1. Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Index) : 55/137
2. Chỉ số thuận lợi kinh doanh (EBDI - Ease of Doing Business Index): 68/190
3. Chỉ số tự do kinh tế (Indices of Economic Freedom): 141/180
4. Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI): 115/180
5. Chỉ số Sáng tạo Toàn cầu (Tiếng Anh: Global Innovation Index): 47/128
6. Chỉ số nhận thức tham nhũng (Corruption Perceptions Index - CPI): 107/180
7. Chỉ số Hạnh phúc: Chỉ số hành tinh hạnh phúc (Happy Planet Index): 5/140
8. Chỉ số niềm tin tiêu dùng (Consumer Confidence Index): 7/59
9. Chỉ số toàn cầu hóa (Globalization Index): 89/187



1. Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Index)

Định nghĩa
Báo cáo cạnh tranh toàn cầu là một bản tin hàng năm được xuất bản bởi Diễn đàn Kinh tế thế giới[1] (WEF - World Economic Forum), phát hành lần đầu vào năm 1979.
Kết quả:

Nguồn gốc:

2. Chỉ số thuận lợi kinh doanh (EBDI - Ease of Doing Business Index)

Định nghĩa
Chỉ số thuận lợi kinh doanh (EBDI - Ease of Doing Business Index) là chỉ số được đề ra bởi Ngân hàng thế giới.[1] Thứ hạng cao chỉ ra rằng các quy tắc cho kinh doanh tốt hơn, đơn giản  hơn và bảo vệ quyền sở hữu mạnh hơn. Nghiên cứu thực nghiệm được tài trợ  bởi Ngân hàng thế giới chỉ ra rằng ảnh hưởng của việc hoàn thiện những  điều chỉnh này đối với tăng trưởng kinh tế là rất mạnh mẽ.[2][3]
Kết quả

Nguồn gốc

3. Chỉ số tự do kinh tế (Indices of Economic Freedom)

Định nghĩa
Chỉ số tự do kinh tế (Indices of Economic Freedom) đo lường chính sách tự do kinh doanh ở các quốc gia trên thế giới. Chỉ số tự do kinh tế đánh giá 10 yếu tố cơ bản của mỗi nền kinh tế, được công bố thường niên bởi tạp chí The Wall Street Journal và Quỹ Di sản (The Heritage Foundation) có ảnh hưởng gián tiếp đến  nguyên tắc luật lệ, chính sách thuế cũng như các chính quyền.
Kết quả

Nguồn gốc

4. Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI)

Định nghĩa
Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) là chỉ số so sánh, định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các quốc gia trên thế giới. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia. Chỉ số này được phát triển bởi một kinh tế gia người Pakistan là Mahbub ul Haq và nhà kinh tế học người Ấn Độ Amartya Sen vào năm 1990.
Kết quả

Nguồn gốc

5. Chỉ số Sáng tạo Toàn cầu (Tiếng Anh: Global Innovation Index)

Định nghĩa
Chỉ số Sáng tạo Toàn cầu (Tiếng Anh: Global Innovation Index) được đưa ra năm 2007 bởi Tổ chức sở hữu trí tuệ toàn cầu (World Intellectual Property Organization viết tắt là WIPO, thuộc Liên Hiệp Quốc),  kết hợp với một số công ty lớn và tổ chức phi lợi nhuận khác. Mục đích  của chỉ số này là đưa ra các đánh giá về độ sáng tạo/đổi mới của mỗi  quốc gia một cách toàn diện nhất.
Theo cách đánh giá truyền thống, chỉ số sáng tạo/đổi mới của quốc gia theo các tiêu chí như số lượng tiến sĩ, số lượng bài báo nghiên cứu khoa học được công bố, số bằng sáng chế, kinh phí dành cho R&D chiếm bao nhiêu phần trăm GDP,...  Tuy nhiên, các tiêu chí đó không phản ảnh đúng nhiều mặt mức độ sáng  tạo của quốc gia. Chỉ số mới được đánh giá không chỉ dựa trên độ sáng  tạo trong nghiên cứu khoa học, mà còn chỉ số sáng tạo trong xã hội, chỉ  số sáng tạo trong các mô hình kinh doanh.
Kết quả

Nguồn gốc

6. Chỉ số nhận thức tham nhũng (Corruption Perceptions Index - CPI)

Định nghĩa
Từ năm 1995, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI) đã công bố một chỉ số nhận thức tham nhũng (Corruption Perceptions Index - CPI) hàng năm[1] xếp thứ tự các quốc gia trên thế giới theo "mức độ tham nhũng mà được  nhận thức tồn tại trong các giới công chức và chính trị gia".[2] Tổ chức định nghĩa tham nhũng là "lạm dụng chức vụ công để hưởng tư lợi".[2]
Cuộc thăm dò năm 2003 bao gồm 133 nước; cuộc thăm dò năm 2006 là 163 nước; cuộc thăm dò năm 2007 bao gồm 180 quốc gia. Điểm số cao có nghĩa là minh bạch và ít tham  nhũng hơn, trong mức điểm tối đa là 10. Kết quả cho thấy 7 trong 10 nước  (và 9 trong 10 nước mới phát triển) có chỉ số nhỏ hơn 5 từ chỉ số cao  nhất là 10.
Kết quả

Nguồn gốc

7. Chỉ số Hạnh phúc: Chỉ số hành tinh hạnh phúc (Happy Planet Index)

Định  nghĩa
Chỉ số hành tinh hạnh phúc (tiếng Anh: Happy Planet Index, viết tắt HPI, có tài liệu dịch là Chỉ số hạnh phúc hành tinh) là chỉ số do NEF (New Economics Foundation - một tổ chức nghiên cứu kinh tế-xã hội có trụ sở chính tại Vương quốc Anh) công bố. Kết quả dựa vào các số liệu chọn lọc từ các quốc gia, các tổ chức quốc tế và các số liệu do chính NEF điều tra[1]. Chỉ số này nói lên mối quan hệ giữa tuổi thọ, cảm giác thoải mái và các hành vi tác động đến môi trường,  do vậy đây không phải là chỉ số thuần túy đo hạnh phúc của quốc gia,  điều này có nghĩa là một nước có chỉ số HPI cao chưa chắc đã là nước  hạnh phúc thực sự mà có thể chỉ vì họ không khai thác quá nhiều tài nguyên[1].
Do đó, dễ dàng nhận thấy là những quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển nhất tại châu Á, Nam Mỹ lại được xếp đầu bảng, trong khi những quốc gia công nghiệp giàu mạnh tại Bắc Mỹ, châu Âu lại thường nằm cuối bảng vì họ đã tận dụng quá nhiều tài nguyên thiên nhiên[2].
  • HPI= (Chỉ số hài lòng với cuộc sống x Tuổi thọ trung bình) / Chỉ số dấu chân sinh thái (EF).
  • Như vậy là HPI tỉ lệ thuận với tuổi thọ trung bình và chỉ số hài lòng với cuộc sống, tỉ lệ nghịch với chỉ số dấu chân sinh thái.
Kết quả

Nguồn gốc
http://worldhappiness.report/ed/2018/

8. Chỉ số niềm tin tiêu dùng (Consumer Confidence Index)

Định nghĩa
Trong kinh tế học, Chỉ số niềm tin tiêu dùng (tiếng Anh: Consumer Confidence Index)  là chỉ số đo niềm tin của người tiêu dùng trong một nền kinh tế. Niềm  tin tiêu dùng được thể hiện qua mức độ lạc quan về nền kinh tế, về thu  nhập, và mức độ chi tiêu của người dân. Nếu người dân lạc quan vào tương  lai, họ sẽ tiêu dùng nhiều hơn, và ngược lại. Từ đây có thể thấy nền  kinh tế sẽ mở rộng hay thu hẹp.
Kết quả

Nguồn gốc

Chỉ số Tâm lý Kinh tế FTCR





9. Chỉ số toàn cầu hóa (Globalization Index)

Định nghĩa 
Chỉ số toàn cầu hóa (tiếng Anh: Globalization Index)  được công bố thường niên bởi Tạp chí chính sách đối ngoại và Hãng tư  vấn A. T. Kearney, nhằm xếp hạng và đưa ra giải thích về những bước thăm  trầm trong quá trình toàn cầu hóa của 72 quốc gia trên thế giới (chiếm 97% GDP và 88% dân số thế giới).
Kết quả

Nguồn gốc