KỸ NĂNG MỀM KHÔNG THỂ THIẾU CỦA MỘT DATA ANALYST
Đế thực sự thành công trong vai trò là Data Analyst (DA) thì không chỉ cần technical skills, mà còn cần các soft skills - kỹ năng mềm.
Đế thực sự thành công trong vai trò là Data Analyst (DA) thì không chỉ cần technical skills, mà còn cần các soft skills - kỹ năng mềm. Trong khi kỹ năng kỹ thuật là thiết yếu thì kỹ năng mềm sẽ giúp một bạn ứng viên nổi bật giữa mọi người khi đi phỏng vấn cùng vị trí Data Analyst và giúp một nhân viên Data Analyst nổi trội trong tập thể khi đi làm. Trong bài viết này, Vinh đã liệt kê 03 kỹ năng mềm mà cá nhân Vinh đánh giá là thực sự rất quan trọng đối với một bạn Data Analyst muốn tiến xa trong nghề.
✅ Communication
Data Analyst phải có khả năng giao tiếp hiệu quả những kết quả của mình đến các bên liên quan bao gồm cả technical và business. Điều này yêu cầu khả năng rút trích thông tin phức tạp thành ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu. Kỹ năng giao tiếp tốt là cần thiết để trình bày các insight cho các bên liên quan, bao gồm những người có thể không có nền tảng kỹ thuật. Là một Data Analyst, bạn cần có khả năng đơn giản hóa các khái niệm kỹ thuật nhằm giúp người khác dễ dàng hiểu và hành động trên thông tin của bạn.
Một lưu ý nữa là DA sẽ phải tiếp xúc với nhiều nhóm người khác nhau nên bạn không thể giữ một style giao tiếp và áp dụng cho tất cả mọi người được. Thay vào đó, hãy tùy biến theo nhóm đối tượng mình giao tiếp, hãy quan sát “ngôn ngữ đặc thù” họ nói và tìm cách nói bằng “ngôn ngữ” đó của họ. Với nhóm technical thì nói kiểu technical, với nhóm business thì nói kiểu business. Làm Data Analyst giúp mình bỏ bớt cái-tôi đi, đặt mọi người lên trên mình một bậc 😃.
Mình hiểu rõ vai trò của Data Analyst là để serving các đội nhóm khác nhau trong doanh nghiệp nên thành công của mọi người là thành công của mình. Nhận thức được điều này đặc biệt hữu ích trong giao tiếp, như vậy chúng ta sẽ không còn giao tiếp theo kiểu phần này là nhiệm vụ của bạn, phần này là nhiệm vụ của tôi.
Sẽ không có sự khác biệt giữa thành công của bạn và thành công của tôi.
✅ Time management
Data Analyst thường làm việc trên nhiều dự án cùng một lúc, vì vậy cần có khả năng quản lý thời gian hiệu quả. Kỹ năng quản lý thời gian tốt có thể giúp bạn giữ được trên đường và cung cấp công việc chất lượng cao đúng hạn, ngay cả khi phải đối mặt với nhiều dự án. Quan trọng là có khả năng ưu tiên công việc và quản lý khối lượng công việc của mình để bạn có thể deliver kết quả đúng deadline đồng thời duy trì chất lượng.
Kỹ năng quản lý thời gian sẽ liên quan mật thiết tới kỹ năng giao tiếp. Tại sao mình lại nói như vậy? Vì một yếu tố quan trọng khi DA làm việc với các stakeholder chính là làm rõ timeline trong từng task mình nhận - deal ngay khi mới bắt đầu nhận project. Trong lúc làm việc thì phải thường xuyên update những milestone để stakeholder biết mình đang triển khai tới đâu, khi nào có demo… cho stakeholders nắm.
Một cách mà mình thường dùng để estimate timeline deliver là mình chủ động hỏi stakeholder muốn khi nào có outcome? Base vào câu trả lời mình sẽ propose timeline phù hợp. Trong trường hợp timeline không quá gấp, mình có thể chủ động propose timeline sớm hơn để stakeholders happy hơn, trong trường hợp nếu timeline quá gấp, mình không kịp làm, mình sẽ giải thích công việc này cần bao nhiêu thời gian để làm, hiện tại mình có thể dành bao nhiêu giờ để hỗ trợ task này và dự kiến có bản demo khi nào? Như vậy stakeholders sẽ biết rõ tại sao phải lùi lại timeline và cũng empathy với mình hơn.
Tất cả thông tin về thời gian - hãy giao tiếp thật rõ ràng giữa các bên, đây không chỉ là kỹ năng mềm - đây là sự chỉn chu và chuyên nghiệp😃
✅ Adaptability
Phân tích dữ liệu là một lĩnh vực liên tục phát triển, vì thế Data Analyst cần có khả năng thích nghi nhanh chóng với các công nghệ và kỹ thuật mới. Điều này yêu cầu sự học hỏi liên tục, cởi mở và sẵn sàng thử nghiệm những điều mới mẻ. Là một nhà phân tích dữ liệu, tâm thế của chúng ta sẽ là liên tục tìm cách cải thiện kỹ năng của mình, ngay khi mọi việc có vẻ ổn áp - chúng ta vẫn có thể tối ưu thêm, hãy luôn giữ mindset này trong đầu.
Bạn có thể chọn học các khóa học, tham dự hội nghị hoặc thử nghiệm các công cụ và kỹ thuật mới. Bằng cách cập nhật với các xu hướng và công nghệ mới nhất, bạn có thể đảm bảo rằng mình luôn cung cấp kết quả tốt nhất cho tổ chức của mình. “Learn Fast, Adapt Fast” là kim chỉ nam của mình khi làm nghề. Scope làm việc của Data Analyst rất rộng nên các bạn cần có khả năng digest 1 lượng lớn thông tin trong thời gian ngắn.
Scope làm việc của Data Analyst rất rộng nên các bạn cần có khả năng digest 1 lượng lớn thông tin trong thời gian ngắn. Mình luôn luôn có một niềm tin rằng con người là một chủ thể rất phi thường, hàng ngày chúng ta mới chỉ sử dụng 5-10% khả năng thật của nó mà thôi vậy nên hãy cứ tin tưởng vào bản thân mình - Stay Hungry, khao khát học hỏi và tiến về phía trước.
Cheers! ⭐️
– Xem ngay Lộ trình học Data Analyst chuyển ngành thành công trong vòng 6 tháng
– Xem ngay Lộ trình học Marketing Automation & Analytics Coaching 1 on 1 để upgrade kỹ năng phân tích cho Marketer
– Tham gia Vietnam Data Analyst Forum – #1 Informative Group để học hỏi và chia sẻ kiến thức về Data Analytics
– Cập nhật lịch khai giảng, chương trình ưu đãi và nhận tư vấn chuyển ngành miễn phí tại Data Coaching 1 on 1 – UniGap
Phát triển bản thân
/phat-trien-ban-than
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất