Không có năng khiếu,… bất lực làm sao!

Nguồn: CafeF
Nguồn: CafeF

“Không có năng khiếu”- một vết dao cứa lên da thịt tôi…

Tôi rất mê nhạc, mê lắm chứ, mê đến độ tập luyện như không biết nghỉ ngơi. Có bao nhạc cụ tôi đều muốn học tất thảy chúng. Tôi nhớ kĩ chặn hành trình dài đằng đẵng năm năm học piano của mình.
Bạn biết không? Đối với mỗi người học và làm nghệ thuật, khát khao lớn nhất là được thể hiện cho mọi người xem cái đam mê, cái khát vọng của bản thân. “Tôi” của những ngày xưa cũ đã mơ về cảnh mọi người ngóng chờ mình biểu diễn như thế. Tôi khát khao đến nỗi mỗi khi ngưng tập đàn, tôi lại cuối người chào như một nghi thức của những người trong nghề và tôi nghiểm nhiên coi mình là một phần của cộng đồng đáng quý ấy. Tôi đã tập từ ngày này qua ngày khác, với cả niềm đau còn đọng trên ngón tay lẫn cả những cơn đập hào hứng trong tim. Và năm năm ấy trôi qua trong niềm hân hoan, trong niềm yêu chân thành của một người yêu đàn hát.
Thế nhưng vào cái ngày biểu diễn tổng kết trường, cái ngày mà tôi ngỡ tưởng tôi dành năm năm qua cho nó, chỉ vì nó mà thôi. Bạn có biết tại sao tình yêu vừa khiến người ta hạnh phúc, vừa khiến con người ta đau khổ không?
Hẳn qua ngày hôm ấy, tôi mới hiểu rõ câu trả lời chua chát cho câu hỏi ấy. Tôi bước lên sân khấu, khẽ cuối người chào như một người nghệ sĩ. Nhìn lại buổi văn nghệ hôm ấy, tôi là người biểu diễn đầu tiên, những bài thầy cô giao cho tôi đều nhẹ nhàng và đơn giản. Thành thật mà nói, nhiệm vụ của tôi chính là đánh bài gì đó nhè nhẹ cho các bạn bên dưới nghe trong lúc ổn định chỗ ngồi, một sự thật bẽ bàng làm sao.
Khi ấy, bằng tất cả dũng cảm và sự tự tin, tôi đánh bài khác một bài khó hơn và nhiều kĩ thuật hon. Cái ý nghĩ táo bạo ấy mới nãy ra khi tôi nhận ra chẳng ai quan tâm tới mình. Lòng tôi bỗng dâng lên một sự ích kỉ, sự ích kỉ của người nghệ sĩ (Tôi tự cho rằng như vậy), tôi muốn mọi người chú ý tôi. Và khi không chuẩn bị trước, bài nhạc ấy đã không hoàn thành, tôi đánh lỗi và vấp rất nhiều. Mà cuộc đời cũng biết trêu ngươi tôi thật, những đoạn đầu tôi đánh trôi chảy thì chẳng ai thèm chú ý đến khi tôi đánh lỗi một nốt, một tiếng “in” inh ỏi, mọi người nhìn tôi. Họ nhìn tôi với ý nghĩ gì thì tôi chưa chắc. Thế nhưng khi ấy, trong đầu tôi lại dệt nên bao suy nghĩ như “Thằng này làm màu thật”, “Đánh dở thì đừng lên đánh, đau hết cả đầu”.
Thế là tôi mặc nhiên chửi rủa tôi, mặc nhiên như thể một kẻ thích thể hiện đáng phải như thế. Một ngày mà tôi còn rưng rưng khi nhắc lại.
Giá như không có ngày thảm họa ấy thì có lẽ, tôi đã có năm năm tập luyện thật ý nghĩa? Nhưng “giá như” để làm gì khi ngày hôm ấy đã để lại một vết hằn đến mãi về sau.
Chẳng hiểu vì lí do gì, chỉ một ngày thôi mà khiến trong mắt tôi năm năm tập luyện như thể tan trong vô nghĩa, vô vị, chẳng mang lại lợi ích gì. Năm năm ấy, tôi đã hăng say biết bao! Mà giờ đây với tôi, tôi vừa tiếc vừa ghét năm năm đáng ghét ấy.
Tôi đã từng nghĩ năm năm ấy đẹp biết bao vậy mà giờ đây… ? Với người nghệ sĩ, nếu không hơn được vạn người thì sẽ chẳng được ai nhớ tới. Tôi mặc nhiên như thế. Trong lúc đó, trong mắt tôi, người nghệ sĩ không còn là những người hạnh phúc tận hưởng những bài nhạc, sống trong từng phút ở bài nhạc đó mà là một người phải hơn người, phải đứng đầu về mọi mặt. Ý nghĩ ấy như đè lên vai tôi, làm tôi run sợ.
Để rồi từ đó, tôi không dám đụng vào một ngón đàn nào. Khi nhìn thấy nó, tôi lại nhớ về cái giai điệu, những nốt tôi đánh sai năm xưa. Ngỡ đâu cơ hội đã đến với tôi trong một buổi sinh hoạt lớp, tôi lên đánh vì ánh mắt ngóng chờ của lũ bạn. Thế nhưng khi đánh được nửa bài, tay tôi run lên cầm cập như đang sợ hãi điều gì và rồi tôi đã thất bại lần nữa. Tôi chưa chịu được sự thật ấy, chua xót quá.
Nguồn : Wendy Thảo
Nguồn : Wendy Thảo

“Không có năng khiếu”- Một lời biện hộ hoàn hảo cho thất bại.

Trong những câu chửi rủa bản thân, tôi lại nhắc đi nhắc lại một câu “Mày không có tài năng đâu, bỏ đi”. Lúc này đây, tôi như muốn buông xuôi. Tài năng, những kẻ bất tài như tôi chẳng đáng được ai quan tâm. Tôi từng nghĩ: “Mày không có năng khiếu đâu, năm năm tập luyện của mày để lại những gì, là buồn đau, là những sai lầm! Mày phải chấp nhận rằng mình không có năng khiếu, mày nên sống  bình thường qua ngày như bao người, được mong gì nữa…”. Dù đâu đó trong trái tim tôi, tôi cũng muốn được đánh đàn lần nữa mà sao bất lực quá. Không những thế, mỗi lần nghe bài nhạc nào đó, đầu tôi lại tự so sánh với chính mình để thấy bản thân tệ hại ra sao.

“Không có năng khiếu thì đã sao?”- Một câu nói hồn nhiên.

Đó là một hôm, có một bạn nữ nhờ tôi chỉ bạn cách đánh. Vì chung lớp, tôi muốn chỉ xã giao lên web này nọ để tự học dễ hơn. Ai mà ngờ là bạn ấy nỗ lực lắm, bạn cứ tập dần dần. Tôi cũng thấy thương nên mới chỉ nghiêm túc hơn. Bài đầu tiên tôi chỉ là “Happy Birthday”. Cái bài ấy dễ đến độ tôi học hai ngày là có thể nhắm mắt để đánh mà không ngờ con nhỏ học trò của tôi lại mất đến hai tháng. Ngày nào nó cũng lân la qua nhà tôi đánh những nốt đàn dở tệ của nó. Tôi muốn phát khùng khi nó đánh hoài không được thế nhưng nó chỉ biết nhìn tôi mà cười. “Mày cũng không có năng khiếu rồi”- Tôi tự nghĩ.
Vào hôm sinh nhật tôi, tôi thấy nó xin tôi lên đánh một bài, tôi biết ngay suy nghĩ đó. Nhưng tôi sợ cho nó đánh. Bởi lẽ nó chưa tập được bài đó, tôi không muốn nó như tôi, tôi không muốn nó buồn như tôi, tôi không muốn nó ngưng đánh đàn như tôi. Bởi tôi đã nếm trải đủ nỗi đau ấy rồi với lại con bé đánh đàn nhìn cũng dễ thương…
Nó vẫn lén lúc tôi không để ý để chạy lên. Nó lấy mic giới thiệu tên, cũng cuối xuống chào như tôi lúc ấy, chắc nó học theo tôi. Tôi cũng muốn nghe nó đánh.
Nó đánh được nửa bài là bắt đầu loạn xạ nhưng mặt nó vẫn tươi cười, nó như vùng vẫy, nó cố hát để giữ lại nhịp, nó cố hát thật to để qua những đoạn nó quên bài. Tôi chỉ biết đứng đó, vừa buồn cười, vừa ngưỡng mộ trước vẻ lì lợm của nhỏ. Giá như tôi đánh lỗi cũng biết cười như nó nhỉ?
Tự nhiên hay con tim mách bảo, tôi chạy lại gần nó, dìu nó đánh hết bài, tôi vừa cẩn thận từng chút, vừa muốn để nhỏ tự đánh. Đã bao lâu rồi, tôi mới được vui khi đánh đàn đến thế. Phải rồi ha, đánh đàn là để vui mà. Không biết bao lâu tôi mới nhận ra.
Đánh xong nó vừa chúc mừng sinh nhật tôi, vừa gãi đầu nó bảo là nó không có khiếu trong khoảng đàn hát này rồi nó cứ cười mãi thôi. Nó còn nói : “Mấy bài khó mày đánh được hay ghê, mày có năng khiếu quá mà”. Tôi ư, tôi có năng khiếu ư ?
Đến giờ, tôi phải cảm ơn nó. “Không có năng khiếu” thì đã sao chứ ?
Vào sinh nhật hôm ấy, một “tôi” vui vẻ, một “tôi” của những năm tháng hát hò vui vẻ đã trở lại.
Nguồn : Hoàng Piano
Nguồn : Hoàng Piano
Đến tận ngày hôm nay, tôi thấy danh xưng “thiên tài” hay cho ai có năng khiếu thật nực cười, bởi nó phủ nhận đi tất cả những nỗ lực của họ và còn khiến cho những con người đang cố gắng cảm giác nặng nề, tự ti hơn sau khi thất bại. Chẳng biết từ bao giờ “ Năng khiếu” như món quà từ số phận, không thể thay đổi như khi đã có năng kiếu, ta sẽ làm được mọi thứ. Thế nhưng tôi vẫn luôn mong rằng những bạn đang theo đuổi đam mê thì hãy cứ tiếp tục bền trí với quyết định của mình. Xin đừng nghi ngờ rằng liệu mình có năng khiếu hay không? Hãy cứ vui với đam mê ấy đi nhỉ, sao mà nặng lòng thế ?

Silent B.