Nỗi sợ từ lâu đã của  là một bản năng tâm lý cố hữu của con người để phản ứng trước nguy hiểm hay các tác nhân kích thích.Nhờ nó mà các cụ Tổ của ta thời hãy còn cưa răng căng tai, sống trong hang đá mặc khố vỏ cây mới biết tránh xa các con vật răng nhọn da đốm, để mà truyền giống đến đời con cháu đi xe hơi ở nhà lầu dùng smartphone ngày nay. Nó là chủ đề muôn thủa bất tận cho bao tác phẩm văn học, điện ảnh kinh điển hay là mỏ vàng cho cả ngành công nghiệp phim kinh dị tỉ đô… Khi google qua những nỗi sợ phổ biến của con người thì có khi người ta ngạc nhiên vì có người sợ cả những thứ nghe tưởng chừng rất vô lý như sợ vàng, sợ tiền, sợ tắm, sợ cầu thang… Nhưng có một nỗi sợ này cũng gây kinh ngạc không kém, là nỗi sợ người, sợ cả một dân tộc: nỗi sợ Nga-Russophobia.
 Các triệu chứng điển hình của hội chứng này là lo lắng, ghê sợ khi ở gần người Nga, khi đọc hay xem một tin nào liên quan đến Nga, kì thị không lý do các thứ văn hóa Nga như tiếng nói, chữ viết, văn học, con người. Phép thử rất đơn giản, chỉ cần đưa hình ảnh lá cờ tam sắc Nga hay lá cờ búa liềm thời Liên Xô (mà nhiều người nhầm lẫn không phân biệt được với các nước Trung, Bắc Hàn, Việt) mà người xem cảm thấy đauđầu, lo lắng thì đúng rồi đấy.
Nỗi sợ Nga không chỉ bắt đầu từ thời cách mạng Nga, hay thời kỳ chiến tranh lạnh, nó có nguồn gốc cổ xưa hơn thế. Nguyên nhân của chứng này cũng không có gì xa lạ mà bắt nguồn chính từ tâm lý tự ti,nhược tiểu sinh ra kì thị của các tiểu quốc bên cạnh các nước lớn, hơn mình về mọi mặt. Cứ hỏi người Việt cảm nghĩ về Trung Quốc, người New Zealand về Úc, người Canada về Mỹ hay chính người Khmer Campuchia về người Việt là rõ. Để hiểu cặn kẽ về nỗi sợ Nga, hãy lật lại vài trang sử kể từ thời các dân tộc Âu châu lập quốc. Đất tổ của người Nga là Kiev,nay thuộc Ukraine,với công quốc Kiev Rus hùng bá miền Đông Âu một thời trước khi bị vó ngựa Mông Cổ dẫm nát. Chính từ thời kỳ này, một tôn giáo, cụ thể là Chính thống giáo phương Đông đã được truyền bá vào vào và trở thành chính giáo ở nước này. Khác với công giáo Roma, vốn cũng tách ra từ đạo Thiên chúa, thịnh hành ở các quốc gia miền Tây Âu. Hai tôn giáo chung một cội này đã tuyệt giao và luôn đấu tranh, bài xích lẫn nhau, bên nào cũng tự nhận mình mới là đích truyền của Chúa, dẫn đến sự chia rẽ giữa các quốc gia tôn thờ chúng.
Bản đồ công quốc Kiev Rus
Bản đồ công quốc Kiev Rus
Qua các thời kỳ tiếp theo, việc không ngừng mở rộng ảnh hưởng đã dẫn đến các cuộc chiến tranh phong kiến giữa tổ tiên người Nga ngày nay với tổ tiên các nước Tây Âu như Anh, Pháp, Đức. Mâu thuẫn lên đến đỉnh khi quân Nga của Sa hoàng Alexander I đánh tan tành manh giáp Đại quân viễn chinh nước Nga của bách thắng Hoàng đế Napoleon, người Nga lại tham gia vào liên quân chống Napoleon và duyệt binh tại Paris.
Napoleon tiến vào Moskwa
Napoleon tiến vào Moskwa
Chính vương quốc Anh, nước góp phần chính trong việc đả bại Napoleon trong trận Waterloo trứ danh, chỉ vài năm sau lại khởi xướng một chiến dịch ‘sợ Nga” trên toàn châu Âu. Trong cuốn sách “Vị tướng cấp tiến: Ngài George de Lacy Evans, 1787-1870”, sử gia Mỹ Edward M. Spiers viết rằng: “Thái độ thù địch của nước Anh đối với Nga đã lặp lại theo định kỳ kể từ cuối thế kỷ 18... Điều này trở nên rõ ràng trong những năm sau trận Waterloo. Nỗi sợ về các mục tiêu của Nga ở châu Âu và châu Á nổi lên từ tận năm 1817”. Lợi dụng mâu thuẫn giữa Nga và Thổ, năm 1853, Anh, Pháp lên tiếng ủng hộ Thổ và lập liên quân tuyên chiến với Nga nhằm tranh giành ảnh hưởng vùng biển Đen, gây nên chiến tranh Krym, cuộc chiến kéo dài đến năm 1856 với thất bại của đế quốc Nga. Chính từ đây thuật ngữ hội chứng sợ Nga ra đời. Hơn nửa thế kỉ sau, khi Cách mạng Nga lật đổ Sa hoàng, những siêu cường phương Tây và Hoa Kỳ, một nước từng là thuộc địa của Anh, kinh hãi một nước Nga Sô viết non trẻ đang thành hình, lại quăng tiền và gửi quân đến Nga tham chiến cùng các thế lực chống đối trong nước kéo dài đến tận 1922. Thời kỳ hòa hoãn chỉ tạm thời được vài năm trong Thế chiến 2, khi Nga, Anh, Mỹ cùng phải lập một liên minh bất đắc dĩ chống lại nước Đức Quốc xã của Hitler,đứa con mà Anh và Mỹ cũng góp phần nuôi lớn để tiêu diệt Liên Xô( xem “Làm thế nào mà Anh và Mỹ tạo ra Đệ tam Đế chế- How Britain and America Made the Third Reich,Guido Giacomo Preparata). Năm 1945, ngay khi Đức Quốc xã hấp hối những hơi thở cuối cùng, phương Tây đã vội vã trở mặt, nước Anh do thủ tước Churchill đứng đầu, thành lập chiến dịch bí mật Operation Unthinkable ( Chiến dịch Không thể tin nổi) nhằm rải bom hạt nhân lên Liên Xô và giành lại các phần lãnh thổ do Liên Xô kiểm soát lại từ tay Đức, bất chấp những thương vong của người dân trong cuộc chiến còn chưa kết thúc. Rất may cho chúng ta là điều đó không xảy ra, nếu không hậu quả thật không dám tưởng tượng.
Nguy cơ về một cuốc chiến hạt nhân hay Thế chiến III đã hiện hữu ngay khi Thế chiến II còn chưa chấm dứt
Nguy cơ về một cuốc chiến hạt nhân hay Thế chiến III đã hiện hữu ngay khi Thế chiến II còn chưa chấm dứt
Mỹ và Đồng minh lập ngay một liên minh Phòng thủ-NATO, cái mà từ lúc thành lập nó không làm đúng chức năng của mình lắm mà chỉ làm ngược lại.Nỗi sợ Nga càng được làm sâu sắc và trầm trọng thêm trong thời Chiến tranh lạnh, giới chức phương Tây với bộ máy tuyên truyền khổng lồ và hiệu quả đã “bồi dưỡng” cho nhân dân ngày đêm về nỗi sợ Cộng sản,hay sợ Nga. Phương Tây không ngừng đào tạo tuyển mộ các thành phần cựu Phát xít,phần tử chống Nga, thành lập các tổ chức tân Phát xít( Neo nazi) khắp mọi nơi. Chính phủ đã thành công gây dựng nên một hình ảnh Con Ngáo ộp, ông kẹ Nga khiến từ người lớn tới trẻ em đều khóc thét. Tất cả những thứ liên quan đến Nga đều xấu, từ phim ảnh đến báo chí,có thể thấy các nhân vật phản diện, người xấu  trong phim Âu Mỹ đều là người Nga, điều này đúng cho tới tận bây giờ.
Ngay cả sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, tưởng như mối họa tâm phúc của Mỹ và phương Tây đã chấm dứt, không việc gì phải sợ Nga nữa,khi nước Nga của Boris sau đó có xu hướng thân phương Tây, tỏ ý thần phục. Thế nhưng nỗi sợ ấy vẫn chưa chấm dứt. NATO vẫn tiếp tục cuộc Đông tiến không ngừng đến sát biên giới Nga,và hễ ở đâu có cuộc nổi dậy ly khai Nga nào thì nơi đó có cân đường, hộp sữa của Âu, Mỹ, với đỉnh cao là cuộc xung đột Nga-Ukranie nổ ra năm 2022 đến nay.
Có thể thấy, chứng sợ Nga là kết quả lâu dài của các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, chính trị lâu dài và sẽ còn kéo dài rất, và y học cũng chưa tìm ra thuốc chữa cụ thể cho hội chứng này. Với công cuộc tuyên truyền của truyền thông phương Tây, chỉ vài thập kỷ nữa, có lẽ chứng sợ Nga sẽ được lập trình vào trong gen của nhân dân phương Tây, khi mà một em bé mới đẻ chỉ nhìn thấy lá cờ Nga, hay biểu tượng búa liềm là co rúm lại. Dù muốn hay không, không thể phủ nhận nỗi sợ Nga đã và  gây nên những ảnh hưởng to lớn ở quá khứ và trong tương lai của nhân loại. Và với số người bị ảnh hưởng bởi nỗi sợ này, nó xứng đáng được ghi vào kỷ lục như một trong những nỗi sợ phổ biến nhất của con người.