MỘT THẾ HỆ KIỆT SỨC DO ĐÂU?
Dựa trên khía cạnh xã hội học, kinh tế học và các vấn đề thời sự, bài viết này sẽ đưa ra một lập luận để bảo vệ thế hệ Millennials và cáo buộc xã hội nói chung.
Tác giả: Anne Helen Peterson
Chủ để này có ý nghĩa như thế nào với tôi? Tìm hiểu xem điều gì khiến cho thế hệ Millennials trở nên kiệt quệ sức lực.
Nếu đọc các tiêu đề báo chí, bạn sẽ khó bỏ qua thông tin: thế hệ Millennials nhận về rất nhiều lời chỉ trích, đánh giá gay gắt. Các phương tiện truyền thông nói rằng họ lười biếng. Họ quá nhạy cảm. Họ cằn nhằn, cáu kỉnh.
Nếu họ không thể có được các khoản thế chấp, họ quay ra đổ lỗi cho sở thích ăn bữa sáng trưa của mình. Có vẻ như những người lớn tuổi thuộc thế hệ Millennials nghĩ rằng họ sẽ "mở màn" cho ngày tận thế - giống như mọi thế hệ trước họ từng nghĩ như vậy.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu thế hệ Millennials không chỉ là những người cáu kỉnh? Điều gì sẽ xảy ra nếu họ bị kiệt sức? Và điều gì sẽ xảy ra nếu mọi sự bất mãn của họ là một phản ứng hợp tình hợp lý khi bị một thế giới bất công đối xử tồi tệ?
Đây chỉ là một vài trong số những câu hỏi mà bài viết nêu ra. Dựa trên khía cạnh xã hội học, kinh tế học và các vấn đề thời sự, bài viết này sẽ đưa ra một lập luận để bảo vệ thế hệ Millennials và cáo buộc xã hội nói chung.
Trong bài viết này, bạn sẽ rút ra:
• Tại sao bạn không nên theo đuổi đam mê của mình;
• Các bà nội trợ những năm 1970 đã thay đổi thế giới công việc như thế nào;
• Tại sao không có gì là bữa ăn miễn phí.
Đọc thêm:
1. Tuổi thơ bị kiểm soát từ li từng tí đã đặt nền móng cho tình trạng kiệt quệ sức lực của thế hệ Millennials.
Khi nhớ về tuổi thơ của mình, cảm giác nào ùa về trong tâm trí bạn? Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ nói lên nhiều điều về thời điểm khi bạn sinh ra.
Ví dụ như, bạn có nhớ về một tuổi thơ vô tư đơn thuần - lúc bạn có thể tự do dạo chơi và tận hưởng giây phút tươi đẹp của bản thân? Hay khi đó bạn đang bị kiểm soát chặt chẽ, từng li từng tí bởi những ánh mắt của người lớn luôn xem xem bạn có dấu hiệu hư hỏng nào không?
Đối với thế hệ Millennials - tức là những người sinh từ năm 1981 đến năm 1996 - chúng ta thường thấy thời thơ ấu của họ bị giám sát và hạn chế nhiều mặt. Sự thật dường như không đáng kể đó có thể cho chúng ta biết rất nhiều điều về những rắc rối của thế hệ Millennials ngày nay.
Một lý do khiến tuổi thơ của thế hệ millennials bị kiểm soát chặt chẽ đó là tiền bạc. Sự bất bình đẳng về thu nhập gia tăng trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX đã ảnh hưởng trực tiếp đến cách nuôi dạy con cái của những ông bố bà mẹ thời bấy giờ.
Trong một thế giới bấp bênh về tài chính, nhiều bậc cha mẹ trở nên lo lắng về triển vọng nghề nghiệp trong tương lai của con cái và họ bắt đầu quan niệm tuổi thơ theo một cách khác. Không còn là khoảng thời gian vô tư vui chơi và học những điều cơ bản, những năm tháng tuổi thơ bắt đầu được coi là sự chuẩn bị nghiêm túc cho cuộc sống sau này của các con.
Vì vậy, thay vì tự do ném bóng xung quanh bãi đất trống, những đứa trẻ thuộc thế hệ Millennials được đăng ký tham gia các môn thể thao nhóm với mức phí không hề rẻ.
Thay vì tự mình khám phá nghệ thuật, những đứa trẻ được đưa đón từ lớp luyện tập piano sang lớp học khiêu vũ. Trọng tâm chuyển từ tự nhiên khôn lớn sang thành tích, và niềm vui chỉ xếp vị trí thứ 2 trong quá trình phát triển bản thân.
Tuy nhiên, ngoài những kỳ vọng cao của bố mẹ và lịch trình học tập dày đặc, còn có một nguyên nhân khác khiến cho SỰ TỰ DO thường ngày của những đứa trẻ bị bó hẹp. Đó là gì? Nỗi sợ.
Vào đầu những năm 1980, các phương tiện truyền thông chính thống bắt đầu đưa tin về những vụ bắt cóc trẻ em nổi bật chưa từng thấy - cha mẹ bắt đầu phản ứng lại với sự báo động này.
Cha mẹ không bận tâm rằng thực tế không có sự gia tăng tội phạm đối với trẻ em; mà chỉ quan tâm tới việc con mình đang trong độ tuổi "nguy hiểm khi gặp người lạ" - và chỉ điều này thôi đã đủ thuyết phục cha mẹ rằng con cái cần được bao bọc, để mắt kỹ càng hơn nữa.
Vậy điều gì sẽ xảy ra khi một thế hệ trẻ em bị kiểm soát từng li từng tí tới khi trưởng thành? Chà, nó đã tạo nên những người thuộc thế hệ Millennials như thế đó.
Sự tập trung duy nhất của họ là vào năng suất làm việc và cải thiện bản thân, xuất phát từ những lịch học dày đặc, đầy tham vọng thời thơ ấu - những đấu tranh của họ trong quá trình trưởng thành đã phản ánh một điều đáng buồn rằng cách nuôi dạy con quá hiếu chiến của cha mẹ đã kìm hãm sự tự lập của họ từ khi còn nhỏ.
Đọc thêm:
2. Đối với nhiều người thuộc thế hệ Millennials, đại học hóa ra là một sự đối xử phân biệt.
Khi thế hệ Millennials lớn lên, tốt nghiệp cấp 3 và bắt đầu bước ra thế giới, nhiều người đã chọn một con đường mòn như là lẽ tự nhiên: đại học.
Rất nhiều người coi đại học là lựa chọn tốt nhất của họ và hàng triệu người đã đăng ký học lên. Sau tất cả, tại sao lại không chứ? Từ khi còn nhỏ, họ đã được giáo viên, cha mẹ và cố vấn hướng nghiệp gieo vào đầu suy nghĩ giáo dục đại học là chìa khóa để đi đến thành công.
Đối với những sinh viên khá giả, bằng cấp hứa hẹn sẽ tiếp tục được bảo mật. Còn đối với những sinh viên ít khá giả hơn, bằng cấp có thể là bàn đạp minh chứng cho sự giàu có. Trong tâm trí của nhiều người thuộc thế hệ Millennials, đó dường như là một cuộc đặt cược an toàn.
Hóa ra, giáo dục đại học không phải sinh ra để làm những điều người ta vốn nghĩ về nó - ít nhất, không phải là môi trường mà thế hệ Millennials cứ phải đối mặt.
Thứ nhất, ngày càng nhiều sinh viên vào đại học, bằng cấp không còn ý nghĩa như trước đây nữa. Trước đây, bằng cử nhân là minh chứng để phân biệt một người trong cuộc thi - nhưng giờ đây nó không như vậy nữa. Bây giờ, số lượng sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học nhiều vô kể, các nhà tuyển dụng bắt đầu chú ý hơn đến môi trường mà các ứng viên đã học tập, rèn luyện. Những người không theo học các trường cao đẳng, đại học ưu tú thường thấy mình bị bỏ rơi trong cái nhìn hắt hủi.
Vậy họ đã làm gì? Chà, với nỗ lực làm cho hồ sơ của mình trở nên nổi bật, nhiều người đã theo đuổi tấm bằng sau đại học. Đối với một số người, nỗ lực này đã được đền đáp xứng đáng. Thế nhưng cũng có rất nhiều người dù có bằng thạc sĩ hay tiến sĩ vẫn phải vật lộn để tìm việc làm và các khoản vay bổ sung mà họ đã sử dụng để tài trợ cho các nghiên cứu sau đại học chỉ làm tăng thêm mức nợ đã đáng báo động của họ.
Tình huống này không phải là không xảy ra. Đối với trường hợp này, vẫn có một số công việc được trả lương cao mà không yêu cầu bằng cấp, ví dụ như những người lắp đặt HVAC (Hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hoà không khí), thợ điện và thợ lắp ống nước...
Thứ hai, huyền thoại về "bằng cấp thay đổi cuộc sống" đã góp phần bóp méo thái độ của thế hệ Millennials đối với công việc. Trải qua phần lớn thời thơ ấu của mình để theo đuổi giải thưởng, kỹ năng và thành tích, thế hệ Millennials đã thấm nhuần tư tưởng làm việc chăm chỉ chắc chắn sẽ đi đến thành công.
Điều đó có nghĩa là sau khi tốt nghiệp và phải vật lộn để kiếm sống, những người trẻ thuộc thế hệ Millennials chỉ nhìn thấy một giải pháp. Cải cách hệ thống? Thay đổi nhu cầu? Không.
Millennials quyết định chấp nhận và làm việc chăm chỉ hơn.
3. Quan niệm rằng công việc phải là một “niềm đam mê” khiến cho Millennials dễ dàng bị bóc lột.
Trong suốt lịch sử phát triển, hầu hết mọi người đều trải qua những công việc hết sức nhạt nhẽo. Tất nhiên, những người thợ mỏ và thợ may có thể tự hào về những gì họ làm ra, nhưng công việc đó vẫn là một phương tiện để đạt được mục đích cuối cùng: đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.
Một người thợ cày cày xới ruộng bởi vì anh ta thấy công việc đó thú vị hoặc hấp dẫn? Nhiều khả năng là, anh ta làm công việc này vì cha anh ta đã từng làm việc đó.
Vì vậy, nếu bạn hỏi những thế hệ đi trước trong nhà mình liệu công việc họ từng làm có phải là “niềm đam mê” hay không, họ có thể rơi vào trạng thái hoang mang khó trả lời.
Nhiều người trong chúng ta, đặc biệt là thế hệ Millennials, tin rằng công việc phải là trọng tâm trong cuộc sống, nó sẽ hiện thực hóa mọi tham vọng của bản thân và giúp chúng ta ý thức về mục đích sống. Do vậy, cái nhìn về công việc chân tay thực tế có vẻ không truyền cảm hứng cho họ. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những điều mà chúng ta sẽ rút ra.
Một trong những vấn đề đối với “công việc mơ ước” là rất nhiều người khao khát có được nó. Rốt cuộc thì, những người khao khát trở thành nhà báo, vũ công, nhà khảo cổ học…nhiều vô kể, trong khi đó những người mơ ước trở thành công nhân nhà máy hay tài xế giao hàng thì rất ít.
Điều đó có nghĩa là có sự cạnh tranh gay gắt đối với những công việc rất đáng mơ ước này - vì vậy nếu bạn không hài lòng với điều kiện làm việc của mình, thì sẽ luôn có người khác sẵn sàng thay thế bạn. Các phúc lợi có thể bị cắt giảm, tỷ lệ làm việc tự do có thể giảm từ năm này qua năm khác; sức hấp dẫn của những "công việc mơ ước" là các đơn xin việc sẽ nộp đến tới tấp.
Các nhà tuyển dụng biết được điều này. Thực tế, việc biến nhân viên trở thành một người tâm huyết đã chứng minh đó là một điều may mắn cho nhiều doanh nghiệp. Tại sao? Bởi vì nếu nhân viên chủ động, đặt trọn tâm huyết vào công việc, thì họ sẽ không cần thêm bất kỳ sự lôi kéo, thuyết phục nào để làm việc - chẳng hạn như mức lương cao, hoặc các khoản phúc lợi hợp lý.
