KHOẢNG KHẮC BẮT ĐẦU VÀ NĂNG LƯỢNG CỦA NGƯỜI SÁNG TẠO (Phần 2 chương 1)
I. Lời mở đầu: ...
I. Lời mở đầu:
- Nếu bạn đặt câu hỏi “chúa có thực sự tồn tại hay không?” Bạn sẽ nhận được vô số câu trả lời, đối với tôi nếu cách đây khoảng 10 năm về trước câu trả lời của tôi sẽ là không, nhưng bây giờ thì câu trả lời của tôi rất khác. Câu chuyện của tôi khi đi một mình một lối riêng để nghiên cứu về lực hấp dẫn cũng hết sức ly kỳ, nên tôi tin là đã có một thế lực nào đó đã thôi thúc tôi đi trên con đường đặc biệt này.
- Câu chuyện thứ nhất: Vào năm 2013, tôi có tham gia một cuộc hội nghị về phương pháp khoa học sinh trắc dấu vân tay. Trong hội nghị họ đã cho mọi người tham gia xét nghiệm thử hai dấu vân tay. Khi tôi được mời ngồi xuống cô bé làm xét nghiệm sinh trắc vân tay cho tôi đã nói rằng:” tôi có một loại dấu vân tay rất đặc biệt hiếm thấy, nói rằng tôi có khả năng lội ngược dòng tư duy như Albert Einstein” và tất nhiên tôi cho đó là một trò dụ dỗ để tôi bỏ tiền ra làm xét nghiệm toàn diện nên không thèm để ý :P
- Vào những năm sau đó khi tôi tự nghiên cứu các dải ngân hà, phát hiện rằng các giải ngân hà dường như đang hoạt động ngược với những gì lý thuyết vật lý hiện tại đang mô tả, tôi cảm thấy quá khó hiểu. Lúc này không hiểu vì đâu câu chuyện đi xét nghiệm sinh trắc vân tay đột nhiên nhảy vào đầu của tôi, chuyện đã bẵng đi một thời gian khá lâu không ngờ tôi lại nhớ ra ngay lúc tôi đang đặt tư duy về
những nghịch lý mà tôi đang nhìn thấy. Tôi đã thử quan sát bằng cách suy nghĩ ngược lại mọi thứ xem sao thì kết quả lại chuẩn xác vô cùng. Điều đó khiến cho tôi cảm thấy khá ngạc nhiên có vẻ như một ai đó một thế lực nào đó đang hướng dẫn tôi đi đúng con đường cần đi. Vì vậy cho tới ngày hôm nay khi tôi viết về cách hoạt động của dạng năng lượng đặc biệt này tôi chỉ có thể gọi nó là “Năng lượng của người sang tạo” Vì không ai xứng đáng được đặt tên cho dạng nặng lượng và
cách thức hoạt động này, tôi gọi nó là năng lượng
GE = GOD ENERGY
I. Vấn đề về các hành tinh đang dịch chuyển xung quanh mặt trời:
1. Dương lịch:
Dương lịch được người La Mã cổ sáng tạo ra và cách sắp xếp
của dương lịch được tính theo hệ thống các cung hoàng đạo trên bầu trời (hay còn gọi là các bản đồ sao) được chia đều các phần bằng nhau giữa các cung. Từ đó người La Mã cổ đại đã phát hiện ra rằng trong khoảng thời gian tháng 2 hằng năm các cung này thường dịch chuyển nhanh hơn và biện pháp của họ chính là làm cho các tháng 2 trong năm chỉ có 28 ngày. Tuy nhiên ở chiều đối xứng với tháng 2 là tháng 7 thì các cung này lại đột ngột dịch chuyển chậm hơn trên bầu trời. Nên họ đã sử dụng biện pháp là tháng 7 và 8 đều có 31 ngày để cho phù hợp với cấu trúc dịch chuyển của bản đồ sao. Và cách làm này đã đúng trong hàng nghìn năm qua cho tới nay chúng ta vẫn sử dụng bộ lịch đó
2. Âm lịch: (Đây là tinh túy kiến thức khoa học của người phương đông chúng ta đó là lý do vì sao người phương tây ít có hiểu biết tường
tận về nó)
Đối với âm lịch thì phức tạp hơn một chút bạn phải đọc nhiều tài liệu về năm nhuận và cách họ tính tháng nhuận ra sao. Nhưng tôi xin
phép được tóm tắt cách tính như sau: Một năm có thập nhị trung khí (Xuân phân, Cốc vũ, Tiểu mãn, Hạ chí, Đại thử, Xử thử, Thu phân, Sương giáng, Tiểu tuyết, Đông chí, Đại hàn, Vũ thủy) Nói cho dễ hiểu đó là đường dịch chuyển của hệ cặp trái đất và mặt trăng đang dịch
chuyển qua bản đồ sao trên bầu trời (tương tự như 12 chòm sao của người la mã). Trong khi dịch chuyển như vậy lại tạo ra các hệ thống ngày và tháng để người châu á chúng ta sử dụng để tính toán mùa màng hằng năm. Với mỗi chính nguyên (180 năm) sẽ có 3 chu kỳ nhỏ (60 năm) (Lục thập giáp tý canh chi)
Điều này cho ta thấy được tính chu kỳ của hệ thống giao lắc giữa mặt trăng và trái đất, nó không hề mang tính ngẫu nhiên, hoặc có thể nói quỹ đạo của hành tinh trái đất và mặt trăng luôn luôn phình to ở một góc là vào các tháng 2 đến tháng 8 âm lịch. Riêng các tháng 9, 10, 11 thì tận 180 năm mới được nhuận một lần và được nhuận vào chu kỳ Hạ Nguyên, tháng chạp và tháng giêng không bao giờ được nhuận (tương
đương với khoảng thời gian từ tháng 1 và tháng 2 dương lịch hằng năm). Như vậy ta có sơ đồ tương ứng như sau:
- Vùng màu xanh dương sẽ là vùng không có sự giao lắc của quỹ đạo trái đất nó tương đương với khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 2 dương lịch (Tháng chạp và tháng riêng trong âm lịch) các tháng này không bao giờ được nhuận vì nếu nhuận sẽ gây lệch đường trung khí (tương đương với cung hoàng đạo mà ta quen thuộc)
- Vùng màu xanh lá là các tháng chỉ được nhuận 1 lần trong vòng 180 năm
- Vùng màu vàng là vùng được phép nhuận nhưng ít hơn đặc biệt các
- Vùng màu đỏ là những năm có tháng nhuận nhiều nhất
Khi đọc qua bản thống kê và mô hình tôi tự vẽ (có hơi sai lệch thì mọi người thông cảm nhé ^^) này chúng ta sẽ có cái nhìn như sau chu kỳ giãn nở của trái đất khi đi qua quỹ đạo của mặt trời chỉ tập trung có sự biến dạng (gần giống với sự co giãn) ở một vùng nhất định chứ không
phải là toàn bộ. Khi so sánh với bản đồ sao thì chúng ta sẽ thấy sự co giãn này có tính chu kỳ và thông thường sẽ giao lắc mạnh và những chu kỳ Hạ nguyên để rồi sau đó toàn bộ hệ thống sẽ trở về vị trí gần như ban đầu. Như vậy phần quỹ đạo co giãn của chúng ta chỉ tập trung vào một vùng nhất định trong không gian (dựa theo bản đồ sao)
Mời các bạn đọc thêm: https://chuaadida.com/chi-tiet-cach-tinh-nam-nhuan-duong-lich-va-nam-nhuan-am-lich-2701/
(Có rất nhiều nhà khoa học hiện đại đang chở nên bối rồi khi không thể giải thích được tại sao những năm gần đây thời gian lại đột dịch chuyển nhanh hơn so với bình thường. Khi ta nhìn lên bản tháng nhuận thì sẽ thấy chúng ta đang rơi vào đường quỹ đạo ngắn. Như vậy khi tới Chu kỳ hạ nguyên tổng tháng nhuận sẽ là 23 tháng so với thời 2 chu kỳ trước)
Xin mời các bạn đọc thêm bí ẩn của trái đất dịch chuyển nhanh hơn https://tienphong.vn/trai-dat-cang-ngay-cang-quay-nhanh-hon-mot-cach-bi-an-khoa-hoc-chua-the-ly-giai-post1460262.tpo
Như bản thân mình đã mô tả trong bài viết mở đầu về đường quỹ đạo của trái đất khi quay quanh mặt trời trong không gian. Nhiều ý kiến cho rằng làm sao tôi biết được chính xác lúc nào thì đường quỹ đạo của chúng ta ở gần mặt trời nhất? Chúng ta có nhiều cách xác định quỹ đạo của trái đất và mặt trời, tuy nhiên đối với tôi cách đơn giản nhất chính là tra Google :D (thật ra người xưa đã dùng cách cắm một cách cọc và quan sát bóng đổ lúc 12h trưa để định ra ngày tháng trong một năm chứ họ không ngẫu nhiên quy định như vậy)
3. Cái nhìn giao thoa của kiến thức phương đông, phương tây
và khoa học hiện đại:
- Mình xin phép giải thích cách mà người châu á chúng ta tính âm lịch như sau:
Trong một năm nhuận âm lịch, nếu có một tháng không có ngày Trung khí thì tháng đó là tháng nhuận. Nếu nhiều tháng trong năm nhuận đều không có ngày Trung khí thì chỉ tháng đầu tiên sau Đông chí là tháng nhuận. Tháng đầu năm (tháng Giêng) và tháng cuối năm (tháng Chạp) không bao giờ được lấy làm tháng nhuận âm lịch. Như vậy ta thấy cách tính âm lịch này vô tình cứ sau 3 năm (hoặc 2 năm) sẽ cho
chúng ta biết đường quỹ đạo phình to ra của hành tinh của chúng ta. Vì nguyên tắc khi chèn các tháng vào đó sẽ ít làm sai lệch quá nhiều mua màng thời tiết. (chỉ những năm có nhuận tháng 2 là ngoại lệ vì chèn vào tháng đó sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều tới năm đó khi người ta không thể xác định đường trung khí). Thành quả này làm được thật sự là nhờ hàng nghìn năm kiên trì nghiên cứu thiên văn của
người châu á chúng ta, trải qua hang trăm ghi chép qua các năm. Nhờ vào việc ban đêm quan sát mặt trăng cùng vô số vì tinh tú khác giúp cho bộ lịch của người châu á chúng ta có nhiều hơn một điểm tham chiếu như trong dương lịch của người phương tây
Như vậy chúng ta sẽ thấy rõ được 2 tính chất của cặp quỹ đạo đường đi của trái đất và mặt trăng trong chu kỳ Hạ Nguyên. Một là: cứ sau chu kỳ 180 năm thì có những khoảng thời gian đường quỹ đạo trái đất chao đảo và lệch về gần với các tháng 9, 10, 11. Hai là: trong các chu kỳ trước mỗi tháng âm lịch trung bình là 29,53 ngày nhưng ở chu kỳ Hạ nguyên con số này đã rút ngắn chỉ còn 29.49 ngày cho một tháng.
Điều đó có nghĩa là cặp trái đất và mặt trăng đã tăng tốc dịch chuyển bất thường để quay về vị trí cũ của chu kỳ thượng nguyên
· Vì lý do đường dẫn bài viết tôi đưa ra ở trên có phần chưa chính xác nên mình xin phép chỉnh sửa lại cho các bạn dễ hình dung. Với phần bôi vàng là hai năm liền kề nhau có tháng nhuận và được chuyển đổi sang dương lịch với tiêu chi lấy ngày 15 của tháng nhuận đó làm chuẩn để chuyển đổi, mình dò theo trang web lịch vạn niên và cho kết quả như sau:
-
Chúng ta sẽ thấy ở chu kỳ hạ nguyên với các tháng được nhuận dày đặc hơn và cách quãng đều đặng cứ cách 2 lần 3 năm sẽ có 2 năm nhuận và tiếp tục là quãng 3 lần 3 năm sẽ tới 2 năm nhuận. Tuy nhiên ở chu kỳ thượng nguyên (từ 1873 -1887) có một quãng rộng ra như hình ở trên
- Dựa trên mô hình này khi so sánh với các tháng ghi nhận được từ dương lịch cũng tương tự như vậy toàn bộ hệ thống này hoàn toàn không có cấu trúc đối xứng khi tháng có vận tốc chuyển dịch nhanh lại không phải là tháng cận nhật mà nó nghiêng 1 góc khoảng 30 độ
- Khi ta so sánh những điều này với lý thuyết của Einstein nói về lực hấp dẫn bị uốn cong do không thời gian đã không thể giải thích được hiện tượng này và nó đã có chu kỳ ổn định qua hàng nghìn năm nay. Với điều mà chính lý thuyết không thời gian bị uốn cong của Einstein đã không khớp với mô hình quỹ đạo thật sự của trái đất như sau:
1. Tính hữu hướng của quỹ đạo:
Vì mô hình không _ thời gian của Einstein có tính vô hướng hay ngẫu nhiên. Nghĩa là trong tổng thời gian quay quanh mặt trời có không thời gian bị uốn cong sẽ có những lúc đường quỹ đạo sẽ phình to ở hướng ngược lại và nguyên tắc trở nên yếu khi không thể giải thích được lý do gì khiến cho trục quỹ đạo trái đất của chúng ta cứ sau mỗi
chu kỳ 180 năm sẽ tự quay về đường quỹ đạo cũ
Nếu chúng ta sử dụng cách suy nghĩ về lý thuyết không thời gian bị uốn cong để giải thích hiện tượng vật lý này sẽ thấy rằng liệu có một ngày đường quỹ đạo lớn của sao thủy có thể từ từ dịch chuyển về một hướng hoàn toàn khác như khu vực của chòm sao Ma Kết, bảo bình hay song ngư. Tuy nhiên điều này đã không xảy ra trong hàng ngàn năm qua trên trái đất của chúng ta. Ngược lại quỹ đạo hành tinh xanh của chúng ta có biểu hiện của chu kỳ tương tự như hiện tượng co giãn của một sợi dây cao su vô hình. Cứ sau một quãng thời gian sẽ quay lại vị trí cũ như ban đầu.
2. Tính chu kỳ của quỹ đạo:
Dựa trên mô hình vạn vật hấp dẫn và lý thuyết không thời gian bị uốn cong chúng ta sẽ có các mô hình như sau: Quảng đường từ L3 cho tới L1 phải là quảng đường tăng tốc và khi hành tinh của chúng ta đạt tới
vị trí cận nhật nhất thì hành tinh của chúng ta có lực quán tính F phải đạt max khi hành tinh của chúng ta di chuyển tới vị trí L1 điểm gần mặt trời nhất => Fmax phải trùng khớp với vị trí L1
3. Nhiệt động lực học:
- Ta đặt động năng của trái đất là F thì khi từ vị trí của L3 tổng động năng của trái đất phải là Fmin vì từ quỹ đạo L2 di chuyển tới vị trí L3 thì trái đất đã sử dụng hết động năng quán tính đã tích tụ khi di chuyển trong không gian và đang từ từ bị mặt trời hút ngược trở lại. Theo sau đó động năng của trái đất sẽ tích tụ dần cho đến khi trái đất nằm ở đường quỹ đạo gần mặt trời nhất tại vị trí L1
Fmax = ma và khối lượng m của trái đất không đổi thì a phải đạt max tại vị trí L1
Mà a đạt max tại thời điểm đó sẽ dẫn tới tổng nhiệt lượng của trái đất phải gia tăng và đạt max theo sau đó. Tuy nhiên rất nhiều nghiên cứu cho ta thấy được hiện tại xảy ra hoàn toàn ngược lại khi trái đất của chúng ta chẳng những không đạt tổng nhiệt lượng hấp thụ được max mà còn là thời điểm mà có lượng nhiệt lượng tăng thấp nhất trong năm mặc dù chúng ta đang ở rất gần mặt trời
- Tuy nhiên thực tế quá trình hoạt động của hành tinh chúng ta lại vẫn ngược lại 180 độ như sau:
Khi so sánh ta chia đều từ tháng nửa năm đầu từ tháng 1-6 hàng
năm và tháng 7 – 12 thì sẽ thấy rằng tổng số tháng nhuận nửa đầu năm chỉ có 28 tháng và tổng số tháng nhuận nửa cuối năm là 39 tháng. Điều đó có nghĩa là thời gian để hoàn thành quảng đường nửa cuối năm dài hơn hẳn so với thời gian hoàn thành nửa đầu năm. Chúng ta so sánh với dương lịch thì điều đó vẫn như vậy khi nửa đầu năm chỉ có 181 ngày và nửa đầu năm có 184 ngày mà thôi.
.
Kết luận:
Lời giải thích đơn giản và dễ hiểu nhất của tôi chính là mặt trời không tồn tại lực hấp dẫn, thiên thể này đang cố đẩy mọi thứ ra xa nó nhất có thể và đó cũng là lý do lý giải tại sao các tàu vũ trụ khi thám hiểm sao Thủy và sao Kim gặp nhiều trục trặc như vậy khi buộc phải bay ngang qua sao thủy nhiều lần trước khi đi vào được quỹ đạo của sao thủy.
Tuy nhiên với tàu thăm dò Mars Pathfinder (MESUR Pathfinder) chỉ mất 6 tháng 4 tháng 12 năm 1996 đến 4 tháng 7 năm 1997 đã hạ cánh thành công trên sao hỏa
Khi sử dụng cách tiếp cận này chúng ta sẽ có 2 vị trí bị giảm dần tốc độ của hành tính chúng ta với điểm thứ nhất là khoảng thời gian từ tháng 7 và 8 trong dương lịch khi chúng ta đang ở khoảng cách xa mặt trời nhất gần với vị trí L3 (mình đặt là điểm v1) và vị trí thứ 2 là khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 1 dương lịch khi chúng ta đang ở gần mặt trời nhất (điểm v2) và một vị trí tăng tốc (mình đặt là V3 nằm ở vị trí tháng 2 và tháng 3 hằng năm nó năm đối xứng với vị trí V1). Dựa trên dữ liệu như trên chúng ta sẽ thấy được rằng trái đất của chúng ta có 2 chu kỳ giảm dần tốc độ và một chu kỳ tăng tốc. Chu kỳ giảm tốc chủ yếu tập trung ở vùng không gian từ v1 đến v2 và chu kỳ tăng tốc nằm tại vị trí v3
- Như vậy với công thức mà tôi đã nhắc tới ở phần 1 liệu nó có giá trị gì khi nhìn về hệ thống mà tôi nhắc tới này hay không?
Với
Được triển khai như sau:
Với phản lực xe ôm chính là lực đẩy do mặt trời tạo ra và đẩy mọi thứ văng ra xa khỏi trung tâm của chính nó. Và spin chính là đường quỹ đạo của trái đất khi chúng ta dùng mô hình trắc địa để mô tả trạng thái của trái đất chúng ta qua từng chu kỳ. Như vậy hệ thống này vẫn còn bí ẩn ở vế trên với lực G tương tác với khối lượng m nó phải giải thích như thế nào đây?
Vì nội dung bài viết phần 2 này khá dài nên mình xin phép được tách ra theo từng mục lớn để cho các bạn dễ đọc. Kì tiếp theo hãy cùng mình trên chuyến xe ôm du hành vào vũ trụ này mình sẽ dẫn bạn đến tìm hiểu những bí ẩn của hố đen vũ trụ liệu nó có phải là quái vật khủng khiếp của vũ trụ này hay không? Từ đó ta có đầy đủ dữ kiện để hiểu được điều gì đang xảy ra với cái nhìn tổng quát. Liệu cả 2 nhà khoa học Newton và Einstein có thật sự đã có những sai sót chăng? Mời các bạn cùng đón đọc và theo dõi nhé
Lời bộc bạch: Mình xin tự giới thiệu bản thân là một họa sĩ vẽ 3D thuộc tập đoàn Virtuos, niềm đam mê của mình là bao gồm cả mỹ thuật và vật lý cùng nhiều môn khoa học khác nữa. Những lúc rãnh rỗi mình đi chạy thêm vài chuyến grab để kiếm thêm thu nhập mà lo cho gia đình. Nhiều khi bản thân tôi tự huyễn hoặc hay mơ mộng rằng mình cũng có vài nét rất giống Leonardo da Vinci (nhưng chắc là một phiên bản bị lỗi nên mới đi chạy xe ôm kkk).Tuy nhiên đối với mình kiến thức chính là kiến thức niềm đam mê với kiến thức đã dẫn lối mình đi trên con đường ngày hôm nay. Chỉ cần bạn có đam mê thì bất kể nơi đâu hay lúc nào cũng có thể trở thành trường đại học riêng cho bản thân mình kể cả nó là một góc đầu đường xó chợ nào đó. Rất mong các bạn đọc và share bài viết ngày hôm nay của tôi, vì dù sao tôi cũng chỉ là một anh chàng xe ôm bé nhỏ những điều tôi viết đây rất khó để có thể đến được tay của những khoa học gia hàng đầu thế giới nghiên cứu về những lĩnh vực này cho nên rất cần sự ủng hộ và tiếp lửa của tất cả các bạn ngày hôm nay
Trong một bài viết của một vị giáo sư Erik Verlinde (On the origin of gravity and the laws of Newton) Ông ấy cũng đặt ra vấn đề liệu có phải lực các lực của ngôi sao đang co giãn như những sợi dây thun không? Mời các bạn cùng đọc
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất