Trong thời gian gần đây, bộ phim về nàng tiên cá vừa được phát sóng, và dẫn theo rất nhiều luồng nhận xét và phán xét về ngoại hình, diễn xuất của nữ chính. Đương nhiên, ở một vị trí đã gây tranh cãi ngay từ những ngày đầu thì đây là điều dễ hiểu. 
Đương nhiên ai cũng có quyền tự do ngôn luận và đưa ra ý kiến của mình. Cụ thể, đa số mọi người chia làm 2 phần: Nhận xét và Phán xét 
Đều là đưa ra quan điểm, vậy làm thế nào để nhận ra mọi người (hoặc chính chúng ta) đang phán xét hay nhận xét?
Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. 

Định nghĩa 

1.1 Dấu hiệu nhận biết 

Mình sẽ để dạng hình ảnh cho đỡ tốn quá nhiều chữ (nhưng vẫn muốn các bạn đọc và cảm nhận được hết câu chuyện)
Mình sẽ để dạng hình ảnh cho đỡ tốn quá nhiều chữ (nhưng vẫn muốn các bạn đọc và cảm nhận được hết câu chuyện)
Đầu tiên, chúng ta sẽ xem xét một câu chuyện và nhận biết như thế nào là phán xét. Khi đọc hết, chúng ta sẽ nhận ra là Khổng Tử nhìn thấy hành động của Nhạn Hồi, nhưng thay vì thu thập đầy đủ điều kiện, tình huống thì Khổng Tử đã đưa ra kết luận là Nhạn Hồi ăn vụng. Đây là bằng chứng mắt thấy, tai nghe, nhưng đôi khi mắt là chưa đủ. 
Qua ví dụ trên, chắc hẳn bạn đã hiểu được được phần nào phán xét là gì rồi. Chúng ta cùng đi đến định nghĩa. 

1.2 Thế nào là Nhận xét?

Nhận xét hay đánh giá là một phát biểu mang tính mô tả, tự sự (không xen lẫn cảm thán, quan điểm) trong tâm thế khách quan. Nhận xét có thể xem là một cách tiếp cận khoa học.
Nhận xét đơn giản chỉ là mô tả lại những gì chúng ta thấy, nghe, xem được, nó mang tính quan sát, khám phá. 
Để đưa ra một nhận xét, chúng ta cần tập trung những điều kiện, thông tin cụ thể, thông tin. 
Hàm ý tích cực - trung gian

1.3 Thế nào là Phán xét?

Phán xét là một phát biểu về ý kiến cá nhân và trong tâm thế chủ quan (khi mà anh hùng mạng thường bảo: đây là ý kiến cá nhân của tôi thôi). Phán xét là dựa trên cảm tính và tự thị. 
Còn phán xét dựa trên quan điểm cá nhân sẽ nặng nề về đúng sai dựa trên quan điểm cá nhân.
Để đưa ra phán xét, chúng ta chỉ cần: tôi thấy, theo quan điểm của tôi thôi, chắc là,...
Phán xét thể hiện người nói đang tự đặt mình ở vị trí cao hơn đối tượng, không có sự thông cảm, mà là sự chỉ trích và chê bai. 
Hàm ý tiêu cực
Ví dụ: Các bạn có thể đọc 2 câu dưới đây
Anh ấy đi học tại trường A 
Anh ấy đi học ở trường A nhưng chưa chắc đã giỏi đâu, thấy có đi học thêm nhiều đâu mà,... 
Khi đọc đến đây rồi, thì chắc chắn bạn sẽ nhận ra thế nào là nhận xét, thế nào là phán xét. Như cô diễn viên đóng nàng tiên cá, chúng ta cũng nhận ra các câu như: 
Công thức : Chắc, Cảm giác,... 
Đây đều là những nhận xét mang tính cảm tính, quy chụp, tự suy từ cá nhân người bình luận. Khi chưa có đủ các thông tin, nhưng thích suy diễn theo trong suy nghĩ của mình (từ trí tưởng tượng) và đưa ra các phán xét trên mạng. 

Vì sao tâm lý con người thích phán xét?

Theo giới nghiên cứu, con người phán xét bởi 4 lí do: thiếu an toàn, sợ hãi, cô đơn và muốn đổi thay. 
Thật lạ bởi những người phán xét tưởng chừng rất tự tin, mạnh mẽ mới đưa ra phán xét mà lại có những lí do như trên. 
Vậy vì sao lại có 4 lí do trên? 
Thiếu an toàn, thiếu tự tin: khi chúng ta không hài lòng với mình, chúng ta hay trút nỗi giận ấy sang người khác. Chúng ta cảm thấy hài lòng khi nâng bản thân lên, và đẩy thấp người khác xuống. Ví dụ như câu nói: người ta nhiều tiền nhưng chưa chắc đã hạnh phúc như mình. “Chắc” - “Người ta” “Mình”. Phạm Băng Băng có một câu nói nổi tiếng” Những người không bằng tôi, họ mới soi mói. Những người hơn tôi, họ đã không để ý đến tôi”. 
Sợ hãi: Khi chúng ta bị bắt nạt hay đe dọa, chúng ta sẽ phải ra tay trước để tự bảo vệ bản thân. Nhân viên bị chèn ép hay tìm cách nói xấu, phán xét sếp. Đây là tâm lý giúp bản thân giải tỏa bằng cách hạ bệ người khác xuống. 
Cô đơn: Chúng ta phán xét để tìm cách tìm thêm đồng minh, để tập thể cùng quan điểm với mình trở lên lớn mạnh hơn để giảm nỗi sợ. Ví dụ: Kẻ thù của kẻ thù là bạn. Có ai thấy như mình không.., chắc có mỗi mình thấy...,
Muốn đổi thay: Khi có điều gì chán chường trong cuộc sống, chúng ta thường nhìn xung quanh, và bắt lấy những điều có thể phán xét được. “Nhỏ tuổi mà kiếm được nhiều tiền thế, chắc là làm ăn phi pháp chứ gì” “Có giỏi lắm đâu mà làm được thế nhỉ”

Làm sao để giảm phán xét?

Như Khổng Tử còn có lúc đưa ra các phán xét, thì về cơ bản là thi thoảng chúng ta vẫn đưa ra các phán xét. Nhưng ta cần nhìn nhận vấn đề rằng: phán xét thực sự không giúp ích gì cho chúng ta cả, nhưng lại gây các ảnh hưởng đến cộng đồng. Nếu một cộng đồng chỉ biết phán xét, thì nó sẽ độc hại biết bao. 
Nếu phán xét không giúp ích được chúng ta (mà còn gây ra hậu quả về tâm lý như tự thấy mình thượng đẳng, bề trên) nhưng gây ra tác hại với người khác thì nên tập bỏ, hạn chế. 
Một cách đơn giản để giảm đấy là đặt câu hỏi “Chắc chưa?” Trước khi nói, tự hỏi lại bản thân mình “Đã chắc chưa?”, trước khi ấn enter bình luận, tự nghĩ “Đã chắc chưa?”, trước khi hành động hãy hỏi “Đã chắc chưa?”
Đây là cách để tập cho chúng ta giảm đố kị, đưa ra phán xét.
Nói cho vui chứ, nhỡ một ngày nào chúng ta nổi tiếng, nhưng vẫn sẽ có người anti thì những cái cmt toxic, phán xét ngày trước của mình sẽ trở thành điều bị công kích, phán xét thì cũng chả hay ho gì đúng ko ạ?