Thay vì người sử dụng lao động cải thiện điều kiện làm việc cho nhân viên, họ sẽ yêu cầu nhân viên tập trung phát triển nội lực và khơi dậy ngọn lửa đam mê trong công việc.
Ngày nay, ngay cả danh sách công việc cũng phản bội lại thái độ trịch thượng này, nó gọi là “coding ninja” và “dịch vụ khách hàng tuyệt hạng”. Nếu bạn bắt gặp một trong những điều này, hãy xem xét chính xác những gì nhà tuyển dụng đưa ra: nói chung, chức danh công việc càng hay, công việc sẽ càng trở nên tồi tệ hơn.
Đây là điều mà thế hệ Millennials đang dần bắt đầu nhận ra. Thay vì theo đuổi đam mê bằng mọi giá, nhiều thế hệ Millennials đang làm điều gì đó khôn ngoan hơn; giống như các thế hệ trước, họ chọn công việc an toàn và được trả lương cao để giúp họ trang trải cuộc sống.
4. Công việc bấp bênh và tạm thời khiến cho sự bảo đảm nghề nghiệp của thế hệ Millennials nằm ngoài tầm với.
Khi "Kelly Girls" đến những nơi làm việc vào những năm 1970, họ đã hé lộ một bí mật. Được biết đến là những bà nội trợ háo hức kiếm thêm tiền tiêu vặt, Kelly Girls, về bản chất, là một công việc tạm thời. Đối với các nhà tuyển dụng, họ là một món quà trời cho.
Bạn thấy đấy, những công nhân làm việc tạm thời này hầu như có tất cả những ưu điểm của những nhân viên bình thường, không có nhược điểm nào. Như một quảng cáo đã tuyên bố vào thời điểm đó, bạn không phải trả tiền cho Kelly Girls khi họ bị ốm hoặc đi nghỉ dưỡng, bạn chắc chắn không phải trả cho họ bất kỳ khoản phúc lợi nào. Bên cạnh mức lương theo giờ, nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với Kelly Girls hầu như không có.
Nghe có vẻ quen không? Nếu vậy, không có gì làm lạ - cuộc đời của Kelly Girls vào những năm 1970 đã dự báo trước điều kiện làm việc của nền kinh tế Gig (tạm thời và linh hoạt) thời nay của chúng ta.
Vai trò của những người làm nghề tự do, các nhà thầu và nhân viên hợp đồng đã có một ý nghĩa mới vào những năm 1980 và 1990. Khi các chính trị gia loại bỏ các biện pháp bảo vệ công đoàn, người sử dụng lao động bắt đầu hợp lý hóa mô hình kinh doanh của họ, loại bỏ toàn bộ các bộ phận, ban ngành trong doanh nghiệp. Thay vào đó, họ thuê ngoài những người làm nghề tự do và tạm thời.
Từng chút một, sự đảm bảo việc làm của nhiều người lao động đã bị xói mòn, một giai cấp mới đã xuất hiện bên cạnh giai cấp lao động truyền thống: người có công việc bấp bênh - giống như Kelly Girls, thường không được hưởng gì ngoài mức lương cơ bản của họ.
Đây là tình huống mà nhiều người thuộc thế hệ Millennials tự nhận thấy - dù là tài xế Uber, nhà sáng tạo tự do hay giáo sư kiêm nhiệm. Thế nhưng, trong quá khứ, mọi thứ đã từng rất khác.
Vào giữa thế kỷ XX, các công ty trực tiếp sử dụng phần lớn những người dựa vào sức lao động của mình. Đối với nhân viên, điều đó có nghĩa là phúc lợi, là lương khi ốm đau và bảo đảm việc làm - thậm chí là cơ hội thăng tiến theo các bậc của công ty. Về cơ bản, điều này đảm bảo mức độ an toàn tài chính trên diện rộng - không phải chỉ đảm bảo cho một số ít nhân sự ưu tú.
Nhưng đối với những người có công việc bấp bênh, những điều khoản cơ bản đó dường như trở nên xa xỉ. Chừng nào các nhà lập pháp buộc các công ty phải công nhận những người lao động mà họ đang sử dụng là những nhân viên chính thức, còn không thì việc bảo hộ công ăn việc làm, thậm chí là sự bình yên trong thâm tâm sẽ tiếp tục lẩn tránh nhiều người thuộc thế hệ Millennials.
5. Khó lòng rời bỏ nơi làm việc hiện đại - thế hệ Millennials đang phải trả giá.
Bạn có biết ai trong số những người "sống" ở văn phòng - đến sớm nhất và ở lại muộn nhất sau khi những người khác đã về nhà không? Có vẻ như những người thuộc thế hệ Millennials chiếm con số áp đảo hơn bao giờ hết.
Trong những thập kỷ gần đây, số giờ chúng ta làm việc đã tăng lên từng chút một, đến mức mọi thứ giờ đã rơi vào khủng hoảng. Đó không chỉ là “làm việc chăm chỉ” nữa mà là văn hóa làm việc quá sức và ảnh hưởng sâu sắc đến thế hệ Millennials.
Điều này khiến các đặc quyền vui chơi, giải trí mà nhiều công ty cung cấp có phần đáng buồn, chẳng còn ý nghĩa nữa. Bàn chơi bóng bàn, đồ ăn nhẹ phong phú và bữa trưa miễn phí không nhất thiết phải là dấu hiệu của một bầu không khí thoải mái - mà thường thì nó có nghĩa là ranh giới giữa làm và chơi đã trở nên phai mờ trong vô vọng. Họ nói rằng văn phòng không còn là nơi để làm việc; nó trở thành một nơi để sống.
Một trong những nơi đầu tiên mà văn hóa sống tại văn phòng bắt đầu bén rễ - dù bạn có tin hay không - đó là tại các ngân hàng. Như nhà nhân chủng học người Mỹ Karen Ho đã nêu ra trong cuốn sách "Thanh khoản" của cô, nhiều đặc quyền mà các ngân hàng đưa ra cho nhân viên đã khuyến khích họ dành ra những ngày làm việc cực kỳ dài tại văn phòng.
Ví dụ, tại một phòng giao dịch, bất kỳ nhân viên ngân hàng nào làm việc quá 7 giờ tối có thể đặt đồ ăn mang về văn phòng, công ty sẽ chi trả khoản phí đó - và bất kỳ ai ở lại trễ tới mức chỉ còn hai giờ nữa là bắt taxi về nhà thì công ty cũng sẽ thanh toán luôn chi phí đi lại.
Tất nhiên, ở giai đoạn đó, giờ làm việc của một nhân viên ngân hàng có thể đã tăng lên 13 hoặc 14 giờ/ ngày - nhưng thay vì dường như đánh thuế, nó lại mang vẻ bình thường, tự nhiên. Bởi vì các quyền lợi khác nhau bắt đầu được áp dụng khi họ làm việc vào buổi tối, nên mọi người chẳng ngại ngần khi làm việc theo ca cực kỳ dài. Trên thực tế, đối với nhiều người, nó đã trở thành một điểm đáng tự hào.
Nhưng đây là nơi mà kinh nghiệm của một nhân viên đầu tư ngân hàng khác với kinh nghiệm của một người thuộc thế hệ Millennials trung bình khác. Điều khiến ngành ngân hàng trở nên đặc biệt, đó là nhân viên bỏ ra 70h làm việc/tuần đổi lấy nghĩa về mặt tài chính. Không giống như hầu hết những người lao động khác, những gì nhân viên ngân hàng kiếm được liên quan chặt chẽ với lợi nhuận mà họ tạo ra. Đối với họ, thời gian làm việc càng dài càng có thể mang lại số tiền thưởng càng lớn.
Thật không may, câu chuyện lại khác đối với hầu hết người lao động khác. Họ bị cuốn vào những ngày dài làm việc vì họ cảm thấy bản thân không có lựa chọn nào khác - khối lượng công việc dường như chỉ đòi hỏi điều đó.
6. Việc lạm dụng công nghệ quá mức đang dần khiến thế hệ Millennials trở nên kiệt quệ.
Với những giờ làm việc căng thẳng kéo dài và mệt mỏi, bạn đang mong đợi họ sẽ dành thời gian quý báu của mình để thư giãn nhiều nhất có thể.
Bạn sẽ làm gì nếu đặt mình vào tình huống của họ? Hãy tưởng tượng: bạn vừa hoàn thành ca làm việc dài 13 giờ đồng hồ. Bạn đã về đến nhà, những việc lặt vặt của bạn cuối cùng cũng xong. Ngày mai, bạn sẽ bắt đầu lại từ đầu.
Nhưng bây giờ, trước khi đi ngủ, bạn có một giờ duy nhất để làm bất cứ điều gì bạn thích. Vậy bạn sẽ làm gì? Đọc sách? Chơi đàn piano? Nâng cao trình độ phi tiêu ngoài sân?
Đều không phải nếu bạn giống như hầu hết thế hệ Millennials. Hết lần này đến lần khác, họ sẽ lấy điện thoại của mình ra xem.
Tất cả chúng ta đều biết lời hứa của mạng xã hội: “Kết nối mọi người với nhau” nhưng ở giai đoạn này, rất ít người trong chúng ta tin vào điều đó. Thế mà cách đây 1 thập kỷ, khẩu ngữ trên lại nghe có vẻ rất thuyết phục.
Lấy ví dụ như Instagram. Trước đây, mạng xã hội này dường như là nơi ẩn náu của những người thuộc thế hệ Millennials có những người thân lớn tuổi đang tham gia Facebook. Lúc đầu, nhìn những bức ảnh dễ thương của bạn bè, thú cưng và cảnh đẹp trên Instagram, người dùng thấy rất vui - thậm chí là bổ ích.
Nhưng càng ngày, Instagram càng trở thành một nơi để khoe những trải nghiệm, từ đó có những người dùng bắt đầu lo lắng, so sánh lối sống của bản thân với những người khác. Những nụ cười bất tận và cuộc sống dường như hoàn hảo hết mức rõ ràng là những điều quá tốt để trở thành sự thật - nhưng nhìn vào những bức ảnh này, thật khó để tránh tâm lý so sánh cuộc sống của bạn với những thứ trên mạng.
Tất cả đều giống nhau, Instagram không phải là mạng xã hội duy nhất gây mệt mỏi. Thứ gây mệt mỏi hơn cho đến nay là tin tức. Biến đổi khí hậu, bạo lực đối với phụ nữ, khủng hoảng tị nạn và các vụ xả súng hàng loạt - ngay cả trước khi phương tiện truyền thông xã hội ra đời, đã có rất nhiều tin tức gây thất vọng. Nhưng trong thế giới cập nhật Twitter, Facebook tức thì này thì những nội dung gây khó chịu có thể tiếp cận chúng ta với sự khẩn trương và vội vàng chưa từng có.
Chúng ta có thể cảm thấy rằng nhiệm vụ của chúng ta là phải biết những gì đang diễn ra trên thế giới - đó là điều mà chúng ta không thể thay đổi, sửa chữa, thì ít nhất chúng ta có thể cố gắng tìm hiểu về nó. Nhưng sự thật là nghe tin tức dữ dội, ngày này qua năm khác, chẳng có ích gì cho bất kỳ ai. Trên thực tế, nó đang khiến chúng ta mệt mỏi, kiệt sức.
Từ công việc bấp bênh đến nợ phí đại học cao ngất ngưởng, thế hệ Millennials đã có "đủ món" trên đĩa của họ. Sự căng thẳng gia tăng về tất cả các tin xấu trên thế giới là điều mà họ chắc chẳng không thể thay đổi được.
Tóm tắt cuối cùng
Thông điệp chính trong bài viết này:
Millennials không phải không đủ năng lực. Hơn bất cứ điều gì, họ thật không may là nạn nhân của việc nuôi dạy con cái sai lầm, của những lời khuyên tồi, của những chính sách ngu ngốc và nền kinh tế chênh lệch. Và như thể tất cả những điều đó vẫn chưa đủ tệ, họ còn phải làm việc quá sức, đối mặt với nền kinh tế Gig (tạm thời & linh hoạt), với sự mệt mỏi khi sử dụng công nghệ. Không có gì ngạc nhiên khi tình trạng kiệt sức hàng năm đang diễn ra tràn lan.
Lan Anh Tran
Đọc thêm:
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất