Bảng xếp hạng ACPI 2018 với 8 nhóm thủ tục hành chính

Phần 1: Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ TTHC năm 2018 (Chỉ số  APCI 2018)

        




Ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính phát biểu tại buổi công bố Báo cáo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 17/8, Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính (TTHC) tổ chức  công bố Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ TTHC năm 2018 (Chỉ số  APCI 2018) dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ  Mai Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng.
Đây là lần đầu tiên Báo cáo này được công bố.
Theo ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính,  Phó Chủ tịch Hội đồng, đây là báo cáo đánh giá chi phí thực tế mà doanh  nghiệp và tổ chức phải chi trả để thực hiện thủ tục hành chính theo quy  định hiện hành.
Trên thực tế, đã có nhiều chỉ số khác nhau để đánh giá về các thủ tục  hành chính, như các chỉ số môi trường kinh doanh (Doing Business) của  Ngân hàng Thế giới, chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia của Diễn đàn  Kinh tế Thế giới. Ở trong nước cũng có các chỉ số như năng lực cạnh  tranh cấp tỉnh (PCI)…

Báo cáo dựa trên nền tảng là thông điệp của Chính phủ để phân tích  những thành tựu cải cách TTHC của Chính phủ trong năm vừa qua và xác  định dư địa cải cách 8 nhóm thủ tục hành chính quan trọng với doanh  nghiệp gồm: Khởi sự doanh nghiệp/đăng ký kinh doanh; thuế; đầu tư; giấy  phép, chứng chỉ hành nghề; hải quan; đất đai; môi trường; xây dựng.
Theo đó, chi phí tuân thủ các nhóm thủ tục cụ thể như sau:
Xếp hạng

Nhóm thủ tục
Chi phí tuân thủ
Thời gian thực hiện
1
Thuế
73,75 nghìn đồng
2,9 giờ
2
Khởi sự doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh
720,7 nghìn đồng
10,4 giờ
3
Hải quan
3,5 triệu đồng
12,1 giờ
4
Đất đai
4,9 triệu đồng
84,9 giờ
5
Giấy phép, chứng chỉ hành nghề, điều kiện kinh doanh
5,2 triệu đồng
80,8 giờ
6
Đầu tư
7,9 triệu đồng
125,4 giờ
7
Môi trường
46,8 triệu đồng
218,4 giờ
8
Xây dựng
64,1 triệu đồng
108,9 giờ
Phân tích cụ thể hơn về vị trí cuối cùng của nhóm thủ tục xây dựng,  báo cáo nêu rõ, mặc dù chi phí thời gian của nhóm này không ở nhóm cao  nhất, nhưng chi phí trực tiếp cao vượt trội đã làm nhóm thủ tục này trở  nên đắt đỏ bậc nhất. Với mỗi triệu đồng mà doanh nghiệp phải chi trả thì  0,93 triệu đồng là chi phí trực tiếp doanh nghiệp cần để hoàn thiện hồ  sơ và 0,07 triệu đồng là chi phí thời gian.
Còn về nhóm thủ tục quán quân là thuế, báo cáo cho biết vị trí quán  quân của nhóm thủ tục hành có thể được lý giải bởi những nỗ lực cải cách  của ngành thuế dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
“Công tác chuẩn bị hồ sơ của doanh nghiệp rất phức tạp. Khâu chuẩn bị  hồ sơ, hoàn tất chiếm 55% chi phí, là khâu chiếm chi phí lớn nhất, khâu  nộp hồ sơ và trả kết quả chiếm 33%. Như vậy, dư địa cải cách còn rất  nhiều”, ông Ngô Hải Phan cho biết.

Tạo áp lực và cạnh tranh trong cải cách
Báo cáo cũng cho thấy chi phí thực hiện cùng một thủ tục có sự khác biệt giữa các địa phương.
Chẳng hạn về thủ tục xây dựng, các  tỉnh tại  vùng  kinh tế trọng  điểm Bắc  bộ  có mức chi phí tuân thủ cao nhất, gấp gần 2,3 lần so với  mức trung bình trên cả  nước. Trong khi đó, mức chi phí tuân thủ tại các  tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chỉ tương đương 20% mặt bằng  chung toàn quốc. Mức chi phí tuân thủ tại các tỉnh thuộc vùng kinh tế  trọng điểm miền  Trung lại xấp xỉ mức trung bình trên cả nước.
Khi xét đến từng địa phương cụ  thể, tỉnh có mức chi phí tuân thủ lớn  nhất vượt mức trung bình cả nước 4 lầngấp địa phương có mức chi phí  nhỏ nhất tới 20,5 lần.
Lý giả về chi phí tuân thủ thủ tục hành chính khác nhau ở các địa  phương, ông Ngô Hải Phan cho biết, chi phí tại vùng kinh tế trọng điểm  Bắc Bộ cao do thời gian chuẩn bị hồ sơ dài, cộng với chi phí trực tiếp  cao, gồm cả chi phí không chính thức và chi phí tư vấn.
“Chi phí trực tiếp tại các tỉnh trọng điểm Bắc Bộ cao hơn so với các  tỉnh trọng điểm phía Nam, đây là căn cứ để các địa phương chấn chỉnh, kể  cả công tác cán bộ. Rồi nếu các dịch vụ tư vấn mà độc quyền thì chi phí  tư vấn sẽ cao, nếu có nhiều đơn vị tư vấn thì chi phí sẽ giảm”, ông  Phan phân tích và cho rằng, báo cáo sẽ tạo áp lực và cạnh tranh trong  cải cách.
Theo doanh nhân Trương Gia Bình và các ý kiến doanh nghiệp tại buổi  lễ, Báo cáo là hồ sơ rất quý báu. Câu hỏi đặt ra là các bộ, cơ quan, địa  phương sẽ sử dụng Báo cáo này ra sao?
“Các cơ quan không nên chỉ nhìn vào các con số, mà còn phải nắm được  các chỉ số được thiết kế như thế nào. Thứ hai, rất quan trọng, tại sao  nơi này làm tốt mà nơi khác chưa làm tốt, do con người hay do điều kiện  vật chất, do lãnh đạo không quan tâm? Từ đó, mới tìm ra được cách thức  để kéo giảm chi phí thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp”, ông Trương  Gia Bình kiến nghị.
Kết quả này được ghi nhận trong báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính 2018 (APCI 2018) lần đầu tiên được Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của Thủ tướng Chính phủ công bố.
   
Báo cáo là kết quả của những dữ liệu thực chứng được từ thu thập, đo  lường từ trải nghiệm của doanh nghiệp, từ đó, xác định nguyên nhân gây  nên gánh nặng thực thi thủ tục hành chính của doanh nghiệp.
   
Đây có thể coi như một trong những thước đo về hiệu quả của những nỗ  lực cải cách TTHC ở cấp Trung ương (cấp ban hành chính sách) và làm cơ  sở để thực hiện cải cách TTHC ở cấp địa phương (cấp thực thi) nhằm góp  phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
   
Báo cáo dựa trên quá trình nghiên cứu, khảo sát kỹ lưỡng, phân tích  chuyên sâu với 3.000 mẫu phiếu điền thông tin thu về từ các doanh nghiệp  thực hiện một trong tám nhóm TTHC tại 63 tỉnh, thành phố trong sáu  tháng cuối năm 2017 về thời gian và chi phí cần thiết để hoàn thành TTHC  đó.
   
Tám nhóm thủ tục này bao gồm: thuế; khởi sự doanh nghiệp; hải quan;  đất đai; giấy phép, chứng chỉ hành nghề; đầu tư; môi trường và xây dựng.
   
APCI 2018 gồm hai chỉ số thành phần, phản ánh hai loại chi phí chủ  yếu mà doanh nghiệp sẽ phải chi trả khi thực hiện TTHC bao gồm: chi phí  thời gian (thông qua đo lường về thời gian vật chất cần thiết của mỗi  doanh nghiệp kể từ khi bắt đầu tìm hiểu về TTHC cho đến khi hoàn tất  việc thực hiện TTHC theo quy định hiện hành); và chi phí trực tiếp mà  doanh nghiệp phải chi trả bằng tiền trong suốt quá trình thực hiện TTHC  để nhận được kết quả TTHC.
   
Đáng chú ý, mặc dù về chi phí thời gian không nằm ở mức cao nhất  (103,9 giờ làm việc và 2,15 triệu đồng) nhưng với chi phí tuân thủ là  64,1 triệu đồng đã làm nhóm thủ tục xây dựng trở nên đắt đỏ bậc nhất  trong bảng xếp hạng chỉ số APCI 2018. Với mỗi triệu đồng mà doanh nghiệp  phải chi trả thì 0,93 triệu đồng là chi phí trực tiếp doanh nghiệp cần  để hoàn thiện hồ sơ và 0,07 triệu đồng là chi phí thời gian.
   
Chi phí tuần thủ TTHC theo các nhóm.
  Tiếp sau đó là nhóm thủ tục về môi trường; đầu tư; giấy phép, chứng chỉ hành nghề và đất đai.   
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, hai nhóm thủ tục có mức chi phí tuân  thủ thấp nhất là nhóm thuế của Bộ Tài chính và nhóm thủ tục khởi sự  doanh nghiệp/đăng ký kinh doanh của Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Cụ thể nhóm TTHC thuế có chi phí tuân thủ thấp nhất là 73,75 nghìn  đồng. Trong đó, thời gian thực hiện trung bình của doanh nghiệp cho một  thủ tục trong nhóm thủ tục này chỉ là 2,9 giờ làm việc. Đây là một trong  những nhóm thủ tục được Ngân hàng thế giới (World Bank) vinh danh trong  Báo cáo đánh giá môi trường kinh doanh 2018 khi tăng gần 15/100 điểm so  với năm 2017 (từ 57,99 lên 72,77 điểm). 
Kế tiếp là nhóm thủ tục khởi sự doanh nghiệp/đăng ký kinh doanh với  chi phí tuân thủ là 720,7 nghìn đồng; trong đó, thời gian thực hiện là  10,5 giờ làm việc. Mức chi phí được ghi nhận cho nhóm thủ tục này thấp  hơn mức chi phí thuê tư vấn trọn gói phổ biến trên thị trường; điều này  cho thấy các TTHC trong nhóm thủ tục này đang dần dễ hơn cho doanh  nghiệp tự tìm hiểu và tự thực hiện với chi phí hợp lý hơn.
Đánh giá chung về quá trình thực hiện TTHC, ông Ngô Hải Phan, Cục  trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính cho biết, công tác chuẩn bị hồ  sơ của doanh nghiệp rất phức tạp. Khâu chuẩn bị và hoàn tất chiếm 55%  chi phí, là khâu chiếm chi phí lớn nhất, khâu nộp hồ sơ và trả kết quả  chiếm 33%. Ông Phan nhìn nhận, rõ ràng, dư địa cải cách còn rất nhiều.
 Quỳnh Chi
Bảng xếp hạng ACPI 2018 với 8 nhóm thủ tục hành chính

Bảng xếp hạng ACPI 2018 với 8 nhóm thủ tục hành chính

Kết quả ACPI thể hiện thứ hạng của 8 nhóm thủ tục hành chính phản án  gánh nặng chi phí của doanh nghiệp, qua đó cho thấy hiệu quả về chính  sách của từng ngành, lĩnh vực. Chi phí được tính bằng tiền và các chi  phí khác để hoàn thành thủ tục, là phép cộng của chi phí thời gian (tính  trung bình 25.000đ/giờ) và chi phí trực tiếp doanh nghiệp phải trả  (phí, lệ phí, chi phí tư vấn cũng như các chi phí không chính thức) để  thực hiện thủ tục.
Cụ thể, có thể thấy nhóm thủ tục có mức chi phí thấp nhất là 0,07  triệu đồng. Nhóm thủ tục có mức chi phí cao nhất lên tới 64,1 triệu  đồng.
Kết quả xếp hạng cho thấy, 2 trong số 3 nhóm thủ tục dẫn đầu với mức  tuân thủ dẫn đầu thấp nhất là nhóm thuế và hải quan thuộc phạm vi quản  lý nhà nước của Bộ Tài chính. Đây cũng là cơ quan được đánh giá đã và  đang rất tích cực trong việc cải cách thủ tục hành chính.
"Quán quân" của bảng xếp hạng là nhóm thuế có chi phí tuân thủ tính  ra là 73.750 đồng, thời gian thực hiện trung bình của doanh nghiệp cho  một thủ tục trong nhóm này chỉ là 2,9 giờ làm việc. Điều này cũng tương  ứng với đánh giá của Ngân hàng thế giới trong báo cáo đánh giá môi  trường kinh doanh 2018.
Là cơ quan chủ trì xây dựng luật Doanh nghiệp và Nghị quyết số 19 của  Chính phủ về cả thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực  cạnh tranh của Việt Nam, Bộ KH-ĐT đang có nhóm thủ tục đứng thứ 2 trong  bảng xếp hạng ACPI với nhóm thủ tục khởi sự kinh doanh nghiệp/đăng ký  kinh doanh. Cụ thể, chi phí tuân thủ đo được của nhóm thủ khởi sự doanh  nghiệp là 720.700 đồng, thời gian thực hiện cho mỗi thủ tục được ghi  nhận là 10,5 giờ làm việc của doanh nghiệp.
Kết quả này ghi nhận sự thay đổi tích cực của ngành nhưng nhóm thủ  tục này vẫn cách nhóm đứng đầu một khoảng cách khá dài, tính theo chi  phí thủ tục tuyệt đối.
4 nhóm thủ tục về đất đai, đầu tư, môi trường và xây dựng có mối quan  hệ mật thiết với nhau trong việc xây dựng dự án có sử đụng dất của  doanh nghiệp. Trong bảng xếp hạng ACPI 2018, 4 nhóm thủ tục này đứng ở  nửa cuối của bảng xếp hạng, trong đó nhóm thủ tục môi trường và xây dựng  có mức chi phí tuân thủ thủ tục ở mức cao cách biệt so với các nhóm thủ  tục khác.
Nhóm thủ tục xây dựng có chi phí tuân thủ lên tới 64.100.000 đồng,  cao gấp nhiều lần so với nhóm "quán quân" là thuế. Mặc dù về thời gian,  nhóm thủ tục này không nằm ở mức cao nhất (103,9 giờ làm việc và 2,15  triệu đồng) nhưng chi phí trực tiếp cao vượt trội đã làm nhóm thủ tục  xây dựng trở thành đắt đỏ bậc nhất trên bảng xếp hạng.
Chi phí trực tiếp trở thành yếu tố quyết định tới mức chi phí tuân  thủ của nhóm thủ tục này. Với mỗi 1 triệu đồng doanh nghiệp chi trả cho  bất kỳ thủ tục nào trong nhóm này thì 0,93 triệu đồng là chi phí trực  tiếp doanh nghiệp cần để hoàn thành hồ sơ và 0,07 triệu đồng là chi phí  thời gian mà doanh nghiệp phải bỏ ra.

Phần 2: Đề án “Xây dựng và công bố Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính” (Đề án 383).

Hội đồng tư vấn cải cách TTHC 
Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính thực hiện khảo sát Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính 
Tin tức
nullthutuchanhchinh.vn
                                                                      
                                                                     
Kinh phí thực hiện Đề án khái toán cho năm 2017 là 4.460.000.000 đồng
(Bốn tỷ bốn trăm sáu mươi triệu đồng)



- Kinh phí cho việc đánh giá những năm tiếp theo mỗi năm dự kiến khoảng
3.200.000.000 đồng.

- Nguồn kinh phí triển khai thực hiện Đề án do Ngân sách nhà nước bảo
đảm; trong trường hợp huy động được nguồn lực hợp pháp khác thì sẽ kết hợp hai nguồn để thực hiện.
(Định mức tính toán kinh phí được áp dụng theo các văn bản: Thông tư
167/2012/TT-BTC, Thông tư 123/2009/TT-BTC, Thông tư 122/2011/TT-BTC,
Thông tư 194/2012/TT-BTC và Thông tư 109/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính
)

Công ty Tư vấn quản lý MCG (MCG) được lựa chọn là đơn vị tư vấn  tiến hành thực hiện khảo sát Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục  hành chính (APCI). Việc khảo sát Chỉ số APCI sẽ giúp phản ánh một cách  đầy đủ chi phí tuân thủ TTHC đối với các TTHC có ý nghĩa quan trọng  trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, hỗ trợ việc cải thiện môi  trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Hướng dẫn cách thức tính toán chi phí tuân thủ Thủ tục hành chính


Phần 3: Các chỉ số khác đo lường Năng lực Quốc gia

PCI
PAPI
PAR Index 

Chỉ số Công khai Ngân sách OBI
Chỉ số toàn cầu