5 dấu hiệu bạn đang kiệt sức và Gợi ý cách vượt qua
Kiệt sức có thể xảy ra với bất kỳ ai trong chúng ta. Đôi khi chính bản thân mình bị rơi vào tình trạng ấy mà không hề hay biết.
Trong một bài viết trước đây, mình từng chia sẻ về tình trạng sức khoẻ cá nhân. Đó là giai đoạn mình bị kiệt sức đến báo động khi gặp chuyên gia kiểm tra sức khoẻ. Thế nhưng chính bản thân mình cũng không nhận ra được mức độ nghiêm trọng của vấn đề, và cứ thế vô tình ngày qua ngày bạo hành lên chính cơ thể và tinh thần mình.
Kiệt sức có thể xảy ra với bất kỳ ai trong chúng ta. Đôi khi chính bản thân mình bị rơi vào tình trạng ấy mà không hề hay biết. Nó có thể do những tác động bên ngoài từ môi trường làm việc, ảnh hưởng gia đình, hoặc cũng có thể do chính chúng ta tạo ra từ thói quen bên trong: tạo áp lực quá sức cho chính mình, không dành thời gian vun đắp, chăm sóc bản thân. Dù nguyên nhân xuất phát từ nguồn nào thì các dấu hiệu của kiệt sức đều có xu hướng giống nhau.
Dưới đây là 6 dấu hiệu phổ biến của kiệt sức trong công việc lẫn cuộc sống
1. Năng suất làm việc kém hiệu quả
Vẫn là những công việc bạn làm ở công ty, hay tại nhà mỗi ngày. Nhưng có giai đoạn bạn thấy mọi thứ bị đứng lại, các công việc bạn phụ trách không được hoàn thành đúng kế hoạch, hoặc hoàn thành một cách khó nhọc, không có hiệu quả. Bạn thấy uể oải khi bắt đầu công việc và có suy nghĩ muốn ngưng công việc hiện tại, tìm kiếm một môi trường mới, muốn được nằm xuống để nghỉ ngơi dù chỉ đôi chút.
Khi cơ thể kiệt sức trong công việc, bạn không nhận ra ngay, nhưng chính dấu hiệu muốn buông bỏ, muốn được nghỉ ngơi của cơ thể đã minh chứng cho tình trạng sức khoẻ của bạn.
Gợi ý cho bạn:
Hãy nhớ lại động lực mà bạn có khi được tuyển dụng hoặc khi bạn hoàn thành công việc. Nghĩ về những niềm vui đã từng có khi bạn đạt được một thành quả dù nhỏ xíu trong cuộc sống. Lập kế hoạch để loại bỏ những phiền nhiễu trong công việc. Ngoài ra, trước khi đi làm, hãy đảm bảo rằng bạn được nghỉ ngơi đầy đủ và loại bỏ các tương tác làm tiêu hao mức năng lượng của bạn.
2. Bi quan, nghĩ tiêu cực
Đồng nghiệp, người thân bắt đầu nghe những phàn nàn của bạn nhiều hơn về những vấn đề đôi khi rất nhỏ. Bạn thấy khó chịu, dễ cáu gắt với những điều không vừa ý. Suy nghĩ của bạn không tiến về phía trước, bạn khó khăn để suy nghĩ và nói ra những góc nhìn tích cực. Đó là những dấu hiệu của sự mệt mỏi, chán chường trong tâm thức khi bạn cạn kiệt năng lượng trong tinh thần.
Gợi ý cho bạn:
Ngay khi cảm thấy kiệt sức, bạn nên dành thời gian cho những suy nghĩ hướng tới tương lai.
Thay đổi cách bạn nhìn nhận mọi thứ xung quanh. Khi bạn nhận ra mình có những suy nghĩ tiêu cực, trước tiên hãy tự hỏi bản thân "Cảm xúc này khiến tôi cảm thấy thế nào?" Sau đó, quyết định xem liệu những cảm giác đó có giúp bạn đến gần hơn với mục tiêu của mình hay khiến bạn trì trệ hơn.
Thực hành lòng biết ơn. Khi nói ra những lời cảm ơn, chúng ta sẽ nghĩ tới những mặt tích cực của sự việc hoặc của ai đó, từ đó giúp hình thành thói quen loại bỏ những cái nhìn gay gắt, tiêu cực.
3. Chất lượng giấc ngủ kém
Thức khuya, trằn trọc, suy nghĩ về công việc trong ngày thực sự có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Cơ thể sẽ cạn kiệt và không được tái nạp năng lượng khi giấc ngủ bị chập chờn.
Gợi ý cho bạn:
Nếu bạn bị kiệt sức, hãy thử thiết lập thói quen trước khi đi ngủ và tuân thủ nó. Dọn dẹp môi trường phòng ngủ để có một giấc ngủ ngon: lau chùi hút bụi phòng ngủ, thay mới chăn grap mỗi tuần, vệ sinh máy lạnh, máy quạt, điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp, kết hợp thực hành các gợi ý như trong hình trước khi đi ngủ.
Mạng xã hội không bao giờ ngủ, và tốt nhất bạn nên cắt giảm hoặc loại bỏ thời gian sử dụng mạng xã hội trong khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ. Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử làm cản trở khả năng cảm thấy buồn ngủ và rối loạn chu kỳ giấc ngủ. Chuyển màn hình sang chế độ ánh sáng phù hợp trước khi đi ngủ cũng hỗ trợ cho giấc ngủ của bạn tốt hơn.
4. Lo sợ
Cảm giác lo lắng, sợ hãi trong công việc và cuộc sống làm bạn luôn bất an: bạn lo sợ sếp sẽ khiển trách, cắt giảm lương thưởng trong thời kỳ khó khăn, bạn lo lắng không ai hỗ trợ trông con để quay lại công việc sau khi hết giãn cách xã hội, hay bạn lo sợ mình và người thân sẽ bị nhiễm virus trong giai đoạn bùng phát,… Nỗi lo sợ lấn áp mọi suy nghĩ khiến cho bạn không thể tập trung, nó áp đảo và bào mòn cơ thể, thời gian của bạn.
Gợi ý cho bạn:
Xây dựng thói quen thư giãn và tập thở sâu. Quản lý căng thẳng là chìa khóa quan trọng khi cơ thể trong tình trạng kiệt sức. Thiết lập mindmap (sơ đồ tư duy) về chính nỗi sợ của mình là cách giúp bạn đối diện với nó.
Ví dụ: bạn lo sợ về việc mình và người thân sẽ bị nhiễm virus, vậy làm thế nào để vượt qua nỗi sợ này:
- Ngăn chặn: bằng cách hạn chế ra ngoài, tiếp xúc người khác, thực hiện 5K
- Rèn luyện sức khoẻ: tập luyện thể thao, yoga, hít thở mỗi ngày để có một nội lực khoẻ mạnh.
- Bổ sung đủ chất trong điều kiện có thể
- Xây dựng tinh thần vững mạnh để không bị những khó khăn, nhữg tin tức ngoài xã hội làm ảnh hưởng tinh thần: thực hành thiền, nghe các bài giảng về năng lượng cuộc sống, đọc sách
Khi ngồi xuống viết ra được những việc cần làm, nỗi sợ sẽ được tìm ra nguyên nhân tận gốc
Thực hành hít thở bụng mỗi khi sợ hãi hoặc choáng ngợp sẽ giúp bạn cân bằng lại hơi thở và cảm xúc. Đi vào một căn phòng trống hoặc phòng tắm, nhắm mắt và hít thở sâu 10 lần. Kiểm soát nhịp thở khi hít vào và thở ra hoàn toàn. Tham khảo thêm bài hướng dẫn hít thở của mình tại đây.
5. Dễ nổi nóng, gắt gỏng
Thời gian gần đây bạn nhận ra mình là người nóng tính và hay khó chịu với những người thân yêu. Khi cảm thấy kiệt sức, bạn có thể thấy mình ít kiên nhẫn hơn và dễ cáu gắt với những người xung quanh.
Bạn biết họ không đáng bị đối xử như vậy. Bạn muốn kiểm điểm hành vi của mình để có thể xây dựng lại những mối quan hệ yêu thương. Nhưng thực sự không phải dễ để kiểm soát được lời nói, hành động khi cơn bực tức đang cao trào.
Gợi ý cho bạn:
Cần biết rằng những người thân yêu của bạn có thể không hiểu môi trường làm việc hay những khó khăn bạn đang gặp.
Dành thời gian để giải thích tình trạng, vấn đề của bạn với những người xung quanh. Nhờ sự giúp đỡ từ gia đình hoặc đồng nghiệp nếu bạn thực sự thấy mình đang không ổn. Đôi khi chỉ cần để bạn được yên tĩnh, nghĩ ngơi, thả lỏng cơ thể trong 15 phút cũng là cách để bạn giải toả cơn tức giận.
Kiệt sức hay cảm giác kiệt sức có thể len lỏi vào trong cơ thể, suy nghĩ của bạn. Nó được gây ra bởi các hành vi cá nhân, thói quen hoặc môi trường làm việc độc hại.
Nhận thức là bước đầu tiên để biết điều gì đang xảy ra bên trong bạn. Bước tiếp theo là hành động dựa trên các dấu hiệu cơ thể, hành vi, cảm xúc của bạn.
Phục hồi sau khi kiệt sức là hành trình dài để hồi phục sức khoẻ lẫn khôi phục tâm trí.
Mong rằng những kiến thức mình tìm kiếm và tổng hợp phía trên sẽ giúp ích được cho bạn nếu bạn đang rơi vào tình trạng kiệt sức.
Bài viết được lấy ý và dịch từ nguồn: https://www.lifehack.org/809775/burnt-out
Đọc thêm:
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất