Lần đầu tiên tôi chủ động tra cứu thuật ngữ ''Industry plant'' là vào năm 2018 khi tôi nghe bài hát Ocean Eyes của ca sĩ Billie Eilish. Tôi đã từng nghe cụm từ này từ nhiều năm trước, nhưng sự quan tâm của tôi với danh từ đó ngày càng nhiều hơn khi tôi bắt đầu tìm hiểu cô ca sĩ này là ai.
''Industry Plant'' thường được sử dụng như một thuật ngữ chung cho các nghệ sĩ trẻ đã ký hợp đồng với các nhãn hiệu lớn, những người dường như đã nắm bắt được xu hướng thống trị tại thời điểm đó và tạo ra cơn sốt trên mọi nền tảng mạng xã hội đồng thời thu hút một lượng fan khổng lồ cho riêng họ với vỏ bọc là một nghệ sĩ "cây nhà lá vườn" tự bản thân vươn lên đến đỉnh cao sự nghiệp. Đối với một vài ý kiến, "Plant" là người đã ký hợp đồng với một nhãn hiệu lớn ở độ tuổi quá sớm mà họ chưa có cơ hội tạo dựng bản sắc nghệ thuật của riêng mình. Ở một góc nhìn khác,việc trở thành "Industry Plant" phù hợp với các nghệ sĩ hoặc hãng thu âm theo đuổi sự nổi tiếng và thành công về mặt thương mại, đồng thời hỗ trợ phát triển cá tính của mỗi ngôi sao và quyền tự do sáng tạo của họ.
Được gọi là một "Industry Plant" chắc chắn có những hàm ý tiêu cực gắn liền với nó. Billie Eilish sẽ là một ví dụ rõ ràng, cô đã ký hợp đồng với Interscope ngay sau khi phát hành "Ocean Eyes" chỉ ngay khi bài hát thứ ba của cô ấy được stream trên Soundcloud và về cơ bản khán giả đại chúng cho rằng BE là một bản nhái của Lana Del Rey. Nhưng liệu đó có phải là bằng chứng của một "Industry Plant", hay đó chỉ là bằng chứng của một nghệ sĩ chưa tìm thấy tiếng riêng nói của họ?
Có rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, những người đã bị cho rằng là "Industry Plant" trong vài năm qua, bao gồm Khalid, Lizzo, Chance the Rapper, Lil Nas X, Travis Scott, Elaine, Drake và gần đây là Olivia Rodrigo.
Billie Eilish
Billie Eilish
Cha mẹ của Billie Eilish đều tham gia vào ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình của Hollywood và họ đã có thể dùng mối quan hệ để mang lại cho con gái họ những điều tốt nhất có thể trong sự nghiệp của cô ấy. Đối với một số người, đó là bằng chứng tương đối thuyết phục. Đối với những người khác, điển hình là Finneas, anh trai của Eilish cũng là người viết tất cả các bài hát của Billie, anh ấy cho rằng tài năng sáng tạo của cô ấy đã được minh chứng rõ ràng trong lúc họ cùng nhau làm việc. Một số người hâm mộ âm nhạc hoài nghi và khẳng định rằng UGM đã giữ Finneas ở lại và điều đó là sự thật... vì tài năng của anh ấy như một nhạc sĩ thực thụ nhưng cũng bởi vì sự hiện diện của anh ấy tạo ấn tượng rằng thành công của Eilish là sản phẩm của một doanh nghiệp gia đình có truyền thống và được đào tạo bài bản chứ không phải là sự can thiệp của một hợp đồng từ hãng thu âm tiếng tăm nào. Tương tự, có mọi khả năng rằng thành công định hình thế hệ của Billie Eilish thực sự là chuyện gia đình. Vấn đề ở đây có thể là ngành công nghiệp âm nhạc đã trở thành một cỗ máy phức tạp đến mức chúng ta buộc phải xem bất cứ thứ gì xuất hiện từ gốc đến ngọn với một mức độ nghi ngờ nhất định, điều này đặt ra câu hỏi: Tại sao chúng ta lại đổ lỗi cho các nghệ sĩ?
Một khi các khán thính giả "go down the rabbit hole", họ sẽ nhận ra rằng bất kỳ nghệ sĩ nào được thương hiệu lớn bắt tay hoặc hậu thuẫn đều có thể được mô tả như một "industry Plant", bằng cách này hay cách khác. Đó không phải là cách tiến bộ để tiếp cận lĩnh vực kinh doanh âm nhạc hiện nay...Điều đặc biệt thú vị về hiện tượng này là nó cho chúng ta thấy được mức độ mạnh mẽ của các hãng thu âm, ngay cả thời kỳ hậu internet và thời đại kỹ thuật số.
Mặc dù ý tưởng tạo ra một ngôi sao nhạc pop không phải là mới, nhưng ngày càng khó để nhận biết câu chuyện của ai là chân thực rằng họ đã trải qua khó khăn gian khổ nhường nào để đứng trên sân khấu như họ đã nói, thực sự đây là một câu chuyện đấu tranh ''bắt đầu từ con số 0'' và cố gắng tự vươn lên cho đến khi thành công được công nhận bởi phần đông dân số và cuối cùng là một hãng thu âm. Hình dung đến một quá trình như vậy cũng khiến cho bất kỳ cá thể con người nào có tư duy cũng e dè.Không có gì bất ngờ khi nghe được bí mật những câu chuyện thúc đẩy ngành kinh doanh âm nhạc, kể chuyện là điều quan trọng và phần lớn người nghe nhạc sẽ hướng về một người nào đó mà họ có thể xác định được. Các hãng âm nhạc đã tạo ra những câu chuyện kể cho các ngôi sao của họ kể từ buổi bình minh khi bắt đầu đi hát. Với background mà các hãng thu âm đã chuẩn bị, thông thường các "industry Plant" sẽ dùng nó trong một thời gian rất rất dài.
Thành thật mà nói, trong thế giới tư bản mà chúng ta đang sống, trừ khi chúng ta loại bỏ hoàn toàn các hãng thu âm, tôi không nghĩ việc các nghệ sĩ dựa vào các chiến lược kinh doanh để thúc đẩy và đưa họ tiến xa hơn là điều tệ hại. Chính sự thúc đẩy trực tiếp từ Spotify vào năm 2013 đã mang đến cho chúng ta Queen Lorde thuộc thể loại nhạc pop mới cực kỳ tinh túy.
Lorde
Lorde
Lorde ký hợp đồng với hãng thu âm Universal Music Group khi mới 13 tuổi vào năm 2009. Sau nhiều lần làm việc với các nhạc sĩ không thành công, sau đó cô được đại diện Scott Maclachlan của A&R bắt cặp với Joel Little và họ đã tạo ra album được giới phê bình đánh giá cao của cô, Pure Herione.
Đây là một ví dụ tuyệt vời về việc trở thành một "Industry Plant" không nhất thiết có nghĩa là thiếu tính nghệ thuật hoặc thậm chí là cá tính riêng. Lorde chịu trách nhiệm sáng tác và sản xuất của riêng mình nhưng cũng để hãng phát huy tác dụng của mình bằng cách cung cấp cho cô các nguồn lực để mở rộng nghệ thuật và phạm vi tiếp cận của chính mình.
Có sự khác biệt giữa một người như Lorde và một người như ilovemakonnen, Designer hoặc bất kỳ nghệ sĩ nào khác có một bài hát dance nổi tiếng đã dành một tuần trên bảng xếp hạng và sau đó biến mất trong màn đêm. Chúng ta cảm thấy tràn đầy sinh lực bởi câu chuyện hậu trường của một nghệ sĩ bất kể mức độ ảnh hưởng mà nó đạt đến hay chỉ là một "bìa" đẹp cho cuốn sách của chính nó. Tôi không nghĩ rằng một cuộc đấu tranh cụ thể là cách duy nhất để một nghệ sĩ có thể được truyền cảm hứng để tạo ra những bản nhạc tuyệt vời. Các"Industry Plant" ở đây vì các hãng thu âm nhưng tôi vui vì mục đích là tính cá nhân được phát triển vì điều đó mang lại cho mọi người cơ hội, ít nhất là cố gắng đưa âm nhạc của họ ra ngoài đó và tiếp cận khán giả.
Tại Việt Nam chúng ta có Amee và gần đây nhất là MONO(em trai Sơn Tùng-MTP) là 2 ví dụ điển hình nhất cho "Industry Plant".