Komainu - Sư À-uôm
Sư À-uôm, hay là sư tử à uôm. Trong ngôn ngữ Việt, tiếng gầm của sư tử không phải là grừ grào thì là À-uôm. Lang thang sang tít xứ...

Sư À-uôm, hay là sư tử à uôm. Trong ngôn ngữ Việt, tiếng gầm của sư tử không phải là grừ grào thì là À-uôm.
Lang thang sang tít xứ Phù Tang, tán chuyện đôi sư canh đền Komainu.
Sư tử vốn là không có ở Đông Á, có bận tôi từng thắc mắc mãi, nhẽ bọn này xưa từng sống ở vùng hoang mạc nào đó bên Tàu? Hóa ra hình tượng du nhập qua con đường tơ lụa từ Trung Đông và Ấn Độ, nơi đã từng có sư tử sinh sống. Nay thì bên Ấn Độ còn được in ít. Từ biểu tượng sức mạnh, nó đã chuyển hóa thành những ý nghĩa hoàn toàn khác ở Á Đông.
Tôi sẽ không bàn đến lịch sử hay văn hóa nhiều, bởi phần này tôi kém. Nêu ra đó nhằm các bạn tiện tìm hiểu thêm.
Lại quay về xứ Nhật, 2 con chó canh đền miệng đóng miệng mở. Con bên phải mở miệng, nó gào A hay là À, là mẫu tự đầu tiên trong tiếng Phạn, còn con khép miệng Uôm, nó ngâm « um », mẫu tự cuối cùng, tượng trưng cho khởi thủy và tịch diệt của thế gian vạn vật.
Hay cũng gọi là sư Ah-un. Với người Nhật, ý tại ngôn ngoại hay bất lập văn tự được gọi là Ah-un no kokyuu. Ngay khi Ah phát ra, Un đáp lại. Ah-un no Kokyou là thôi thúc đồng cảm mà không cần thông qua ngôn từ. Nó mang đầy ý nghĩa, nhưng đồng thời cứ băn khoăn và do dự mãi về sự hiểu lầm? Hình thức giao tiếp lửng lơ, trực chỉ, chính xác mà cũng ngẫu nhiên ấy cũng là một ám chỉ về tính vô thường của cuộc sống.
Việt Nam cũng đầy chó canh đền. Cậu vàng cậu đen chạy lắc cu lủng lẳng. Khách tới là sủa rộn. Ị đái tứ tung, tranh nhau đánh dấu lãnh thổ. Một số loại tiến hóa hơn thì biết giữ của mãi lộ. Còn giống chó đá ngồi im do loạn nhiều, hư hoại, thất lạc, tứ tán thảy, muốn bàn cũng khó. Giờ những nơi sang phú cắm đại 2 con sư tử Ah-ah cho có phong thủy thôi. Dù phong thủy nói chung do môi trường nên cũng không thuận lắm. Ah-ah mãi rồi mồm miệng cũng ngập bụi.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất