Bài viết gốc ở trên cho những ai muốn đọc bản gốc nhé.
Những công ty nào đã nổi lên như kẻ thắng cuộc từ sự hỗn loạn trong vòng 3 năm trở lại đây? Có thể nói rằng cái thời điểm kì lạ nhất trong kinh doanh trong vòng 1 thập kỉ qua bắt đầu từ năm 2020, khi mà các nơi đều phong tỏa, khiến sản xuất bị đóng băng. Một sự suy thoái sâu sắc nhưng ngắn ngủi đã được theo sau bởi sự hồi phục trong điên cuồng. Và lạm phát xảy ra. Kinh tế thế giới đang trên bánh xe tốc độc cao giờ đây phải chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chưa từng có ở lãi suất kể từ năm 1980. Garham Secker của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng chính sách đối với covid 19 đã làm nền kinh tế vượt qua khỏi sự trì trệ lâu dài, sự tăng trưởng chậm, lạm phát thấp trước đại dịch – và đánh dấu một kỉ nguyên mới.
Không có gì ngạc nhiên khi mà môi trường kinh doanh đã thay đổi một cách sâu sắc. Để đánh giá điều này, chúng tôi đã xem xét những ngành công nghiệp và công ty nào của Mỹ đã hoạt động tốt nhất trong ba năm trở lại đây, dựa trên kết quả hoạt động của thị trường chứng khoán. Cái đáng chú ý ở đây là vị trí dẫn đầu thị trường đã thay đổi một cách đáng kể. Những con thỏ kĩ thuật số đã nhường chỗ cho những con rùa của nền kinh tế cũ. Các công ty công nghệ lớn không còn chạy nhanh trong các cuộc đua. Các công ty từng bị chế giễu là lỗi thời và chậm chạp đột nhiên có sức sống trở lại.
Chúng tôi chọn ngày 1/1/2020 là ngày bắt đầu cho việc phân tích. Từ đây, chỉ số S&P 500 của các cổ phiếu hàng đầu nước Mỹ đã tăng trưởng 23%. Lĩnh vực hoạt động tốt nhất là năng lượng, tiếp theo là công nghệ thông tin (IT). Dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng đã hoạt động tốt, đúng như dự kiến trong thời kì khủng hoảng đại dịch: công ty thứ hai hoạt động tốt nhất trong S&P 500 là Moderna, công ty tạo ra vaccine, với giá cổ phiếu tăng gần 800%.
Ảnh 1 - Theo báo The Economist
Ảnh 1 - Theo báo The Economist
Các công ty công nghiệp đã theo kịp các chỉ số, tương đương với việc trở thành các mặt hàng chủ lực mà người tiêu dùng cần. Các doanh nghiệp phục vụ các phần chi tiêu tùy ý của người tiêu dùng, bị ảnh hưởng bởi lạm phát, đã bị chậm lại phía sau. Các lĩnh vực hoạt động kém nhất là công ty bất động sản, ngân hàng, và dịch vụ truyền thông. Nằm ở cuối bảng xếp hạng hiệu suất là các công ty du lịch, chẳng hạn như Carnival, đã cho thấy nợ tăng và giá cổ phiếu của họ rơi như mỏ neo thả xuống đáy đại dương.
Việc đánh giá hiệu suất dựa trên giá cổ phiếu tuy vậy còn tồn tại những thiếu sót. Thật khó khi nhìn thấy cỗ máy siêu tốc Telsa, giá trị cổ phiếu của họ (tăng khoảng 550%) nhưng lại chưa tính đến ảnh hưởng của các nhà đầu tư nhất thời và sự thay đổi khẩu vị rủi ro. Nhưng theo thời gian, sự thành công của doanh nghiệp được gắn liền với giá cả thị trường. Nó cũng làm chúng ta hiểu được tầm nhìn của các nhà đầu tư thay đổi theo thời gian. Để phân định ai là kẻ thắng người thua trong suốt 3 năm vừa qua, chúng tôi chia thành ba gia đoạn. Giai đoạn ở nhà (stay-at-home), mở cửa trở lại (reopening), và giai đoạn lạm phát (inflation).
Các khoản đầu tư tiêu biểu của thời kì đình trệ kéo dài trước đại dịch là các công ty ít tài sản: chủ yếu là các công ty phần mềm, được hưởng lợi từ hiệu ứng mạng, nhưng cũng có những công ty thương hiệu quần áo. Các công ty chủ yếu dựa trên ý tương và thông tin được ưa chuộng hơn những công ty dựa vào vốn vật chất. Giao dịch là để mua “bit” và bán “nguyên tử”.
Giai đoạn đầu tiên đã khuếch đại những xu hướng này. Thời điểm stay-at-home kéo dài đến tận 8/11/2020, ngay trước ngày kết quả của Vaccine Pfizer được công nhận. Những kẻ thắng đậm là công nghệ, hàng tiêu dùng tùy ý (Amazon tăng 79%) và dịch vụ truyền thông (Netflix tăng 59%). Những kẻ thua cuộc là bất động sản, ngân hàng và năng lượng. Bị mắc kẹt trong nhà, mọi người phụ thuộc vào phần mềm và giao hàng. Văn phòng gần như bị đóng cửa hoàn toàn, rất ít xe cộ hay di chuyển công cộng (một tín hiệu xấu cho những công ty dầu). Và những ngân hàng thì bị ảnh hưởng bởi lãi suất thấp hơn và sự lo ngại về những khoản vỡ nợ sắp xảy ra.
Ảnh 2 - Theo báo The Economist
Ảnh 2 - Theo báo The Economist
Trong giai đoạn tiếp theo, reopening, sự đứng đầu đã thay đổi. Năng lượng là kẻ thắng cuộc, tiếp theo là các công ty tài chính (được thúc đẩy bởi sự lạc quan và giá tài sản tăng), công nghệ và bất động sản. Lạm phát nổi lên như một chủ đề, nhưng ở thời điểm này thì nó được cho là một hện tượng cho sự tăng trưởng, vẫn chưa là một nỗi sợ cần đề phòng.
Trong giai đoạn thứ ba, bắt đầu từ năm nay, Cục Dự Trữ Liên Bang đã chuyển từ trạng thái thư giãn sang nỗi sợ về lạm phát. Những kì vọng tăng lên về việc tỉ lệ lãi suất tăng và thị trường chứng khoán sụt giảm. Tất cả các lĩnh vực ngoại trừ năng lượng đều bị sụp đổ. Trong số những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất lại là người chiến thắng trong giai đoạn đầu tiên: công nghệ, hàng tiêu dùng tùy ý và dịch vụ truyền thông. Thời gian của các nhà đầu tư đã được rút ngắn. Giá cổ phiếu của các công ty có thu nhập được dự báo xa nhất trong tương lai, đặc biệt là các công ty công nghệ, đã bị vùi dập. Nguyên tử giờ đây đã trở lại như một niềm yêu thích.

3 năm dài đi qua

Nếu như bạn nhìn khoảng thời gian dài trong ba năm thì công ty có hoạt động tốt nhất là năng lượng và IT, tương ứng là các nguyên mẫu của phong cách đầu tư “giá trị” và phản đề của nó “tăng trưởng”. Trình tự hiệu suất của họ đã được phản ánh trong hình ảnh phản chiếu. Năng lượng, đặc biệt là các công ty dầu mỏ  như ExonMonil và Chevron – đã có một năm 2020 tệ hại và theo sau là 2 năm tăng trưởng nóng. Dầu đã đạt được nhiều hơn là mất.
Các công ty công nghệ có hai năm bùng nổ trước khi rơi vào trạng thái phải tính toán lại vào năm 2022. Tuy nhiên ở đây có rất nhiều sự phân tán. Trong ngách công ty công nghệ lớn thì có những khoảng trống lớn về mặt hiệu suất: cổ phiếu của Meta, công ty mẹ của Facebook, đã mất gần một nửa giá trị ngay cả khi cổ phiếu của Apple tăng trưởng mạnh. Giá cổ phiếu của Nvidia, một nhà thiết kế chip, tăng 166%, trong khi Intel, công ty tiên phong chip ngay từ những ngày đầu tiên, đã thụt giảm.
Ảnh 3 - Theo báo The Economist
Ảnh 3 - Theo báo The Economist

Vậy xu hướng nào trong ba năm qua sẽ tồn tại và xu hướng nào sẽ mang tính thời điểm hơn?

Công nghệ đang rơi vào những vấn đề về tái cấu trúc bộ máy. Những công ty tăng trưởng mạnh vào những năm 2010 như Amazon và Netflix, giờ đây đã trở thành những doanh nghiệp bền vững. Những gã khổng lồ công nghệ giờ đây cạnh tranh mạnh mẽ hơn với nhau. Khi họ đã quá lớn, nếu như nhu cầu ở thị trường ngách của họ bị giảm, họ không thể tránh khỏi những sự ảnh hưởng.
Điểm hấp dẫn ban đầu là các công ty công nghệ nhẹ về vốn. Sau khi nền tảng kĩ thuật số được thiết lập, lượng khách hàng gia tăng nhưng sẽ không thêm nhiều chi phí như đối với một công ty truyền thống. Robert Buckland của Citigroup, một ngân hàng cho biết: “Amazon đạt được 5% doanh số bán lẻ của Mỹ nhanh hơn nhiều và sử dụng ít vốn hơn nhiều so với Walmart để đạt được 5% doanh số bán lẻ của Mỹ”. Tuy nhiên, có một điều rõ ràng là các công ty công nghệ lớn phụ thuộc nhiều vào nguyên tử và bit. Ông Buckland đã cho rằng vốn của Amazon trong năm tới sẽ gấp đôi ExonMobil’s. Meta đã chi rất nhiều tiền để thiết lập nền tảng thực tế ảo, điều mà các nhà đầu tư vẫn có những cái nhìn mơ hồ về nó. Biên lợi nhuận của Netfix đã bị xiết chặt bởi sự chi tiêu nhiều hơn cho nội dung.
Theo đó, khả năng sắp xếp vốn và sử dụng nó một cách hiệu quả có khả năng trở thành một điểm khác biệt quan trọng cho hiệu suất và kỉ nguyên mới của lãi suất cao hơn. Các công ty dầu từng nổi tiếng với việc thổi phồng lãi suất đang được thăm dò. Tuy nhiên thì áp lực từ những cổ đông để cải thiện lợi nhuận trên vốn đầu tư và sự kì thị liên quan đến đầu tư mới vào nhiên liệu hóa thạch đã nâng cao tiêu chuẩn triển khai vốn. Ngày nay, chính các công nghệ lớn thổi dòng tiền vào chi tiêu vốn. Việc những công ty công nghệ bền vững có thể tìm ra kỉ luật hơn hay không sẽ quyết định họ có hoạt động tốt hơn hay không.
Rộng hơn, việc tăng chi phí đầu tư sẽ tạo động lực cho các công ty lâu đời trong toàn bộ nền kinh tế. Khi vốn trở nên dồi dào, hầu như bất kì dự án kinh doanh nào đều nhận được đống tiền từ các nhà đầu tư. CEO của Telsa, Elon Musk, đã khai thác thời kì vốn dồi dào và sự kiên nhẫn của các nhà đầu tư để tạo nên đế chế xe điện gây ra mối đe dọa chết người tới General Motors và Ford. Giờ thì nguồn vốn đã hiếm hơn, một Telsa tương lai sẽ không nhận được sự hậu thuẫn hào phống như vậy, nghiêng quy mô về phía các công ty có thể tạo ra tiền mặt từ các khoản đầu tư kế thừa. Những người đương nhiệm có thể cảm thấy bớt bị đe dọa hơn bởi những kẻ gây rối tiềm năng.
Kết quả cuối cùng của những điều này là công nghệ, mặc dù không có ý là chê bai, nhưng không còn nhanh như trước đây. Trong khi những con rùa trong nền kinh tế cũ đã chui ra khỏi mai với những bước đi uyển chuyển đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, chu kì kinh doanh kỳ lạ nhất tính tới thời điểm hiện tại vẫn chưa tới hồi kết. Chúng ta, mong đợi nhiều điều bất ngờ hơn.