LÀM CHỦ MIXUE HAY BỊ MIXUE "LÀM CHỦ".
Hé lộ điều ít ai biết về nhượng quyền tại Việt Nam.
Trước khi đưa câu chuyện lên bàn cân và bóc tách vấn đề của hãng trà sữa xứ Trung, thì trước nhất tôi giới thiệu 2 khái niệm B2B và B2C nghe na nán nhau:
_ B2B- “Business to Business”: là hình thức kinh doanh, buôn bán và gồm tổng thể các hoạt động từ Marketing, Sale, chăm sóc khánh hàng... đa phần là của các công ty lớn với nhau. Bạn có thể hiểu đơn giản B2B là một doanh nghiệp cung cấp những thứ mà doanh nghiệp khác cần.
_ B2C- "Business to Consumer": trao đổi mua bán giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cá nhân cuối cùng.
Nói nôm na B2B bán sỉ và gián tiếp còn B2C bán lẻ và trực tiếp, thường diễn ra “thẳng băng” và nhanh chóng đến với khách hàng đại chúng. Vậy theo bạn Mixue thuộc khái nệm nào B2C hay B2B ?
_ Sự thật bản chất của Mixue hô hình kinh doanh của MIXUE là B2B. Có thể bạn chưa biết nhưng 75% nguồn thu của Mixue là bán nguyên liệu, nên cũng chả sai khi nói Mixue là nhà sản xuất thô chứ không phải bán thức uống từ trà.
_ Thực ra có rất nhiều Brand đã theo hướng B2B trước Mixue, như phần lớn cửa hàng của Domino's giờ đều là Nhượng quyền. Sau đại dịch khi thị trường đang trên đà hồi phục, Mixue như "Lưu Bị gặp được Gia Cát Khổng Minh" vô số chiến tích liên tiếp như: bước chuyển mình tại Đại Hội Bắc Kinh , clip viral trên nền nhạc dễ thương "Ni ai wo" mà con nít hay lẩm bẩm. Mà không biết ở đây có bạn nào sưu tầm đủ 12 con lật đật chưa ta, phải nói team Marketing đã kích nổ quả Bom Marketing của năm 2023 hơn cả chữ tốt thông qua việc sử dụng chiến lược Xúc tiến bán qua giá trị.
_ Có thể bạn đã biết, thương hiệu Mixue có tên đầy đủ là Mixue Bingcheng, được thành lập từ năm 1997 bởi Zhang Hongchao. Logo linh vật với hình ảnh người tuyết cầm cây kem với tên sau khi đươc Việt hóa là: "Một lâu đài tuyết ngọt ngào" gần như đang gây chao đảo cả cõi mạng theo cả nghĩa đen cả nghĩa bóng.
Đây là chuỗi cửa hàng chuyên kinh doanh các sản phẩm về kem tươi và đồ uống từ trà. Chỉ cần tiềm kiếm trên Google Map là thấy ngay độ phủ sóng của thương hiệu xứ Trung này. Hay gõ tương tự trên Tiktok thì nhãn hàng từ anh hàng xóm này thật sự là "giang hồ mạng" với hàng triệu kết video được đề xuất. Thử giải mã cơn sốt trà sữa Mixue tại Việt Nam với mô hình kinh điển SWOT dưới vai trò của người mua nhượng quyền.
STRENGTHS.
_ Nhắc tới Mixue là nhắc đến giá rẻ vốn là ưu điểm nối bật nhất: món mắc nhất ở Mixue là 35k và món kem rẻ nhất là 10k. Chẳng những thế họ không tăng giá kể từ khi đặt chân lên nước ta, phù hớp với túi tiền của đa phần khách hàng và mở ra một thế giới riêng khi chưa có bất kì động thái nào đến từ các thương hiệu đối thủ cạnh tranh.
_ Sử dụng hình ảnh từ công ty mẹ mà không phải mất công xây dựng Content trên các kênh Social. Thương hiệu muốn nhượng quyền thường đã có sẵn một thị phần khá lớn và danh tiếng trên thị trường. Các bên nhận nhượng quyền sẽ không cần tốn thời gian xây dựng thương hiệu nữa.
_ Yêu cầu của thương hiệu tỉ dân dễ dàng hơn so với các ông lớn cùng ngành khác: hệ thống cấp, thoát nước đầy đủ và hệ thống cấp điện 3 pha. Không cần những mặt bằng quá tốn kém cực kì phù hợp mở tại các đông học sinh, sinh viên và khu dân cư đông đúc. Chỉ cần 3m mặt tiền cộng thêm 40m2 là bạn có thể làm thành viên của nhãn hàng.
WEAKNESSES.
_ Nguồn nguyên liệu: Mixue thu mua nguyên liệu với khối lượng lớn mà khi bạn mua sỉ thì đương nhiên giá phải rẻ => chi phí nguyên liệu thấp => năng lực cạnh tranh tăng. NGON- BỔ- RẺ thì ai chả thích đúng không nào. Mạng lưới kho hàng rộng và nguồn trà địa phương dồi dào, đảm bảo giúp cho Mixue có nhà máy sản xuất riêng, đúng kiểu tự cung tự cấp.
. Tuy nhiên vô hình chung điều đó làm bạn bị phụ thuộc vào nguyên liệu đươc cung cấp. Hay như mới đây vì cạnh tranh với Cooler city... mà Mixue đã giảm giá khoảng 20% nhưng nguyên liệu nhập vào chỉ giảm 8-10% cũng khiến các nhà đầu tư tập trung căng băng rôn biểu tình trước trụ sở công ty quản lí Snow King Global.
_ Thị trường giá rẻ giờ lại thêm chật chội với sự xuất hiện của Cooler City với kem tươi 9.000đ và trà sữa- hoa quả: 25-30.000đ, uy hiếp trực diện đến miếng bánh giá rẻ của Mixue. Điều đó làm Mixue phải đại hạ giá để một lần nữa khẳng định ai mới là bá chủ của dải đất hình chữ S. Mặc dù điều đó chính là nguồn cơn gây ra mâu thuẫn với các đại lí phân phối của chính mình.
Cùng nhìn lại vấn đề dễ thấy Mixue ăn lãi từ cách nhượng quyền.Chính điều đó nên về cơ bản và trong ngắn hạn không có gì ảnh hưởng đến lợi nhuận.
OPPORTUNITIES.
_ Quay lại với hoàn cạnh lập nghiệp của Trương, vì vốn ít nên hiển nhiên mô hình của anh ta phải đơn giản. Thiết kế quán tinh gọn, chỉ vài bộ bàn ghế và máy bào đá do Trương tự mày mò lắp rắp.
Và chính vì đơn giản nên ai cũng có thể sao chép và mua nhượng quyền. Chính vì thế cơ hội được chia đều và là của tất cả mọi người. Một quy luật trong quyển sách 22 Quy luật về Marketing mà tôi yêu thích có viết như thế này:
"Trở thành người dẫn đầu thay vì người giỏi hơn".
. Cơ hội là có nhưng nếu bạn không phải là người đầu tiên thì nên chọn ngách khác. Mixue đang là tay chơi lớn khi sở hữu 21.000 cửa hàng và đang không ngừng bành trướng hệ thống nhường quyền. Riêng năm 2021, Mixue đã mở hơn 7.000 cửa hàng và năm 2023 cán mốc 1000 cửa hàng sau chưa đầy 5 năm có mặt tại Việt Nam. Hà Nội đang trở thành “thủ phủ” của trà sữa bình dân Mixue khi có hơn 100 cửa hàng và ngay khi tôi đang viết bài này thì số lượng cửa tiệm đã vượt qua con số ấy rất rất nhiều lần.
THREATS.
Phát triển "nhanh như diều gặp" gió nhưng không đồng nghĩa là đi đôi với chất lượng:
_ 3/2023 Weibo tràn ngập hình ảnh mất vệ sinh trong sản phẩm của Mixue theo sau đó là dùng đồ hết hạn, cắt xén nguyên liệu.
_ Còn ở nước ra thì liên hoàn "gạch đá" về thái độ nhân viên, chất lượng đồ uống tệ thì bị réo tên liên tục.
_ Câu truyện không ngừng được đẩy lên cao trào là vào tháng 6/2023 hãng ngang nhiên sử dụng đường lưỡi bò dấy lên làn sóng tẩy chay. Và đỉnh điểm là hàng trăm cửa hàng căng băng rôn bức xúc về các chính sách không thỏa đáng làm tốn không biết bao giấy mực của báo chí hiện tại.
Những điều trên ứng với câu tục ngữ: "Con sâu làm rầu nồi canh" của cha ông ta. Áp vào việc một cá nhân có những hành động xấu đã làm ảnh hưởng đến cả tập thể những người nhượng quyền xung quanh.
_ Sản phẩm của Mixue có NGON như thế nào?
. Thực ra ngon hay không tùy thuộc nhiều vào khẩu vị từng người. Như riêng tôi vốn là ăn uống heathy thì thấy nó quá ngọt và thật sự chưa có gì đặc sắc.
_ Nhượng quyền Mixue giờ có "NGON" không?
Trước đó bạn không nên bỏ qua các thông tin sau:
. Thời gian thu hồi vốn khoảng 2 năm nhưng chắc chắn là phải lâu hơn.
. Chủ đầu tư cần chuẩn bị: 800-1 tỉ hoàn tất. Chi phí cơ bản khoảng 300 triệu gồm: máy làm đá, máy dập, máy làm kem....
. Tiền nguyên liệu: 30-150 triệu (lần đầu tiên nhập số lượng theo yêu cầu, từ những lần sau số lượng không bắt buộc nhưng không được nhập ngoài). Một chiếc thìa giá lên đến 2.000 VNĐ và ai kinh doanh ngành F&B thì đều biết đây là giá trên trời.
. Miễn phí thiết kế cửa hàng nhưng Đội thi công là đối tác liên kết của Mixue mục tiêu là thống nhất hình ảnh: khoảng 150 - 250 triệu đồng.
. Phí bảo lãnh hợp đồng: 70 triệu (sau hết hạn hợp đồng hoàn trả).
. Phí đào tạo 3 triệu/năm, phí quản lí 13 triệu đồng/năm. Nhân sự nên có 2 người trở lên lựa chọn những bạn có khả năng đi đường dài cùng nhau để trainning công thức và vận hành máy.
. Phí phạt "hà khắc" nếu vi phạm là hàng triệu như phạt áp phích bị mờ 1,8tr/lần không sáng hoặc cửa hiệu bị bụi 3,6tr/lần. Họ đôi khi sẽ không thông báo mà có thể kiểm tra đột xuất hoặc làm giả chính khách hàng.
. Độ phủ cửa hàng từ 500m-1km/cửa hàng, Tức là cứ cách 500m thù hoàn toàn có thể mọc lên thêm Mixue vào ngày mai. 2km là con số mà tôi thấy tốt nhất để trách việc "đuối" vì cạnh tranh lẫn nhau.
. Phải gửi báo cáo tài chính là gần như chắc chắn. Có bên họ thu phí theo doanh thu như Trung Nguyên là khoảng 5% chớ không riêng gì Mixue.
1. Tuổi đời của các thương hiệu F&B có thể khai thác thường dưới 3 năm và sau 3 năm bạn nhảy vào cơ may là hòa vốn. Tính chi li ra là bạn lỗ vì chưa trừ đi lương bản thân và các chi phí cơ hội.
2. Đối tượng của hợp đồng Franchise chính là Thương Quyền- sản phẩm trí tuệ của Franchise. Khi nhận nhượng quyền thương hiệu, gần như mọi thứ đều được định sẵn cho các bên nhận và có quy trình khuôn mẫu. Điều đó như việc một cái máy làm việc ngày này qua ngày khác trong công xưởng, chả có tí sáng tạo nào cả và đơn giản là không hợp với cá tính của tôi.
3. Các đơn vị nước ngoài đều phải thông qua Bộ Công Thương để kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi việc xảy ra tranh chấp thì pháp luật chưa chắc có thể bảo vệ bạn vì đa phần nhà đầu tư kí trước mới nghĩ sau. Hơn nữa, đã đặt bút kí vào bất kì hợp đồng nhượng quyền nào thì sau 18 tháng "ĐỘ TRỄ" bạn không được kinh doanh ngành tương tự vì họ sợ bạn lợi dụng hiệu ứng truyền miệng.
Đó là 3 lí do của cá nhân tôi sẽ không mặn mà với đa phần các thương hiệu nhượng quyền trong và ngoài nước như Mixue. Và bài viết đến đây là hết, nếu thấy bài viết này hay và mang lại giá trị gì đó thì hãy để lại comment nhé.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất