và lượt người theo dõi.
Tôi thắc mắc các bạn có thật sự hiểu thế nào gọi là KOL không khi người ta hỏi mình làm nghề gì thì nhận mình làm "nghề KOL"? Có lẽ ở thị trường truyền thông Việt Nam, người ta dùng cụm "booking KOL" nhiều quá, thành ra ai cũng hiểu KOL là người nổi tiếng nói chung chứ không thật sự hiểu những ai mới được gọi là KOL.
Vậy KOL được định nghĩa chính xác như thế nào?
KOL (danh từ) là viết tắt của Key Opinion Leader, chỉ một cá nhân hay tổ chức có tầm ảnh hưởng và chuyên môn trong lĩnh vực nhất định, ý kiến của họ thường được tôn trọng và lắng nghe.
Credit: Vietcetera (https://vietcetera.com/vn/kol-la-gi)
Vậy keyword ở đây là gì? Họ vừa là người có sức ảnh hưởng (influencers), vừa là người phải có chuyên môn trong một lĩnh vực nhất định (expertise). Ví dụ dễ nhất tôi hình dung trong đầu khi nhắc tới các KOL chuẩn sẽ là các "sharks" trong Shark Tank, họ vừa có sức ảnh hưởng và độ tin cậy, tôn trọng trong cộng đồng khởi nghiệp; vừa có chuyên môn rõ ràng, kinh nghiệm thực chiến lâu năm được thị trường kiểm chứng bởi các sản phẩm do họ tạo ra.
Vậy còn các bạn đang nhận là KOL, "chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể" của các bạn là gì? Tôi không nói là không có, sẽ nhiều bạn có thể nhìn nhận ra được. Có những bạn bắt đầu hành trình từ việc luyện tập làm người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội trước, sau đó tìm ra được niềm đam mê của mình ở một lĩnh vực cụ thể và đầu tư trang bị kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm ở lĩnh vực đó. Phổ biến nhất với mình có lẽ là các Beauty Bloggers, ban đầu họ chỉ là những người dùng và review sản phẩm dựa trên trải nghiệm của họ, sau đó được sự ủng hộ và quan tâm của mọi người thì đi học thêm kiến thức để có chuyên môn tốt hơn khi review sản phẩm do nhãn hàng booking.
Tuy nhiên, cũng sẽ có nhiều bạn không nhìn ra được, vì làm gì có mà nhìn ra. Cơ bản, các bạn chỉ đang dùng sức ảnh hưởng của mình, có nhiều người follow để nhận booking và điều hướng người theo dõi của mình, vậy các bạn là influencers nhé! Đừng nhận mình là KOL trừ khi đã bắt đầu tạo dựng chuyên môn cho bản thân.
Có một hướng đi khác cho các bạn, từ năm 2022 khi social commerce lên ngôi là KOC.
KOC, viết tắt của Key Opinion Consumers, chỉ những người có công việc chính là thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ và đưa ra những nhận xét, đánh giá.
Credit: Accesstrade (https://accesstrade.vn/koc-la-gi/#:~:text=KOC%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20vi%E1%BA%BFt%20t%E1%BA%AFt%20t%E1%BB%AB,nh%E1%BB%AFng%20nh%E1%BA%ADn%20x%C3%A9t%2C%20%C4%91%C3%A1nh%20gi%C3%A1.)
Ai cũng là một nhà tiêu dùng trên thị trường trao đổi hàng hoá, nhưng nếu bạn có sức ảnh hưởng, ý kiến của bạn sẽ gây tác động tới top of mind và điều hướng hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Và từ KOC, bạn có thể đầu tư chuyên môn lên làm KOL nếu thật sự có tâm và đam mê với lĩnh vực mà mình theo đuổi và muốn truyền cảm hứng.
Thực ra thì, tôi nghĩ việc phân định KOL, IF và KOC cũng không phải khái niệm quá xa lạ với các marketers và nhiều bạn đang làm phát triển social. Tôi có nói dông nói dài thì cũng bằng thừa. Tuy nhiên, từ trải nghiệm của tôi thì vẫn chủ yếu đến từ thái độ của các bạn nhận là KOL. Có nhiều anh chị tôi làm việc cùng, cực kỳ nice và trao đổi rất kỹ với nhãn hàng trước khi làm để cho ra đầu ra tốt nhất, và sẵn sàng hỗ trợ nhãn hàng nếu cần chỉnh sửa những phần nhỏ hoặc thêm thắt những yếu tố phụ như pin, comment bài viết; nhưng có những bạn mặc dù sản phẩm chưa đạt chất lượng những đã có thái độ dỗi lên dỗi xuống agency và nhãn hàng?? Why?? Trừ khi agency và nhãn hàng đổi brief 180 độ hay không nhận sản phẩm của bạn mặc dù bạn đã làm đúng yêu cầu, quịt tiền, nhưng có những bạn làm tôi thấy khó hiểu về thái độ làm việc thật, khi nhìn sang các anh chị big KOL trong ngành với thái độ làm việc chuyên nghiệp hơn nhiều.
Túm lại đối với tôi, có 2 yếu tố quan trọng mình mong muốn các bạn như trên cần nhìn lại:
(1) Định nghĩa chuyên môn: Hãy xác định mình đang đóng vai trò gì trong ngành công nghiệp truyền thông này, và xây dựng chuyên môn bản thân để phát huy thật tốt vai trò đó.
(2) Thái độ: Dù bạn có là ai thì hãy luôn làm việc với một thái độ hướng tới đầu ra chung. Mỗi sản phẩm hãy như một đứa con tinh thần của mình, và bản thân các bạn cũng phải có trách nhiệm tư vấn ngược lại cho các brands và agency để cùng nhau sản xuất ra nội dung có chất lượng tốt nhất, có giá trị thực cho người tiêu dùng và đem lại lợi ích cho phía booking.
Túm lại, có "tâm" và có "tầm". Đừng bị ảo, còn nhiều người giỏi hơn mình lắm.
Viết hơi cục súc tí, nhưng mà nhiều khi thô - thật. Long story short từ câu chuyện đi làm của tôi.