Trong một cuộc nhậu chén chú chén anh - mình và đám bạn luôn tranh cãi về vần đề sức mạnh tự thân và ảnh hưởng xã hội . Xung quanh 2 câu chuyện chính là : " Làm ngành Y sẽ kiếm rất nhiều tiền " " Mày chưa có có con làm gì mà biết cách dạy con"
Câu Chuyện 1 : Hội bạn mình bàn rất nhiều về một cậu bạn cùng lớp làm ngành Y đã có thu nhập ổn định từ sớm và đạt được nhiều thành quả đáng kể . Câu chuyện đi từ cao trào này đến cao trào khác về sự hoà nhoáng và lấp lánh của hàng hiệu của cậu bạn kìa được đem ra làm chuẩn mực của phong lưu , hưởng lạc . Và thăng hoa của drama đó là khi nói về cách thức để có được sự hào nhoáng đó - con đường không chính thống giúp cậu bạn đi tắt, đi nhanh trên con đường sự nghiệp . Mọi người từ thầm ngưỡng mộ về các chiến tích của người khác và hã hê cười khẩy với những bốc phốt lột trần mặt tối đằng sau của một vinh quang . Cùng trong một câu chuyện khi nói về một người - mọi người vừa tâm tắt xuýt xoa về các chiến lợi phẩm mà cũng vừa kinh tởm khi đoán chừng cách thức có được thành quả ấy là thiếu minh bạch . Mình thấy rất lạ vì đối với mình ngành Y và giáo dục đến nay vẫn là những ngành nghề đặc thù đáng được tôn trọng bởi sự nghiệp hành nghề cứu người và dạy người . Sao giờ lại hắc ám vậy . Vậy bản chất ngành nghề đã thay đổi hay chính người hành nghề là xấu đi bản chất ngành nghề ?
Tại sao lại chọn ngành Y với mục tiêu kiếm tiền . Vì mình nhớ ngành Y thì Y đức là đem lên hàng đầu . Một ngành nghề với nhiều đặc thù về chuyên môn và đức hi sinh vì nghề . Thì mình giờ toàn nghe những điều kém sang từ cái lợi ích nghề mang lại. Nếu muốn kiếm nhiều tiền sao không học và làm kinh tế . Một con đường ngắn đỡ mất sức . Hậu quả của việc chọn sai con đường : chỉ tập trung vào phát triển nguồn thu lợi - chứ không tập trung nâng cao chuyên môn . Làm tay trong tay ngoài thay vì rèn luyện để thêm kiến thức . Nổ lực giữ ghế để bù lại tiền đầu tư chứ không nỗ lực để giữ mạng hay sức khoẻ cho bênh nhân => không có tầm . Làm việc thiếu trách nhiệm , hời hợt , qua loa => không có tâm . Các vấn nạn sự tận tình được quy đổi từ giá trị chứ không phải y đức , chữa bệnh chaỵ show , kê đơn theo chiết khấu cao chứ không phải hiệu quả , ... hàng loạt các vấn đề phản cảm diễn ra khi ta liên tục chọn sai con đường . 
Câu chuyện 2 : " Không có con thì làm sai dạy được con " - Câu chuyện bắt đầu trong nhóm có một bạn đã có đứa con 6 tuổi - nhưng khi gặp bạn bè của cha mẹ thì không bao giờ chủ động chào hoặc phản ứng - ngay cả khi người lớn chủ động bắt chuyện bé vẫn không có phản ứng . Và liên tục sử dụng ipad để xem phim hoạt hình Elsa .Trường hợp này thì trách bé 1 phần thì trách cha mẹ 9 phần .Mình có đọc qua một bài viết về thí nghiệm về việc quét màn não của trẻ sử dụng nhiều thiết bị công nghệ và trẻ được nghe đọc sách thường xuyên có sự khác biệt rõ rệt về liên kết Neuron thần kinh . Các bé được nghe đọc sách có số lượng neuron thần kinh nhiều hơn và liên kết chặc chẽ , dày đặc hơn có phản xạ nhạy cảm với sự thay đổi với môi trường xung quanh. Kho tàng ngôn ngữ và cảm xúc cũng đa dạng hơn. Nên mình có góp ý với phụ huynh trẻ về việc giới hạn sử dụng công nghệ cho trẻ . Thì bạn mình đưa ra một lô, một lốc các lý do : không có nhiều thời gian trông trẻ - cho trẻ dùng công nghệ để nó ngồi yên - chừng nào lớn lên thì dạy nó còn nhỏ biết gì - ... khoảng 8789 lí do thoái thác cho việc bản thân thiếu trách nhiệm trong giáo dục con cái . Và kết luận lại mình nhận được câu nói " Mày chưa có con không có con thì làm sao biết cách dạy con " 
Việt Nam có 2 phương pháp dạy con chính : “ Dạy con theo thói quen – Dạy con theo kiến thức."
Dạy con theo thói quen : cách giáo dục được thừa hưởng từ thế hệ trước hoặc kinh nghiệm tự thân và áp dụng lên con cái . Việc giao dục theo thói quen do được truyền thừa nên tính lệch chuẩn rất cao cao – và đôi khi cũng dẫn đến những hệ luỵ tiêu cực cho nhiều thế hệ . Việt Nam là một trong những quốc gia có hiện tượng bạo hành ( ngôn ngữ - hành động ) rất cao – 70% trẻ và người thành niên từng trải qua ít nhất một lân trong thời thơ ấu . Dẫn đến tình trạng bất ổn tâm lý khi trưởng thành : như các bệnh trạng về rồi loạn lo âu , rồi loạn lưỡng cực , trầm cảm , … Bên cạnh đó trong xã hội phát triển hiện nay việc giáo dục con cái thái quá cũng là phương pháp giao dục ảnh hưởng đến phát triển toàn diện của trẻ . Nhiều trẻ lớn lên trong sự phụ thuộc của cha mẹ , thiếu tính tự lập , khả năng tập trung ngắn hạn , sức chịu đựng thấp , cái tôi cá nhân cao , dễ tổn thương khi bước vào tuổi trưởng thành .
Dạy con theo kiến thức : hiện nay đã có nhiều công trình việc giáo dục con cái khoa học đạt được nhiều hiệu quả thông qua thực nghiệm . Có nhiều bài viết và sách báo về giáo dục con cái : “ dạy con tư tin như người Mỹ , kỷ luật như người Đức , trung thực như người Nhật , kiềm tiền như người Do Thái , hay quyển Luân Lý Giáo Khoa Thư của Việt Nam . Những kiến thức về giao dục đã được đúc kết , chọn lọc từ nhiều thế hệ và rất dễ tìm kiếm ở thế giới công nghệ số 4.0 hiện nay . Vậy việc giao dục con cái không cần thiết phải có một đứa con mới mới biết cách thức dạy con . Giống như một bác sĩ phải học trước kiến thức rồi mới mổ cho bệnh nhân vậy – có kiến thức trước mới thực hành
Tư duy nguỵ biện : lỗi tư duy về thiếu kiến thức và trải nghiệm thực tế về một lĩnh vực bất kỳ . Lãng tránh tìm hiểu vấn đề theo chiều sâu . Sau đó liên tục đưa ra những dẫn chứng thiếu căn cứ hoặc không đủ cơ sở cũng cố cho quan điểm của mình  . Trong 2 trường hợp trên : việc định hướng về nghề nghiệp đã sai thay vì chọn lại hoặc nâng cao tay nghề thì chọn sẽ tận dụng thời gian làm việc để làm đa ngành đan nghề để kiếm thêm thu nhập từ mac bác sĩ . Thay vì nghiên cứu một phương pháp giáo dục con cái khoa học thì chọn lập luận “ trời sinh trời nuôi – nó còn nhỏ biết gì – lớn lên rồi dạy “ đi khi trẻ đã lớn định hình nhân cách hết dạy hoặc rất khó để dạy lại . Nguy hiểm của tư duy nguỵ biện khi lựa chọn ban đầu sai họ sẽ nghĩ thêm nhiều cách sai để bù đắp cho cái sai ban đầu . Trong mỗi cuộc tranh luận người có tư duy nguỵ biện sẽ không tập trung đi sâu vào vấn đề mà đi theo chiều rộng – vòng vo – lãng tránh trọng tâm . Viện dẫn những trường hợp ví dụ cụ thể cả biệt – và đưa ra kết luận cho số chung : có người chích vaccine và tử vong => tiêm vaccine dẫn đến tử vong . Không có khả năng lập luận để tranh luận mà thường sẽ công kích tấn công cá nhân người đang tranh luận : “ mày có sống trong hoàn cảnh người ta không mà nói – có làm được giống như người ta không mà nhận xét”
Tư duy nạn nhân - thường đánh giá cao các yếu tố ngoại cảnh cao hơn hơn năng lực nội tại. Từ việc chọn sai ngành cho bản thân hoặc giáo dục con cái sai cách . Thay vì nhận ra sai lầm của bản thân và có kế hoạch điều chỉnh thì thường sẽ có tư duy nạn nhân dẫn viện ra các dẫn chứng cũng cố cho quyết định sai lầm của mình là do tác động của xã hội chứ không phải do năng lực bản thân : Học ngành Y bỏ ra số tiền đầu tư lớn thì tranh thủ mà gom lại , tranh ghế dành chỗ để an vị bản thân thu hồi vốn và ai cũng làm vậy cả . Đi làm cả ngày trời thời gian đâu mà tâm sự với tâm sự với con cái , nuôi nấng nó lớn lên có phải là dễ dàng đâu nhưng ngày nào cũng mất mấy tiếng cho lướt mạng xã hội và mua hàng online hoặc những bữa tiệc vô bổ ngày qua đêm nhưng không có thời gian dành cho trẻ ( Đàn ông là đối tượng ít ưu tiên thời gian dành cho con cái nhất ) . Cuộc đời có hai loại lựa chọn : Lựa chọn đúng và lựa chọn dễ . Lựa chọn đúng thì khó khăn cho việc lên kế hoạch , theo dõi , điều chỉnh ,và kết quả cao . Còn lựa chọn dễ thì thường hành động bộc phát cảm xúc và bản năng đến khi kết quả không được như mong muốn thì sẽ đổ lỗi cho xã nhiều hơn là nhận trách nhiệm về bản thân 
Người trưởng thành là sau những va vấp , sứt đầu , mẻ trán, kinh qua bao cơn thịnh suy . Họ nhận ra kết quả mình nhận được hiện tại là kết quả của một chuỗi những lựa chọn có tính toán trong quá khứ . Họ không chấp nhận một cuộc sống lục bình trôi , lên xuống theo dòng nước và được định đoạt bởi định hướng của xã hội hoặc sức mạnh của dư luận . Ta chính là sản phẩm của suy nghĩ - suy nghĩ đúng thì mới có hành động đúng . Cơ thể ta là sản phẩm từ những gì ta ăn - ta ăn gì quyết định sức khoẻ ta về già .
Khi trưởng thành ta tin nhiều về nội lực của bản thân hơn thông qua việc chịu trách nhiệm về chuỗi lựa chọn của mình và từ chối việc là nạn nhân của những tác động xã hội .