Chúng ta đã quen thuộc với việc được dạy để tu dưỡng trở thành người tốt và niềm tin về việc không ai muốn làm người xấu cả. Nhưng một trong những luật nền tảng của cuộc sống này là vận hành qua nhị nguyên. Đó là tốt và xấu. Đó là ngày và đêm. Đó là nóng và lạnh. Trong âm có dương trong dương có âm. Âm dương nương tựa với nhau cùng tồn tại, có khi xen kẽ với nhau trong sự phát triển.
[…]Một sự cân bằng có được bằng cách trải nghiệm cả ánh sáng và bóng tối… Tất cả các cá nhân đầu thai vào cõi của các bạn đều trải nghiệm cả ánh sáng và bóng tối trong một vài kiếp sống. Một người có thể chọn cách trở thành một cá nhân tiêu diệt cả một bộ tộc con người. Người khác có thể chọn cách lạm dụng trẻ em. Tất cả những điều đó tạo ra một mức độ của việc học tập và hiểu biết. Đây thực sự là một cõi tồn tại hai cực tốt và xấu. Việc tìm kiếm sự cân bằng giữa ánh sáng và bóng tối, cái tốt và cái xấu, sẽ mang bạn ra khỏi cảnh giới này, đưa bạn ra khỏi cảm tính nhị nguyên. (Kế hoạch Linh hồn)
[…]Bởi thế không ai sẽ tốt 100% và không ai sẽ xấu 100%. Các lời dạy để trở thành người tốt, các bài tập kỷ luật, rèn luyện tâm trí… có thể làm mất đi cơ hội chạm vào sự thật về chính mình. Đằng sau cái tính nhẹ nhàng, tử tế mà mọi người hay thấy có thể là một bạn Phong đầy gai góc, thậm chí có thể nói về những người làm cùng sao mà ngu như thế. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc cổ vũ chúng ta cứ lao đầu vào tình huống.
Một sự xung đột hàm chứa ngay trong đó hạt nhân của sự thật nhưng đấy cũng có thể trở thành địa ngục nếu bạn không nhận ra việc mình chửi bới, làm điều mà bạn cho rằng “chỉ là bản thân đang sống thật với chính mình thôi”, lại là điều mà bản ngã dẫn dắt, là cái bao biện chứ không tuôn ra bất kỳ trí tuệ nào. Sự tương quan với thế giới này để soi rọi nơi chính mình. Sâu thẳm trong việc phán xét người khác là cảm giác thèm được thương, thèm được công nhận, không muốn cô đơn. […]Không phải là dấn thân hay không dấn thân vào câu chuyện vi phạm đạo đức, mà là bạn đang ứng xử như thế nào với sự thật bên trong mình mà sợi dây đạo đức đang là nắp chặn khiến mình không hiểu về bản thân.
[…]Hãy hỏi chính bạn, trong tình huống này bạn muốn làm cái gì? Bạn có dám đương đầu, có sẵn sàng chịu trách nhiệm cho việc đấy không? Nếu câu trả lời là Yes thì làm đi. Nếu thấy được chính mình, dũng cảm dấn thân và chịu trách nhiệm với chính mình thì mọi sự trải nghiệm đều là thuần khiết. Sự đánh giá của người khác và sự phán xét về mình theo đó mà rơi rụng.
[…]Trách nhiệm tối thượng chính là CHỊU TRÁCH NHIỆM VỚI CHÍNH MÌNH trong tất cả mọi thứ sẽ diễn ra sau đó. Chịu trách nhiệm với tất cả cảm xúc mà mình trỗi dậy, sau lựa chọn đó. Chịu trách nhiệm với các tình huống phụ hệ xảy ra đối với chính cuộc đời mình, sau lựa chọn đó. Quan trọng nhất trong câu chuyện chịu trách nhiệm chính là: phân biệt được giữa chịu trách nhiệm, với chịu lỗi / chịu đựng / chịu khổ / chịu nạn… (Những chia sẻ từ chị Vonka)
Hành trình thấu hiểu bản thân cần nhiều tuệ và dũng khí lắm.