“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho mất tiền mua”.

Mỗi người đều là một kiến trúc sư ngôn ngữ của cuộc đời mình. Vì vậy hãy thử tự xây nên một "công trình chữ nghĩa" thật đẹp.
Mỗi người là kiến trúc sư ngôn ngữ của cuộc đời họ!
Tôi khoái cả hai nghề: nghề viết lách và nghề kiến trúc sư. Đứng trên góc nhìn của một người trong cuộc, tôi thấy hai nghề này có nhiều điểm chung. Khi thử ngồi xuống đối chiếu tính chất sản phẩm, tôi thấy hóa ra những người viết lách cũng chẳng khác các kiến trúc sư là bao.
Cùng tôi điểm qua các điểm chung thú vị đó nhé

1, Liên quan đến việc sắp xếp

Điểm chung thứ nhất của hai nghề này chính là sự sắp xếp vị trí.
Khi bạn làm kiến trúc, bạn sẽ thường xuyên phải đối mặt với sự sắp xếp vị trí không gian. Ví dụ như là đặt cái nhà vệ sinh ở đâu cho không có mùi, cho không kém sang. Đặt cái giếng trời ở đâu lấy nhiều sáng nhất. Đặt cái gương, cái tranh, cái ghế sofa ở đâu cho sang trọng, hợp lý ...
















Ngôn ngữ cũng phải sắp xếp như vậy thôi. 
Ví dụ: Anh yêu em, Em yêu anh, Yêu anh em, Anh yêu em (của) em, Em yêu anh (của) anh,... mang nghĩa khác nhau
 Hay là cách bố trí  quãng nghỉ cũng tạo hiệu ứng nhấn nhá hơn:
“Em!(Ngừng vài giây)
Anh yêu em”
Thì đạt hiểu quả cao hơn khi chỉ nói “Anh yêu em”. Đúng chứ?
Rất nhiều cách sắp xếp "sao", "nó", "bảo", "không", "đến"
Suy cho cùng, một cuốn từ điển khác với một cuốn tiểu thuyết ở cách sắp xếp từ có ở trong đó. Các nhà văn chính là các kiến trúc sư từ ngữ, họ sắp xếp lại một rổ các từ ngữ cho phù hợp với ý đồ biểu đạt của mình.
Nhìn rộng ra các nhà soạn nhạc cũng chỉ sắp xếp lại các note nhạc có sẵn. Các họa sĩ chẳng qua chỉ đang phân bổ trên trang giấy các màu có sẵn. Các đầu bếp cũng nấu ăn từ các nguyên liệu có sẵn mà thôi.

2, Đúng lời đúng thời điểm

Ở mỗi khoảng thời gian của loài người, nhu cầu về kiến trúc là khác nhau. Thời phong kiến chúng ta thích nhà tranh vách đất, nhà ba gian, thời nay chúng ta thích ở chung cư hiện đại. Thời tiền sử ông cha ta lại khoái hang đá cơ. Đưa người hiện đại vào hang đá hay đưa người tiền sử vào chung cư là không ổn tí nào.
Ngày nay vẫn thịnh nhà ba gian ở miền quê
Trong ngôn ngữ cũng thế thôi.
Ví dụ: “Ngủ với anh nhé”. Nếu bạn nói câu này với một người xa lạ, hoặc mới quen thì bạn sẽ ăn tát. Nhưng nếu nói người yêu bạn đủ lâu, với vợ mình thì điều đó lại hoàn toàn chấp nhận được.
Nếu nói với người lạ là “Chào bạn”, “rất vui làm quen với bạn” thì rất hợp lý. Nhưng nói điều đó với người đã quen lâu rồi thì lại thành kì cục.
Hay nói “anh yêu em” với người mới quen thì thường nhận lại “Em cần thời gian”, nhưng nếu nói quá muộn thì sẽ nhận lại “Em có người yêu rồi”, “Em chỉ coi anh là bạn”, “Em chưa muốn có ny lúc này”... Quan trọng là phải đúng lời đúng thời điểm.

3, Sử dụng cách diễn đạt phù hợp

Nếu bạn dùng bộ nội thất cổ điển, sẽ cho ra một căn phòng tính chất cổ điển. Nếu bạn sơn màu lạnh, căn phòng sẽ lạnh lẽo hơn. Mặc dù là cùng cái ghế đó, chức năng cũng là để ngồi đấy, chất liệu khác, thiết kế khác sẽ cho ra những trải nghiệm ngồi khác nhau.

Màu sắc, chất liệu, thiết kế, bố cục
Trong lời nói, chữ viết cũng vậy: cùng nghĩa đó, nhưng cách nói khác thì hiệu quả nhận được sẽ khác nhau. Cụ thể:
A, Thủ pháp nói giảm nói tránh: Cũng là cách gạ gẫm nhưng “Đjt không?” rất tục, sẽ ăn tát. “Quan hệ tình dục với anh đi”- thô lỗ, sẽ ăn đạp ngay. “Ngủ với anh nhé” cũng vẫn còn quá thô. “Chấp nhận mã Gen của anh không” nghe có vẻ ổn hơn nhiều rồi...
“Chết rồi” nghe quá buồn. “Khuất núi” đỡ buồn hơn nhưng tang tóc. “Về nơi chín suối” nghe cũng được,...
B, Thủ pháp phóng đại: “Anh làm bảo vệ” không gây ấn tượng bằng “Anh làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh, an toàn cho trụ sở chính của tập đoàn cổ phần ABC”.
C, Sử dụng tiếng anh: Nghề tự do/ Thất nghiệp/ Ăn hại thì dùng “freelancer” sẽ sang hơn.
D, Chơi chữ: “Anh làm tháng nào cũng hơn trăm củ.- Anh trông khoai”
“Anh đưa đất nước vào khuôn khổ”- ”Anh là kỹ sư xây dựng”
... mọi người tự liên hệ giúp mình nhé, nhiều quá không kể hết được.

4, Tính tương đối

Cùng một công trình thì có người khen đẹp, có người chê xấu. Đó là tính tương đối của thẩm mỹ. Tùy vào góc nhìn của mỗi người.
Tháp Effiel từng bị chê là xấu
Điều này quá dễ hiểu trong ngôn ngữ. Xưng “mày tao” với người lớn sẽ là hỗn láo. Xưng “mày tao” với bạn bè lại quá đỗi bình thường.
Có điều nói trong đám cưới được, nhưng đám ma lại không và ngược lại. Có kiến trúc chỉ phù hợp ở xứ lạnh băng tuyết, không phù hợp ở xứ nóng ẩm mưa nhiều.

5, Sáng tạo sẽ tuyệt hơn

Sáng tạo là gì? Sáng tạo là tìm ra cái mới sau khi đã nghiên cứu kĩ cái cũ. Sáng tạo là biết thế nào là khác biệt với những người còn lại và thực hiện hóa nó. Sáng tạo tạo lên hàm lượng giá trị nghệ thuật trong tác phẩm của bạn.
Hãy sáng tạo từ cái cũ
Khi bạn dựng lại rập khuôn ngôi nhà của người khác, bạn chỉ là một thợ vẽ. Khi bạn chỉ viết lại văn phong của người khác, bạn chỉ là một thợ viết. Có sáng tạo, bạn mới mong trở thành một kiến trúc sư thực thụ, có sáng tạo bạn mới thành một nhà văn thực thụ. Lần tới, hãy thử sáng tạo nhé.