Note: Bài viết chỉ mang tính bày tỏ quan điểm cá nhân mình về bộ phim, không có ý gì khác :)). Vì đây là lần đầu mình viết về một bộ phim mà có tính logic và chiều sâu như vậy nên nếu có dở tệ thì các bạn nhẹ tay ném dép mình thôi nhé, đừng ném đá.  TT

Khi độ nóng của thời tiết mùa hè chưa hạ nhiệt thì độ "hot" của Phi vụ triệu đô cũng không chịu kém hơn.
 Sau 2 phần hết sức thành công với phi vụ đột nhập, cướp và in tiền ở Kho bạc Hoàng gia, netflix tiếp tục tung ra phần 3 với phi vụ mới: cướp vàng ở Ngân hàng Tây Ban Nha. Đặc biệt phần 3 hết sức căng thẳng, thú vị và đầy bi thương với sự đối đầu của 2 phe ngang tài ngang sức: nhóm trộm và cảnh sát.
 Kết thúc phi vụ khét tiếng đầu tiên ở Kho bạc Hoàng gia, nhóm cướp đã làm nên tên tuổi của mình và có được một sự ủng hộ lớn từ phía dân chúng. Hơn nữa, băng nhóm còn nhận được sự ủng hộ không ngờ của thanh tra Murillo - chỉ huy của phía cảnh sát, đối thủ của mình trong cuộc chiến.
Và đến đây thì câu hỏi đặt ra: Tại sao một cảnh sát lại có thể phản bội nghề nghiệp của mình để đi theo một nhóm cướp?
Cảnh thanh tra Murillo được "thông não"

 Điều gì khiến một cảnh sát tài năng, thông minh, lí trí lại có thể đi theo nhóm cướp? 
nữ thanh tra bị đồng nghiệp tìm thấy và bắt giữ
Vì lúc bấy giờ cô mới nhận ra mặt trái của xã hội. Cô phản bội đồng đội, phản bội lí trí nhưng không phản bội lương tâm của mình. Giáo sư- người cô yêu và cũng là kẻ thù của cô đã đưa cô thoát khỏi cánh cửa của sự bế tắc và thất vọng, đồng thời lại dẫn cô vào một cánh cửa khác có tình yêu, có niềm vui nhưng thật nhiều cạm bẫy.
Có thể nói thanh tra là nhân vật điển hình của nhóm quần chúng là fan hâm hộ cuồng nhiệt của băng cướp, tạo nên một phi vụ lịch sử khiến không chỉ cảnh sát mà cả giới cầm quyền phải đề phòng.
Các bạn đã xem phim chắc chắn không ít lần phải căng não, hồi hộp khi tưởng chừng nhóm cướp sẽ hết đường thoát nhưng "vỏ quýt dày có móng tay nhọn", giáo sư đã tính toán rất rất chi tiết, chuẩn bị cho mọi tình huống một cách khôn khéo khó ai mà lường trước được. Đó phải chăng là những lời thách thức trực tiếp đến cảnh sát hay gián tiếp với chính quyền??? 
Ví dụ điển hình trong vụ cướp thứ hai tại Ngân hàng Tây Ban Nha là hình ảnh 24 chiếc hộp sắt được cất giữ cực kì cẩn thận vì nó chứa đựng những tư liệu mật của nhà nước, những bí mật đáng sợ đằng sau những bộ mặt giả tạo.
Denver với những chiếc hộp bí mật thoả sức khiêu khích trước họng súng của kẻ cầm quyền

Những chiếc hộp đã dấy lên trong công chúng làn sóng phẫn nộ mạnh mẽ, mặt nạ Dali ở khắp nơi tượng trưng cho nhóm cướp hay cho tiếng nói còn yếu ớt của giới bị trị mà nhóm cướp là những kẻ nổi loạn, to gan dám đứng lên chống lại những điều ấy!
Cuộc chiến bắt đầu!
Khi người cầm đầu nổi giận
Giáo sư, người cầm đầu băng cướp với mục đích trả thù cho cha, cho anh trai và bây giờ là cho cả người mình yêu (anh bị lừa, 3 phát súng giả nổ ra như một lời thách thức bên phía cảnh sát cũng như để lừa giáo sư) nhưng đằng sau động cơ ấy chắc chắn là sự đấu tranh với những gì sai trái, những điều vô lí, bất công trong xã hội.
3 phát súng bên phía cảnh sát cùng sự ra đi của Nairobi như một đòn tâm lí nặng nề đổ ập vào giáo sư, buộc ông phải tuyên chiến.
tang tóc, chết chóc (bức ảnh thật sự buồn)
Vậy thì ai đúng, ai sai?? Nên theo phe nào???
Câu trả lời chỉ có trời biết, đất biết và bạn biết mà thôi!!!
Cùng hóng tiếp phần 4 để xem cuộc chiến sẽ kết thúc như thế nào nhé!!!