Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (tiếng Anh: The Viet Nam Provincial Governance and Public Administration Performance Index (PAPI))  là một bộ chỉ báo hữu dụng phản ánh năng lực và hiệu quả quản trị ở cấp  trung ương và cấp tỉnh ở Việt Nam, và cũng là công cụ đánh giá mức độ  cải thiện của các cấp chính quyền qua thời gian. Nó phản ánh tiếng nói người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý  nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền  các cấp. 
Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) bao gồm 6 chỉ số lĩnh vực nội dung, 22 chỉ số nội dung thành phần và hơn 90 chỉ tiêu thành phần về hiệu quả quản trị và hành chính công của toàn bộ 63 tỉnh/thành phố.
(1) Công khai, minh bạch; 
(2) Trách nhiệm giải trình với người dân; 
(3)  “Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công”; 
(4) Thủ tục hành chính công;  
(5) Cung ứng dịch vụ công; và 
(6) Tham gia của người dân ở cấp cơ sở.
Chỉ số PAPI được cấu thành từ việc tính toán, tổng hợp từ hơn 5.700 biến số cấu thành chỉ tiêu, nhóm thành hơn 1.370 biến số  cấu thành chỉ số thành phần và hơn 370 biến số cấu thành sáu lĩnh vực nội dung. Ghi chú: Chỉ số PAPI năm 2017 sẽ được công bố vào lúc 8:30 sáng ngày 04 tháng 04 năm 2018.

P1: Có 4 xu hướng chính:

1. Tham nhũng: tỉ lệ người dân phải chi tiền lót tay giảm nhưng mức
tiền tăng
2. Bồi thường đất: tỉ lệ người bị thu hồi đất hài lòng với mức tiền bồi thường thu hồi đất giảm dần qua các năm.

3. Tiếp cận Bảo hiểm Y tế: Tỷ lệ tiếp cận BHYT tăng

4. Kinh tế hộ gia đình: bình thường nhưng có xu hướng bi quan hơn

P2: Các vấn đề người dân quan tâm


 Có 4 vấn đề hàng đầu
1. Đói nghèo: 58% số người có thu nhập thấp lo bản thân họ rơi vào nghèo đói, và 35% số người có thu nhập khá cũng có mối quan ngại tương tự
2. Tăng trưởng kinh tế
3. Việc làm
4. Môi trường: Đánh đổi tăng trưởng kinh tế và môi trường. Kết quả khảo sát cho thấy đa số người dân không sẵn sàng hy sinh môi trường vì lợi ích kinh tế, ngay cả khi lợi ích kinh tế có thể rất lớn. 


P3: Tiếp cận thông tin và sử dụng cổng thông tin điện tử


Kết quả trên cho thấy Luật Tiếp cận thông tin chưa được phổ biến rộng rãi tới những người cần thông tin chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hơn nữa, mặc dù đầu tư nhiều cho chính phủ điện tử, chính quyền các cấp cần tiếp tục đa dạng hóa kênh thông tin để mọi người dân với điều kiện học vấn và sinh kế đa dạng có thể tiếp cận thông tin. Cũng cần ghi nhận đầu tư cho các cổng thông tin điện tử không hề lãng phí. Một khi trình độ học vấn ngày càng cao, độ phủ Intrnet càng rộng, những cổng thông tin điện tử của chính quyền sẽ phát huy tác dụng.

P4: Chỉ số Hiệu quả Quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2017

Tất cả các tỉnh đều có cải thiện


Theo vùng: Miền Bắc minh bạch hơn, Miền Nam kiểm soát tham nhũng tốt
hơn



Mối tương quan khá mạnh giữa Chỉ số PCI 2017 và Chỉ số PAPI 2017


Càng cải thiện hiệu quả cung ứng dịch vụ công (như giáo dục, y tế và hạ tầng căn bản) càng đem lại nhiều lợi ích về quản trị kinh tế (chất lượng lao động, hạ tầng căn bản cho phát triển kinh tế).