Kinh tế 17: Bội chi trong 6 năm qua ở Việt Nam ra sao? - Chỉ số Công khai Ngân sách OBI : 15/100 điểm - Nợ công sắp chạm 64% GDP gần trần 65% GDP
Phần 1: Luật Ngân sách Nhà nước 2015 số 83/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 25/06/2015 Phần 2: Số liệu công khai ngân sách...
Phần 1: Luật Ngân sách Nhà nước 2015 số 83/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 25/06/2015
Phần 2: Số liệu công khai ngân sách nhà nước
Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội
Phó Chủ nhiệm Ủy ban tài chính ngân sách: “Tôi cảm thấy ngân sách của ta là đỉnh cao về minh bạch!”
Chỉ số Công khai Ngân sách Nhà nước Việt Nam (OBI) và Chỉ số Công khai Ngân sách Nhà nước Tỉnh (POBI) 2017: 15/100 điểm thấp hơn trung bình toàn cầu là 42/100 điểm, thuộc nhóm 5: Nhóm Ít công khai nhất (đạt từ 0 – 20 điểm xếp hạng/100) gồm 27 nước được coi là ít hoặc không công khai thông tin ngân sách.
Xem tóm tắt báo cáo OBI Việt Nam tại: Tóm tắt báo cáo OBI Việt Nam 2017
Báo cáo Ngân sách nhà nước
Phần 3: Bội chi trong 6 năm qua ở Việt Nam ra sao?
Phần 4: Trần nợ công Việt Nam
4.1. Định nghĩa Nợ công
4.2. Luật Quản lý nợ công 2017 hiệu lực thi hành 1/7/2018
4.3. Tình hình hiện nay
Phần 1: Luật Ngân sách Nhà nước 2015 số 83/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 25/06/2015
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về lập, chấp hành, kiểm toán, quyết toán, giám sát ngân sách nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực ngân sách nhà nước.
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh. Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách trung ương. Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương.
2. Cam kết bố trí dự toán chi ngân sách nhà nước là sự chấp thuận theo quy định của pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc bố trí dự toán chi năm sau hoặc các năm sau cho chương trình, dự án, nhiệm vụ.
3. Chi dự trữ quốc gia là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để mua hàng dự trữ theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.
4. Chi đầu tư phát triển là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, gồm chi đầu tư xây dựng cơ bản và một số nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
5. Chi đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
6. Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
7. Chi trả nợ là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để trả các khoản nợ đến hạn phải trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác phát sinh từ việc vay.
8. Dự phòng ngân sách nhà nước là một khoản mục trong dự toán chi ngân sách chưa phân bổ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định ở từng cấp ngân sách.
9. Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị dự toán ngân sách được Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân giao dự toán ngân sách.
10. Đơn vị dự toán ngân sách là cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao dự toán ngân sách.
11. Đơn vị sử dụng ngân sách là đơn vị dự toán ngân sách được giao trực tiếp quản lý, sử dụng ngân sách.
12. Kết dư ngân sách là chênh lệch lớn hơn giữa tổng số thu ngân sách so với tổng số chi ngân sách của từng cấp ngân sách sau khi kết thúc năm ngân sách.
13. Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.
14. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
15. Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.
16. Phân cấp quản lý ngân sách là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý ngân sách nhà nước phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội.
17. Quỹ dự trữ tài chính là quỹ của Nhà nước, hình thành từ ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
18. Quỹ ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước, kể cả tiền vay có trên tài khoản của ngân sách nhà nước các cấp tại một thời điểm.
19. Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách là quỹ do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập, hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước, nguồn thu, nhiệm vụ chi của quỹ để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
20. Số bổ sung cân đối ngân sách là khoản ngân sách cấp trên bổ sung cho ngân sách cấp dưới nhằm bảo đảm cho chính quyền cấp dưới cân đối ngân sách cấp mình để thực hiện nhiệm vụ được giao.
21. Số bổ sung có mục tiêu là khoản ngân sách cấp trên bổ sung cho ngân sách cấp dưới để hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ cụ thể.
22. Số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách là số thu, chi ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền thông báo cho các cấp ngân sách, các cơ quan, tổ chức, đơn vị làm căn cứ để xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hằng năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm.
23. Thời kỳ ổn định ngân sách địa phương là thời kỳ ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trong thời gian 05 năm, trùng với kỳ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm hoặc theo quyết định của Quốc hội.
24. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách là tỷ lệ phần trăm (%) mà từng cấp ngân sách được hưởng trên tổng số các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách.
Điều 7. Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước
1. Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật được tổng hợp đầy đủ vào cân đối ngân sách nhà nước, theo nguyên tắc không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể. Trường hợp có khoản thu cần gắn với nhiệm vụ chi cụ thể theo quy định của pháp luật thì được bố trí tương ứng từ các khoản thu này trong dự toán chi ngân sách để thực hiện. Việc ban hành chính sách thu ngân sách phải bảo đảm nguyên tắc cân đối ngân sách trong trung hạn, dài hạn và thực hiện các cam kết về hội nhập quốc tế.
2. Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao để chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách; trường hợp đặc biệt Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định. Trường hợp bội thu ngân sách thì được sử dụng để trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước.
3. Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.
4. Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn sau:
a) Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
b) Vay ngoài nước từ các khoản vay của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế, không bao gồm các khoản vay về cho vay lại.
5. Bội chi ngân sách địa phương:
a) Chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bội chi; bội chi ngân sách địa phương chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
b) Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
c) Bội chi ngân sách địa phương được tổng hợp vào bội chi ngân sách nhà nước và do Quốc hội quyết định. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được phép bội chi ngân sách địa phương để bảo đảm phù hợp với khả năng trả nợ của địa phương và tổng mức bội chi chung của ngân sách nhà nước.
6. Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương:
a) Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không vượt quá 60% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp;
b) Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 30% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp;
c) Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 20% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp.
Điều 10. Dự phòng ngân sách nhà nước
1. Mức bố trí dự phòng từ 2% đến 4% tổng chi ngân sách mỗi cấp.
2. Dự phòng ngân sách nhà nước sử dụng để:
a) Chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình mà chưa được dự toán;
b) Chi hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm a khoản này, sau khi ngân sách cấp dưới đã sử dụng dự phòng cấp mình để thực hiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu;
c) Chi hỗ trợ các địa phương khác theo quy định tại điểm c khoản 9 Điều 9 của Luật này.
3. Thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách nhà nước:
a) Chính phủ quy định thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương, định kỳ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội việc sử dụng dự phòng ngân sách trung ương và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất;
b) Ủy ban nhân dân các cấp quyết định sử dụng dự phòng ngân sách cấp mình, định kỳ báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân và báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất.
Điều 11. Quỹ dự trữ tài chính
1. Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) lập quỹ dự trữ tài chính từ các nguồn tăng thu, kết dư ngân sách, bố trí trong dự toán chi ngân sách hằng năm và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật, số dư của quỹ dự trữ tài chính ở mỗi cấp không vượt quá 25% dự toán chi ngân sách hằng năm của cấp đó.
2. Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng trong các trường hợp sau:
a) Cho ngân sách tạm ứng để đáp ứng các nhu cầu chi theo dự toán chi ngân sách khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả ngay trong năm ngân sách;
b) Trường hợp thu ngân sách nhà nước hoặc vay để bù đắp bội chi không đạt mức dự toán được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định và thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh trên diện rộng, với mức độ nghiêm trọng, nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán mà sau khi sắp xếp lại ngân sách, sử dụng hết dự phòng ngân sách mà vẫn chưa đủ nguồn, được sử dụng quỹ dự trữ tài chính để đáp ứng các nhu cầu chi nhưng mức sử dụng trong năm tối đa không quá 70% số dư đầu năm của quỹ.
3. Chính phủ quy định thẩm quyền quyết định sử dụng quỹ dự trữ tài chính
Điều 13. Kế toán, quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước
1. Thu, chi ngân sách nhà nước được hạch toán bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp các khoản thu, chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ thì được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán do cơ quan có thẩm quyền quy định để hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước tại thời điểm phát sinh.
2. Các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước phải được hạch toán kế toán, quyết toán đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ.
3. Kế toán và quyết toán ngân sách nhà nước được thực hiện thống nhất theo chế độ kế toán nhà nước, mục lục ngân sách nhà nước và quy định của Luật này.
4. Chứng từ thu, chi ngân sách nhà nước được phát hành, sử dụng và quản lý theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Năm ngân sách
Năm ngân sách bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
Điều 15. Công khai ngân sách nhà nước
1. Dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân; dự toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định; báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước; quyết toán ngân sách nhà nước được Quốc hội, Hội đồng nhân dân phê chuẩn; dự toán, tình hình thực hiện, quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước được công khai theo quy định sau đây:
a) Nội dung công khai bao gồm: số liệu và báo cáo thuyết minh dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân, dự toán đã được cấp có thẩm quyền quyết định, tình hình thực hiện ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước; kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước; trừ số liệu chi tiết, báo cáo thuyết minh thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, dự trữ quốc gia;
b) Việc công khai ngân sách nhà nước được thực hiện bằng một hoặc một số hình thức: công bố tại kỳ họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; phát hành ấn phẩm; thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; đưa lên trang thông tin điện tử; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;
c) Báo cáo dự toán ngân sách nhà nước phải được công khai chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày Chính phủ gửi đại biểu Quốc hội, Ủy ban nhân dân gửi đại biểu Hội đồng nhân dân.
Báo cáo dự toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn, kết quả kiểm toán ngân sách nhà nước, kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước phải được công khai chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày văn bản được ban hành.
Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước hằng quý, 06 tháng phải được công khai chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý và 06 tháng.
Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước hằng năm được công khai khi Chính phủ trình Quốc hội vào kỳ họp giữa năm sau.
2. Công khai thủ tục ngân sách nhà nước:
a) Đối tượng phải thực hiện công khai gồm các cơ quan thu, cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước;
b) Nội dung công khai bao gồm: các quy định về quy trình, thủ tục kê khai, thu, nộp, miễn giảm, gia hạn, hoàn lại các khoản thu; tạm ứng, cấp phát, thanh toán ngân sách nhà nước;
c) Việc công khai được thực hiện bằng các hình thức niêm yết tại nơi giao dịch và công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan.
3. Nội dung công khai phải bảo đảm đầy đủ theo các chỉ tiêu, biểu mẫu do Bộ Tài chính quy định.
4. Các đối tượng có trách nhiệm phải thực hiện công khai theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu không thực hiện công khai đầy đủ, đúng hạn thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định chi tiết về công khai ngân sách nhà nước.
Điều 16. Giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng
1. Ngân sách nhà nước được giám sát bởi cộng đồng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì tổ chức việc giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng. Nội dung giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng gồm:
a) Việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước;
b) Tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước hằng năm;
c) Việc thực hiện công khai ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 15 của Luật này.
2. Chính phủ quy định chi tiết về giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng.
Điều 17. Kế hoạch tài chính 05 năm
1. Kế hoạch tài chính 05 năm là kế hoạch tài chính được lập trong thời hạn 05 năm cùng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm. Kế hoạch tài chính 05 năm xác định mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể về tài chính - ngân sách nhà nước; các định hướng lớn về tài chính, ngân sách nhà nước; số thu và cơ cấu thu nội địa, thu dầu thô, thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; số chi và cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi trả nợ, chi thường xuyên; định hướng về bội chi ngân sách; giới hạn nợ nước ngoài của quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; các giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch.
2. Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để:
a) Thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành, lĩnh vực và địa phương; cân đối, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính công và ngân sách nhà nước trong trung hạn; thúc đẩy việc công khai, minh bạch ngân sách nhà nước;
b) Làm cơ sở để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước;
c) Định hướng cho công tác lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm.
3. Kế hoạch tài chính 05 năm gồm kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia và kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia trình Chính phủ báo cáo Quốc hội; Sở Tài chính có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm của địa phương mình trình Ủy ban nhân dân cùng cấp báo cáo Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định cùng với thời điểm trình dự toán ngân sách năm đầu kỳ kế hoạch.
5. Chính phủ quy định chi tiết việc lập kế hoạch tài chính 05 năm.
Điều 18. Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực ngân sách nhà nước
1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc thiếu trách nhiệm làm thiệt hại đến nguồn thu ngân sách nhà nước.
2. Thu sai quy định của các luật thuế và quy định khác của pháp luật về thu ngân sách; phân chia sai quy định nguồn thu giữa ngân sách các cấp; giữ lại nguồn thu của ngân sách nhà nước sai chế độ; tự đặt ra các khoản thu trái với quy định của pháp luật.
3. Chi không có dự toán, trừ trường hợp quy định tại Điều 51 của Luật này; chi không đúng dự toán ngân sách được giao; chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi, không đúng mục đích; tự đặt ra các khoản chi trái với quy định của pháp luật.
4. Quyết định đầu tư chương trình, dự án có sử dụng vốn ngân sách không đúng thẩm quyền, không xác định rõ nguồn vốn để thực hiện.
5. Thực hiện vay trái với quy định của pháp luật; vay vượt quá khả năng cân đối của ngân sách.
6. Sử dụng ngân sách nhà nước để cho vay, tạm ứng, góp vốn trái với quy định của pháp luật.
7. Trì hoãn việc chi ngân sách khi đã bảo đảm các điều kiện chi theo quy định của pháp luật.
8. Hạch toán sai chế độ kế toán nhà nước và mục lục ngân sách nhà nước.
9. Lập, trình dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước chậm so với thời hạn quy định.
10. Phê chuẩn, duyệt quyết toán ngân sách nhà nước sai quy định của pháp luật
11. Xuất quỹ ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước mà khoản chi đó không có trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định, trừ trường hợp tạm cấp ngân sách và ứng trước dự toán ngân sách năm sau quy định tại Điều 51 và Điều 57 của Luật này.
12. Các hành vi bị cấm khác trong lĩnh vực ngân sách nhà nước theo quy định của các luật có liên quan.
..........................
Điều 76. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017.
2. Luật ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Điều 77. Quy định chi tiết
Chính phủ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.
Phần 2: Số liệu công khai ngân sách nhà nước
Bộ tài chính
Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội
Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội là cơ quan giám sát về tình hình thực hiện dự toán ngân sách và một số vấn đề liên quan đến lĩnh vực tài chính – ngân sách của Quốc hội; xem xét việc thực hiện hoạch định tài chính của các địa phương. Đây cũng là cơ quan Tổng kiểm toán của Quốc hội.
Cơ quan tham vấn trong việc chỉnh sửa Luật, Nghị định, Nghị quyết liên quan đến Tài chính của Quốc hội và cơ quan Chính phủ.
Ủy ban thường cử đoàn công tác giám sát xuống địa phương để quản lý tài chính của địa phương.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban tài chính ngân sách: “Tôi cảm thấy ngân sách của ta là đỉnh cao về minh bạch!”
Bí mật của các dự án đầu tư bị đội vốn lên nhiều lần, tỉnh nghèo thích xây trụ sở hoành tráng, hay việc Việt Nam bị xếp hạng minh bạch về ngân sách sau cả Campuchia… là chủ đề của cuộc trao đổi giữa báo Trí Thức Trẻ với ông Đinh Văn Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban tài chính ngân sách của Quốc hội.cafef.vn
Bí mật của các dự án đầu tư bị đội vốn lên nhiều lần, tỉnh nghèo thích xây trụ sở hoành tráng, hay việc Việt Nam bị xếp hạng minh bạch về ngân sách sau cả Campuchia… là chủ đề của cuộc trao đổi giữa báo Trí Thức Trẻ với ông Đinh Văn Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban tài chính ngân sách của Quốc hội.cafef.vn
Bí mật của các dự án đầu tư bị đội vốn lên nhiều lần, tỉnh nghèo thích xây trụ sở hoành tráng, hay việc Việt Nam bị xếp hạng minh bạch về ngân sách sau cả Campuchia… là chủ đề của cuộc trao đổi giữa báo Trí Thức Trẻ với ông Đinh Văn Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban tài chính ngân sách của Quốc hội.
Theo Kiểm toán Nhà nước, có nhiều dự án sử dụng ngân sách Nhà nước xác định tổng mức đầu tư còn sai sót, thiếu chính xác, phải điều chỉnh nhiều lần với giá trị lớn mà dự án nạo vét sông ở Ninh Bình là ví dụ điển hình. Vì sao lại xảy ra tình trạng này?
Thực tế, đây là vấn đề thường xảy ra ở nhiều địa phương. Có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:
Thứ nhất, tiên lượng quy mô dự án nhỏ. Chủ đầu tư xác định quy mô dự án nhỏ ngay từ lúc đầu. Do nguồn vốn eo hẹp, không thu xếp được nên họ chỉ tính toán quy mô đầu tư như vậy thôi, dù nhu cầu đầu tư rất lớn.
Thứ hai, mở rộng phạm vi đầu tư. Giai đoạn đầu họ chỉ thiết kế dự án để phục vụ cho một phạm vi hẹp, nhưng sau đó điều chỉnh để kéo dài, mở rộng con đường, con kênh,… dẫn đến tổng mức đầu tư bị đội lên.
Như vậy, xuất phát từ khó khăn trong cân đối nguồn đầu tư ban đầu, họ buộc phải thiết kế dự án ở mức đầu tư hạn hẹp. Sau đó, khi tính đến khai thác nhiều nguồn lực thì họ mở rộng, tăng vốn đầu tư, mở rộng mục tiêu của dự án đấy ra. Câu chuyện điều chỉnh tổng mức đầu tư là như vậy.
Theo ông, cần có biện pháp gì để khắc phục tình trạng điều chỉnh tổng mức đầu tư lớn xảy ra ở nhiều địa phương?
Khi làm dự án, phải tính tới phân kỳ đầu tư. Ví dụ như dự án ở Ninh Bình, không thể làm trong 2-3 năm mà phải làm trong 5 năm hoặc kéo dài hơn nên tăng tổng mức đầu tư nhiều lần. Nhưng vấn đề là phải tính xem kết thúc dự án ở giai đoạn nào để cân đối nguồn lực. Nếu dự án hoàn thành từng phân kỳ đầu tư thì có thể đưa vào sử dụng được ngay, phát huy hiệu quả ngay khi hoàn thành từng giai đoạn.
Qua các đợt giám sát, ông nhận thấy hiện tượng tỉnh nghèo lập kế hoạch xây trụ sở hoành tráng có phổ biến không?
Đấy là hiện tượng cá biệt ở một số nơi thôi. Tỉnh muốn có một trung tâm hành chính, gom hết các sở ban ngành vào một tòa cao ốc, rồi bán đi những cơ sở cũ. Việc các cơ quan tập trung trong một trung tâm điều hành giúp triển khai Chính phủ điện tử nhanh và tiết kiệm nhiều tiền đầu tư. Trong khi số tiền thu về từ bán các cơ sở cũ có thể là nguồn đầu tư cho trung tâm hành chính. Vậy là đổi đất lấy hạ tầng.
Tất nhiên, cũng cần tính toán kỹ trước khi xây dựng những công trình chưa có tác động thiết thực. Ai cũng muốn địa phương có một công trình đẹp mang tính lịch sử, văn hóa kết hợp tâm linh. Nhưng tâm linh là chuyện lâu dài của một đời người, liên quan đến sự phát triển của đất nước thì phải cân nhắc đến nguồn lực sao cho thật hợp lý.
Đặc biệt, những địa phương khó khăn còn phải lo cơ sở kinh tế, tạo ra của cải vật chất, việc làm, thu nhập cho bà con hơn là xây dựng những công trình không tạo ra được nhiều việc làm. Nếu công trình đó không có hiệu quả cao và còn yêu cầu một khoản tiền rất lớn để duy tu, bảo dưỡng thì cần phải tính toán rất cẩn thận việc xây dựng nó.
Khi thảo luận tại Quốc hội, có đại biểu cho rằng việc chuyển nguồn ngân sách từ năm trước sang năm sau với quy mô lớn làm lệch lạc bức tranh kinh tế vĩ mô. Ông có nhận xét gì về hiện tượng chuyển nguồn này?
Chuyển nguồn ngân sách từ năm trước sang năm sau là chuyện nước nào cũng có chứ không phải riêng Việt Nam. Luật Ngân sách nhà nước ban hành năm 2014 cho phép một số khoản được chuyển nguồn: Những khoản không chi hết của đơn vị hành chính sự nghiệp thì được chuyển nguồn sang năm sau để tiếp tục chi; những khoản vượt thu cuối năm không thể phân bổ sử dụng ngay được, buộc phải chuyển nguồn vượt thu sang năm sau để sử dụng; những khoản kết dư ngân sách cuối năm; vốn đầu tư phát triển (hiện nay, Luật Đầu tư công cho phép chuyển nguồn sang năm sau và năm sau nữa).
Dưới góc độ quản lý ngân sách, việc chuyển nguồn, nhiều nguồn tương đối lớn được chuyển như vậy cũng không tốt, phản ảnh bức tranh ngân sách của năm hiện hành bị méo mó, không thật. Nguồn lực đầu tư, nhất là nguồn vốn đầu tư phát triển nếu được triển khai ở năm ngân sách hiện hành sẽ tạo động lực cho sự tăng trưởng, giải quyết vấn đề kinh tế - xã hội thì sẽ tốt hơn.
Còn việc chuyển một khối lượng vốn rất lớn sang năm sau lại khiến giảm hiệu quả quản lý ngân sách theo dự toán đã được Quốc hội quyết định. Vốn bị chuyển nhiều cũng ảnh hưởng đến giải quyết các mục tiêu kinh tế của năm hiện hành.
Tại sao không thể siết chặt chuyển nguồn khi đã nhận thấy những ảnh hưởng như vậy?
Các bộ ngành cũng thường có một khoản tiền giao cho các địa phương vào cuối năm. Đã giao vào cuối năm (tháng 11, thậm chí có tỉnh giao vào tháng 12) thì không thể giải ngân được trong một thời gian rất ngắn, phải chuyển nguồn sang năm sau.
Sắp tới, khi sửa đổi Luật Đầu tư công, có thể Quốc hội sẽ siết chặt việc chuyển nguồn, đặc biệt là chuyển nguồn đầu tư phát triển. Có lẽ không thể để vốn đầu tư chuyển nguồn sang hết cả năm sau. Nhất là những khoản chi thường xuyên, chi các chương trình mục tiêu quốc gia, chi an sinh xã hội,… thì phải giao hết từ đầu năm, không thể để giao thành nhiều đợt.
Bên cạnh đó, phải tăng cường hậu kiểm trong điều hành ngân sách, giao vốn và giao nhiệm vụ. Hiện nay, trước khi giao cho các bộ và địa phương, cơ quan quản lý tài chính Nhà nước thường thẩm định nhiệm vụ rồi mới tính ra số tiền, nên mất nhiều thời gian. Việc chú trọng tiền kiểm khiến các bộ, địa phương cần tiền giải ngân nhưng vẫn phải chờ đợi các cơ quan thẩm định, xem nhiệm vụ này giao được hay không, giao có đúng không.
Hậu kiểm là giao ngay một khoản và thẩm tra thẩm định sau. Đây là câu chuyện tiết kiệm thời gian. Và thực sự tiền kiểm như hiện nay cũng không cắt giảm được nhiều các khoản tiền giao thừa so với dự toán. Đây là một câu chuyện đòi hỏi phải có sự thay đổi rất lớn.
Khi đi làm việc với các tỉnh, ngoài quy định ở Luật Đầu tư công khiến cho việc giải ngân vốn chậm, ông thấy những lý do nào khác?
Một số quy định của Luật Đầu tư công hiện hành là nguyên nhân dẫn đến giải ngân vốn trung ương và địa phương chậm. Bên cạnh đó, cũng còn nhiều nguyên nhân cản trở việc giải ngân vốn đầu tư công:
Thứ nhất, xác định mức đầu tư không chính xác. Tôi lấy ví dụ là câu chuyện giải phóng mặt bằng. Hầu hết, tính toán chi phí giải phóng mặt bằng các dự án từ nhóm A đến nhóm C, chỉ đáp ứng được 40-50% nhu cầu. Đến khi tính toán cụ thể thì xác định ra chi phí vượt lớn.
Đối với những địa phương không cân đối được ngân sách thì việc lấy tiền ở đâu để giải phóng mặt bằng là cả một vấn đề lớn và khó. Dự án phải dừng lại, xin tiền trung ương, tạm ứng, vay,… Tóm lại, phải trải qua thủ tục để tìm nguồn cho giải phóng mặt bằng. Quá trình này thường kéo rất dài.
Thứ hai, chất lượng dự án có sự thay đổi. Thường thường, thiết kế sơ bộ ban đầu không đáp ứng được yêu cầu, chỉ là "cái cho có" để duyệt dự án thôi. Đến khi bắt tay vào thực hiện, đòi hỏi phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng kỹ thuật thì đôi khi phải tính toán, thiết kế lại. Việc này cũng dẫn đến kéo dài thời gian.
Thứ ba, không tính tới mùa vụ, thời tiết. Các cơ quan trung ương ở miền bắc nên đôi khi không chú ý yếu tố mùa vụ, thời tiết của miền trung, miền nam. Mùa khô, họ cần vốn thì các cơ quan trung ương vẫn trên bàn giấy, vẫn còn soi xét. Khi phân bổ xong thì trời vào mùa mưa rồi, dự án phải đắp chiếu để chờ qua mùa mưa.
Cho nên, câu chuyện quản lý điều hành đòi hỏi phải tính toán rất nhiều yếu tố, không chỉ thuận lợi cho cơ quan trung ương mà còn cần xem địa phương có dùng được ngay không.
Theo báo cáo của Tổ chức Đối tác Ngân sách Quốc tế (IBP), Chỉ số công khai ngân sách Nhà nước Việt Nam (OBI) 2017 chỉ đạt 15/100 điểm, thấp hơn cả Campuchia (20/100 điểm). Ông đánh giá như thế nào về mức độ minh bạch ngân sách của Việt Nam?
Đây là câu chuyện lớn, phản ánh uy tín của cả một quốc gia liên quan đến quản lý, điều hành ngân sách. Theo tôi, vào thời điểm hiện nay, quy định pháp luật về ngân sách của Việt Nam đã minh bạch ngang so với chuẩn mực quốc tế, thể hiện ở dự toán và quyết toán ngân sách đều được công khai ngay khi được Quốc hội thông qua. Điều này đã thực hiện từ năm 2003, đến nay cũng hơn 14 năm.
Một điểm quan trọng trong minh bạch theo chuẩn quốc tế là đồng thời đăng tải dự toán lên Cổng thông tin điện tử Chính phủ trong khi Chính phủ trình dự toán ra Quốc hội. Việc này thực hiện theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, nhằm thu nhận ý kiến đóng góp của nhân dân và các tổ chức xã hội.
Nếu các bạn theo dõi sẽ thấy, kỳ họp Quốc hội lần thứ 4 (10/2017), lần đầu tiên trong lịch sử, buổi thảo luận công khai về dự toán ngân sách được truyền hình trực tiếp để cử tri theo dõi. Đó là việc mà trước đây không có. Điều đó thể hiện ngân sách của Việt Nam đã minh bạch theo chuẩn quốc tế.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính (cơ quan giúp Chính phủ điều hành thực hiện luật Ngân sách) đã đưa ra cuốn "Ngân sách công dân". Đây là một bản tóm tắt có thuyết minh ngắn gọn về dự toán ngân sách nhà nước trong 1 năm. Campuchia cũng chưa có cái như vậy.
Về kết quả mới được công bố, một phần nguyên nhân cũng do bộ ngành, địa phương còn thực hiện theo luật cũ. Năm 2017 mới thực hiện theo các luật mới nên còn có những chệch choạc. Hy vọng từ nay trở đi, việc thực hiện quy định sẽ được làm tốt hơn.
Tôi cảm thấy là ngân sách của ta không còn gì là không minh bạch nữa rồi, đã là đỉnh cao của quốc tế, đỉnh cao về minh bạch. Truyền hình trực tiếp buổi thảo luận về dự toán ngân sách nhà nước thì không còn gì là không minh bạch nữa.
Bài viết: Hoàng Ly - Diệu Quân
Ảnh: Tiến Tuấn
Trình bày: 7pm
Theo Trí Thức Trẻ
31/05/2018
Chỉ số Công khai Ngân sách Nhà nước Việt Nam (OBI) và Chỉ số Công khai Ngân sách Nhà nước Tỉnh (POBI) 2017
Sau đó, ông Joel Friedman - Nghiên cứu viên cao cấp Tổ chức Hợp tác Ngân sách Quốc tế (IBP) công bố kết quả OBI 2017. Theo báo cáo của tổ chức Đối tác Ngân sách Quốc tế (IBP) công bố sáng 29/3, chỉ số công khai ngân sách (OBI) 2017 của Việt Nam được 15/100 điểm, giảm 3 điểm so với lần khảo sát trước đó. Con số này thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình toàn cầu là 42/100 điểm. So với khu vực, Việt Nam chỉ đứng trên Myanmar, trong khi thua cả Campuchia. Đứng đầu khu vực là Philippines, ngay sau là Indonesia, Thái Lan
Sau phần công bố kết quả OBI 2017, PGS,TS.Vũ Sỹ Cường - Thành viên nhóm nghiên cứu công bố kết quả Chỉ số công khai ngân sách Nhà nước Việt Nam và chỉ số công khai ngân sách tỉnh (POBI) 2017. Kết quả xếp hạng về công khai ngân sách tỉnh năm 2017 cho thấy, không có tỉnh nào được xếp vào nhóm A - nhóm những tỉnh có mức điểm cao nhất từ 75-100 điểm. Kon Tum là tỉnh dẫn đầu về chỉ số công khai ngân sách tỉnh năm 2017. Tổng điểm khảo sát POBI tỉnh Kon Tum là 70,2 điểm. Xếp sau Kon Tum là các tỉnh Khánh Hòa (68,6 điểm), Hải Dương (67,4 điểm), Sơn La (63,9 điểm), Thành phố Hồ Chí Minh (56,8 điểm). Hà Nội theo kết quả khảo sát có số điểm là 27,1 điểm. Nếu xếp theo vùng địa lý, duyên hải Nam Trung Bộ là khu vực có điểm trung bình cao nhất cả nước trong khi khu vực Đồng bằng Sông Hồng lại có điểm số trung bình thấp nhất.
Hà Nội, 29/3/2018 – Sau 10 năm thực hiện khảo sát xếp hạng minh bạch ngân sách toàn cầu và 6 vòng khảo sát kể từ năm 2006, tính minh bạch của ngân sách có dấu hiệu chững lại. Kết quả OBI 2017 từ 115 quốc gia mới chỉ đạt mức xếp hạng trung bình hạn chế (tương đương với 43/100 điểm), giảm nhẹ 2 điểm xếp hạng trung bình so với kết quả OBI 2015. Vẫn còn 3/4 số quốc gia chỉ công khai thông tin ở với mức độ dưới mức đầy đủ (dưới 61/100 điểm). Tình trạng giảm điểm xếp hạng minh bạch công khai ngân sách chủ yếu là do thiếu các thể chế và cơ chế giám sát cho người dân tham gia vào quá trình xây dựng và giám sát việc thực hiện ngân sách. Không có quốc gia nào đạt điểm đầy đủ ở cả 3 trụ cột:
Tính minh bạch, Sự tham gia của người dân, và Giám sát ngân sách.
Kết quả OBI 2017 của Việt Nam ở trụ cột thứ nhất về Công khai Ngân sách: ghi được 15 điểm xếp hạng trên 100, giảm nhẹ 3 điểm so với vòng 2015. Mức trung bình toàn cầu là 43/100 điểm xếp hạng (giảm 2 điểm so với vòng đánh giá năm 2015 là 45/100 điểm đối với 102 nước tham gia cả 2 vòng đánh giá 2015 và 2017). Xếp hạng Chỉ số Công khai ngân sách (OBI) Việt Nam hiện nay thuộc vào nhóm thứ 5 – Nhóm Ít công khai nhất (đạt từ 0 – 20 điểm xếp hạng/100) gồm 27 nước được coi là ít hoặc không công khai thông tin ngân sách. So với khu vực, Việt Nam chỉ đứng trên Myanmar, còn những nước như Philippines đạt 67/100, Indonesia đạt 64/100 và được xếp hạng tốt trong chỉ tiêu Đầy đủ. Điều này cho thấy công chúng được cung cấp ít thông tin về ngân sách và việc công bố thông tin và tài liệu ngân sách chưa kịp thời, hoặc công bố chậm hơn các thông lệ tốt của quốc tế. Hơn nữa, các tài liệu được công bố còn chưa đủ thông tin như chuẩn mực. Trong số các tài liệu công bố, Việt Nam còn chưa công bố Dự thảo dự toán ngân sách trình quốc hội và công bố muộn Báo cáo ngân sách dành cho công dân và Báo cáo kiểm toán.
Ở trụ cột thứ 2 về Sự tham gia của người dân Việt Nam ghi được 7 điểm xếp hạng trên 100, trong khi mức trung bình toàn cầu là 12 điểm. Xếp hạng thấp ở trụ cột này có nghĩa là các cơ quan lập pháp, hành pháp và kiểm toán tạo rất ít cơ hội và chưa có cơ chế để cho công chúng tham gia vào các quá trình ngân sách
Trong trụ cột thứ 3 về Giám sát, Việt Nam ghi được 72/100 đối với Giám sát ngân sách của cơ quan lập pháp và 72/100 đối với giám sát ngân sách của cơ quan Kiểm toán. Cụ thể, giám sát trong quá trình lập kế hoạch ngân sách là đầy đủ và trong quá trình thực thi ngân sách là hạn chế.
Trong kỳ đánh giá OBI 2017, đáng lưu ý trong 8 tài liệu ngân sách chủ chốt cần được công khai, Việt Nam đã công bố 5 tài liệu. Báo cáo Ngân sách dành cho công dân và Báo cáo kiểm toán công bố chậm hơn thông lệ tốt. Việt Nam cũng còn cần công bố Dự thảo dự toán ngân sách trình Quốc Hội, xây dựng và công bố báo cáo giữa kỳ và tăng chất lượng, nội dung thông tin của báo cáo thực hiện ngân sách hàng quý.
Theo Ông Joel Friedman, Nghiên cứu viên cao cấp của tổ chức Đối tác Ngân sách Quốc Tế (IBP) cho biết: “Tình trạng thiếu minh bạch ngân sách của nhiều quốc gia đặt ra thách thức trong việc thực hiện các cam kết quốc tế như cam kết về Mục tiêu Phát triển Bền Vững của Liên Hiệp Quốc, ảnh hưởng đến uy tín của quốc gia trong đầu tư tài chính quốc tế và cuộc sống của người dân. Đặc biệt, hiện Việt Nam đã đạt được xếp hạng trên chuẩn về giám sát ngân sách, nhưng vẫn còn thấp trong xếp hạng về sự tham gia là cần có cơ chế và cơ hội cho người dân tham gia. Việt Nam có thể tốt hơn nữa, khi có các cơ chế đối thoại, thảo luận về ngân sách trực tiếp hơn với người dân”.
Bà Ngô Minh Hương, Trung Tâm Phát triển và Hội nhập, nghiên cứu viên của OBI 2017 nhấn mạnh: “Quá trình thực hiện OBI 2017 đã nhận được sự quan tâm nhiều hơn của các cơ quan chính phủ, quốc hội và kiểm toán của Việt Nam để hiểu về thông lệ tốt của quốc tế trong minh bạch ngân sách từ đó có thể xây dựng luật pháp, cơ chế, chính sách về tài khoá và cơ chế công khai ngân sách một cách thích hợp. Luật Ngân sách 2015 đã có nhiều điều khoản thúc đẩy mạnh mẽ công khai minh bạch ngân sách nên tới kỳ khảo sát 2019, Việt Nam có thể tăng xếp hạng minh bạch ngân sách và do vậy có thể tăng uy tín với các đối tác và nhà đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, ngoài việc công bố tài liệu ngân sách, Việt Nam cần nâng cao chất lượng và sự đầy đủ thông tin ngân sách hơn và cần có cơ chế tạo cơ hội cho sự tham gia của công chúng thì mới có thể đưa được xếp hạng lên thứ hạng cao như Philippines và Indonesia trong khu vực”.
Thông tin chung về khảo sát Công khai ngân sách OBI
Khảo sát công khai ngân sách 2017 của tổ chức Đối tác Ngân sách Quốc tế (IBP) là cuộc khảo sát độc lập quốc tế duy nhất về Chỉ số Công Khai Ngân Sách (OBI) được thực hiện hai năm một lần từ 2006 trên phạm vi toàn cầu và được đánh giá độc lập của tổ chức IBP và hơn 300 các chuyên gia nghiên cứu viên trên toàn cầu. Các chỉ số và tiêu chí của OBI có tính so sánh, nhưng nhất quán dựa theo các tiêu chuẩn và tiêu chí quốc tế của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế (OECD), Tổ chức Kiểm toán Quốc tế (INTOSAI). Khảo sát OBI được thực hiện dựa trên bằng chứng và trích lục các tài liệu về ngân sách kể cả các văn bản quy phạm pháp luật liên quan được cung cấp với điều kiện các tài liệu này được công bố theo dạng công chúng có thể được bằng nguồn mở. Việc đánh giá về 8 loại tài liệu ngân sách chủ chốt tương đồng với thông lệ chung của các quốc gia khác, và được đánh giá theo các tiêu chí (i) về tính sẵn có (tài liệu được xây dựng và công bố công khai), (ii) tính kịp thời (cơ quan chính phủ kịp thời công bố tài liệu và công bố theo thông lệ tốt của quốc tế) và (iii) chất lượng và tính phức hợp của tài liệu (tài liệu đầy đủ về nội dung, thông tin và theo chuẩn mực thông lệ tốt về tài khoá quốc tế). Kết quả khảo sát ban đầu của các ghiên cứu viên độc lập được đánh giá lại và được các chính phủ xem xét và phản hồi trước khi có kết quả cuối cùng.
Kỳ đánh giá OBI2017 có sự tham gia của 115 quốc gia, tăng thêm 13 quốc gia so với kỳ đánh giá 2015. OBI2017 đánh giá các tài liệu được công bố trước 31/12/2016. Khảo sát gồm 145 câu hỏi có tính điểm phân tích về ba trụ cột (i) Mức độ minh bạch; (ii) Sự tham gia của công chúng; (iii) Sự giám sát của cơ quan lập pháp.Tiêu chí của OBI2017 có thay đổi so với OBI2015 do sự thay đổi của tiêu chuẩn về minh bạch tài khoá của IMF và OECD và các nguyên tắc về sự tham gia của công chúng của Sáng kiến Toàn cầu về minh bạch tài khoá (GIFT). Công chúng cần được có cơ hội tham gia trong các quá trình ngân sách và có cơ chế tham gia với cơ quan lập pháp, hành pháp và kiểm toán nhà nước. Kết quả OBI2017 toàn cầu được tổ chức IBP chính thức được công bố vào tháng 20/1/2018 tại Washington và kết quả OBI2017 ở Việt Nam là ngày 29/03/2018.
Tổ chức Đối tác Ngân sách Quốc tế (IBP) phối hợp với các tổ chức độc lập trên khắp thế giới trong việc phân tích, theo dõi và vận động thay đổi quy trình ngân sách của Chính phủ, các thể chế và hiệu quả ngân sách. Tại Việt Nam, IBP phối hợp với Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) để thực hiện đánh giá xếp hạng OBI 2012, OBI 2015 và OBI 2017.
Xem tóm tắt báo cáo OBI Việt Nam tại: Tóm tắt báo cáo OBI Việt Nam 2017
Xem toàn bộ báo cáo khảo sát theo từng kỳ từ năm 2006 đến 2017 và các báo cáo của 115 quốc gia tại: www.openbudgetsurvey.org
Để biết thêm chi tiết liên hệ
Ông Joel Friedman
International Budget Partnership
820 First Street, NE Suite 510
Washington, DC 20002
Phone: +1-202-408-1080 | Fax: +1-202-408-8173
Email: [email protected] |Website: www.internationalbudget.org
Tại Việt Nam, liên hệ:
Bà Ngô Minh Hương
Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI)
Địa chỉ: tầng 16, 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: 84 4 3538 0100 | Email: [email protected] | Website: www.cdivietnam.org
Báo cáo Ngân sách nhà nước
Phần 3: Bội chi trong 6 năm qua ở Việt Nam ra sao?
Theo số liệu Quyết toán năm 2016 Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng báo cáo Quốc hội ngày 21-5-2018, mức thâm hụt ngân sách (bội chi) năm 2016 là 248.728 tỉ đồng (tỉ lệ 5,52% GDP). Thử nhìn lại mức bội chi trong 6 năm qua ra sao?
(TBKTSG) - Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ năm 2018. Theo đó, năm nay Chính phủ sẽ vay 384.000 tỉ đồng, trong đó vay trong nước là 276.000 tỉ, còn lại là vay nước ngoài.
Theo bảng dưới, con số vay nợ của năm nay sẽ tăng tới 12,3% so với con số vay nợ tương ứng trong năm 2017 là 342.000 tỉ đồng. Tốc độ tăng này có khả năng sẽ cao hơn tốc độ tăng GDP danh nghĩa của Việt Nam trong năm nay, nên có thể suy ra rằng tỷ lệ nợ công/GDP năm nay sẽ tăng trở lại, nhất là trong bối cảnh con số trả nợ theo kế hoạch năm nay lại nhỏ hơn năm trước (nếu là 257.000 tỉ đồng trong năm 2018, so với con số 260.000 tỉ đồng năm 2017; xem thêm giải thích ở phần dưới).
Về nguồn vay, kế hoạch sẽ là vay 276.000 tỉ đồng từ các nguồn trong nước, chiếm 72% tổng vay nợ năm nay (năm 2017 tỷ lệ này là 71%). Tuy nhiên, so với những năm trước đây thì tỷ lệ vay trong nước trong hai năm qua đang ở mức thấp nhất. Đây là một vấn đề cần tiếp tục được cải thiện để giảm thiểu rủi ro đối mặt bởi nợ công khi phải phụ thuộc nhiều vào vay nợ nước ngoài, đặc biệt khi lãi suất vay nợ thương mại trên thế giới đang có chiều hướng gia tăng.
Về sử dụng vốn vay, năm nay dự định dùng 195.000 tỉ đồng để bù đắp bội chi, tăng 13,4% so với năm 2017 (172.000 tỉ đồng). Nếu các điều kiện khác không thay đổi, khi phải tăng bù đắp bội chi thì có nghĩa là bội chi tiếp tục phình ra. Vì mức tăng bù đắp bội chi 13,4% này chắc chắn sẽ lớn hơn tốc độ tăng GDP danh nghĩa năm nay nên đây là một chỉ báo nữa cho thấy tỷ lệ bội chi ngân sách/GDP và cùng với đó là tỷ lệ nợ công/GDP năm nay sẽ tăng trở lại sau khi sụt giảm mạnh trong năm 2017.
Đáng chú ý là khoản vay về để cho vay lại năm nay lại tăng mạnh lên 42.000 tỉ đồng so với 26.000 tỉ đồng của năm 2017. Vì vay để cho vay lại về bản chất cũng không khác gì Nhà nước bảo lãnh các khoản vay cho doanh nghiệp (nhà nước) và địa phương nên đây cũng là một lĩnh vực rủi ro, cần hạn chế. Do đó, việc gia tăng vay để cho vay lại trong năm nay là một diễn biến đi ngược chiến lược kiểm soát an toàn nợ công của Việt Nam.
Về trả nợ, Chính phủ dự định năm nay trả 257.000 tỉ đồng nợ, trong đó trả nợ trực tiếp của Chính phủ cũng đúng bằng 257.000 tỉ đồng. Lưu ý rằng trả nợ các dự án cho vay lại dự định sẽ là 19.000 tỉ đồng. Như vậy, đây có thể là một “lỗi đánh máy”, bởi nếu đã có khoản trả nợ các dự án cho vay lại (19.000 tỉ đồng) thì hoặc là trả nợ trực tiếp của Chính phủ sẽ chỉ còn là 257.000 - 19.000 = 238.000 tỉ đồng, hoặc là tổng giá trị trả nợ năm nay phải là 257.000 + 19.000 = 276.000 tỉ đồng. Chính phủ cần phải cải chính, làm rõ chi tiết này. Tuy nhiên, vì nợ công vẫn đang gia tăng nếu tính theo giá trị tuyệt đối nên có nhiều khả năng con số kế hoạch trả nợ năm nay sẽ phải là 276.000 tỉ, để phản ánh đúng mức nợ gốc và lãi đang gia tăng.
Nhìn trên góc độ rộng hơn, bất chấp năm qua việc cổ phần hóa và thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước đã đem về cho ngân sách một khoản thu lớn lên đến nhiều tỉ đô la Mỹ (hàng trăm ngàn tỉ đồng) nhưng kế hoạch vay và trả nợ của Chính phủ cho thấy tình hình ngân sách tiếp tục thêm căng thẳng, bội chi ngân sách/GDP có xu hướng gia tăng trở lại trong năm nay (trở đi).
Do đó, trong bối cảnh nợ công đã tiến sát ngưỡng trần cho phép ở Việt Nam, nên cũng là dễ hiểu khi Chính phủ muốn tính toán lại GDP, cụ thể là tính phần kinh tế ngầm vào GDP của nền kinh tế chính thức nhằm giúp nới trần nợ công hoặc làm tăng dư địa để vay mượn nhiều hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tinh thần chứ không có ý nghĩa thực tế.
Phần 4: Trần nợ công Việt Nam
4.1. Định nghĩa
4.2. Luật quản lý nợ công 2017
Điểm mới của Luật Quản lý nợ công (sửa đổi)
Ngày 14/12, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức buổi họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về công bố 6 Luật vừa được Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV thông qua. Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai đã giới thiệu một số điểm mới của Luật Quản lý nợ công có hiệu lực thi hành từ 01/07/2018.tapchitaichinh.vn
Ngày 14/12, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức buổi họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về công bố 6 Luật vừa được Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV thông qua. Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai đã giới thiệu một số điểm mới của Luật Quản lý nợ công có hiệu lực thi hành từ 01/07/2018.tapchitaichinh.vn
Ngày 14/12, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức buổi họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về công bố 6 Luật vừa được Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV thông qua. Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai đã giới thiệu một số điểm mới của Luật Quản lý nợ công có hiệu lực thi hành từ 01/07/2018.
Thống nhất về cơ quan quản lý nhà nước về nợ công
Trình bày những điểm mới của Luật Quản lý nợ công được Quốc hội thông qua ngày 23/11/2017, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai nêu rõ, Luật Quản lý nợ công gồm 10 Chương, 63 Điều, quy định về hoạt động quản lý nợ công bao gồm huy động, sử dụng vốn vay, trả nợ và các nghiệp vụ quản lý nợ công. Việc quản lý nợ công theo nguyên tắc nhà nước thống nhất quản lý và giao một cơ quan là Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chính.
Bên cạnh đó, Luật cũng tăng cường thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ, tăng thẩm quyền của tập thể, hạn chế quy định thẩm quyền của cá nhân; Gắn trách nhiệm của tập thể, cá nhân với trách nhiệm quản lý huy động, sử dụng vốn vay và trả nợ công.
Một trong những điểm thay đổi quan trọng tại Luật này so với trước đây là nhiệm vụ chủ trì, tổ chức, thực hiện vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài… trước đây được giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư nay được giao về Bộ Tài chính. Điều này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính, đúng tinh thần, chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả trên nguyên tắc một tổ chức có thể làm nhiều việc, một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính.
Đồng thời, Luật giao Chính phủ quy định nhiệm vụ phối hợp của các bộ, ngành liên quan trong quản lý nợ công nhằm xác lập căn cứ pháp lý minh bạch, cụ thể trong xác định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính; Nhiệm vụ, quyền hạn phối hợp của các cơ quan liên quan, tương tự như quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước của cơ quan đầu mối trong nhiều đạo luật hiện hành như Luật Du lịch, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Phí và lệ phí,…
Liên quan đến việc thay đổi nhiệm vụ về quản lý vốn vay ODA, Khoản 3, Điều 29 về vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài cũng quy định: “Bộ Tài chính chủ trì xác định thành tố ưu đãi, đánh giá tác động của khoản vay mới đối với các chỉ tiêu an toàn nợ công, xác định cơ chế tài chính trong nước, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt cùng với đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài”.
Quản lý rủi ro đối với nợ công
Chia sẻ thêm về những điểm mới của Luật, Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết, Luật cũng lần đầu quy định về chỉ tiêu an toàn nợ công, kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm, chương trình quản lý nợ công 3 năm và kế hoạch vay, trả nợ hàng năm với những nội dung, trình tự cụ thể việc lập, quyết định và trách nhiệm của các cơ quan liên quan đối với các chỉ tiêu đề ra. Trong đó, hạn mức bảo lãnh Chính phủ trong 5 năm, hạn mức bảo lãnh và cho vay lại hàng năm được quy định chi tiết.
Thứ trưởng Bộ Tài chính khẳng định, việc xây dựng, triển khai các công cụ quản lý nợ công được kế thừa và tiếp cận hơn với thông lệ quốc tế, có tác động tích cực và khẳng định sự cần thiết đối với quản lý nợ chủ động.
Việc bảo đảm khả năng trả nợ, quản lý rủi ro đối với nợ công, Luật đưa việc bảo đảm khả năng trả nợ, quản lý rủi ro đối với nợ công về Quỹ tích lũy trả nợ. Quỹ tích lũy trả nợ được lập để đảm bảo nguồn ngoại tệ trả nợ.
Thêm vào đó, tại Chương 9 về kế toán, kiểm toán, thống kê, báo cáo và công bố thông tin về nợ công gồm 5 điều (từ Điều 57 đến Điều 61) quy định chặt chẽ, xác định rõ yêu cầu về thống kê nợ công, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về nợ công.
Luật cũng quy định làm rõ thông tin báo cáo, thời gian báo cáo và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc cung cấp và công bố thông tin nợ công. Đây là những điểm mới so với luật Quản lý nợ công năm 2009.
Luật Quản lý nợ công 2017 đã bổ sung khái niệm mới về “Ngưỡng cảnh báo nợ công” quy định tại điều 21. Cụ thể, bên cạnh khái niệm trần nợ công đã có trước đây, Luật có thêm khái niệm ngưỡng để cảnh báo khi mức nợ công tiến gần đến mức trần và theo đó thực hiện các biện pháp để xử lý, kiểm soát. Đây là một thông lệ quốc tế phổ biến mà Luật lần này đã tiếp cận.
Trong Luật mới cũng quy định rõ mức ngưỡng nợ công do Quốc hội quyết định trong từng thời kỳ. Về mặt bản chất, ngưỡng là để đưa ra các biện pháp để kiểm soát. Khi nợ đến ngưỡng, chúng ta phải kiểm soát các nhu cầu về vay nợ, đồng nghĩa kiểm soát bội chi, cho vay lại, hạn mức về bảo lãnh, để đảm bảo nợ công không tiến sát đến trần.
So với Luật hiện hành, điều kiện được bảo lãnh chính phủ được siết chặt đối với từng nhóm đối tượng, bổ sung quy định về quản lý rủi ro bảo lãnh chính phủ. Việc quản lý nợ chính quyền địa phương cũng được quy định chặt chẽ, xác định rõ trách nhiệm, điều kiện vay và trả nợ của chính quyền địa phương.
Đáng chú ý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải giải trình và chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm pháp luật về quản lý nợ công của cơ quan, tổ chức. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người đứng đầu cơ quan, tổ chức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
4.3. Hiện nay
Bản tin Nợ công - Bộ tài chính Việt Nam
Trần nợ công mà Việt Nam giới hạn là 65% GDP
Vietnam Government Debt to GDP | 2000-2018 | Data | Chart | Calendar
Vietnam recorded a government debt equivalent to 61.50 percent of the country's Gross Domestic Product in 2017. Government Debt to GDP in Vietnam averaged 44.60 percent from 2000 until 2017, reaching an all time high of 61.50 percent in 2017 and a record low of 31.40 percent in 2000. Generally, Government debt as a percent of GDP is used by investors to measure a country ability to make future payments on its debt, thus affecting the country borrowing costs and government bond yields. This page provides - Vietnam Government Debt To GDP - actual values, historical data, forecast, chart, statistics, economic calendar and news.tradingeconomics.com
Vietnam recorded a government debt equivalent to 61.50 percent of the country's Gross Domestic Product in 2017. Government Debt to GDP in Vietnam averaged 44.60 percent from 2000 until 2017, reaching an all time high of 61.50 percent in 2017 and a record low of 31.40 percent in 2000. Generally, Government debt as a percent of GDP is used by investors to measure a country ability to make future payments on its debt, thus affecting the country borrowing costs and government bond yields. This page provides - Vietnam Government Debt To GDP - actual values, historical data, forecast, chart, statistics, economic calendar and news.tradingeconomics.com
Đồng hồ Nợ quốc gia
Trong báo cáo nợ công của Chính phủ hôm 31/10 cho thấy, nợ công Việt Nam năm 2017 có thể lên tới hơn 3,1 triệu tỷ đồng (136,5 tỷ USD), bằng 62,6% GDP, và dự báo ở mức 63,9% GDP vào cuối năm 2018. Bình quân mỗi người Việt đang ‘gánh’ 33 triệu đồng tiền nợ công, cao gấp 1,4 – 3 lần quốc gia khác.
Infographic: Mỗi người Việt đang ‘gánh’ 33 triệu tiền nợ công
Số liệu tổng hợp từ nhiều nguồn (WTO, WB, Báo cáo công nợ của Chính phủ,…)
Chân Hồ – Kim Tuyến
Chân Hồ – Kim Tuyến
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất